Cách để Chấp Nhận Chỉ Trích Khi Lỗi Thuộc Về Bạn - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Boswell, PhD. Catherine Boswell là nhà tâm lý học và người đồng sáng lập của Psynergy Psychological Associates, một cơ sở trị liệu tư nhân tại Houston, Texas. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, tiến sĩ Boswell chuyên điều trị cho các cá nhân, nhóm bệnh nhân, cặp vợ chồng và gia đình bị sang chấn tâm lý, gặp vấn đề trong quan hệ tình cảm và trải qua những đau thương mất mát trong cuộc sống. Cô có bằng tiến sĩ về tâm lý học tư vấn của Đại học Houston. Tiến sĩ Bowell giảng dạy cho các sinh viên trình độ thạc sĩ tại Đại học Houston. Cô cũng là tác giả, diễn giả và huấn luyện viên. Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 10.671 lần.
Trong bài viết này: Nhận thức được những lỗi lầm của mình Nói chuyện với người liên quan Vượt qua tình thế Bài viết có liên quan Tham khảoKhi bạn nhận ra rằng chính bạn là nguồn cơn của một vấn đề nào đó, hãy chứng tỏ sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm bằng cách nhận lỗi, chấp nhận hậu quả và tham gia tìm giải pháp cho vấn đề đó. Xác định xem mình đã sai ở đâu và chuẩn bị cho những hệ lụy có thể xảy đến. Mạnh dạn nói chuyện với những người có liên quan, giải thích lí do và xin lỗi họ. Sau đó bạn cần vượt qua tình huống và biết rằng lần sau bạn sẽ làm tốt hơn.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Nhận thức được những lỗi lầm của mình
Tải về bản PDF-
- Thừa nhận sai lầm không có nghĩa là bạn yếu kém hay ngu dốt. Trên thực tế, việc đứng ra chịu trách nhiệm cho những sai sót cần rất nhiều sự dũng cảm và tinh thần tự giác. Đó cũng chính là những biểu hiện của sự chín chắn, trưởng thành.
- Ví dụ, nếu bạn bảo rằng sẽ đi lấy đồ giặt khô nhưng lại không thực hiện điều đó, đừng bao biện. Hãy thừa nhận rằng bạn đã hứa làm việc gì đó nhưng lại không thực hiện.
1 Nhận ra rằng mình đã sai. Để có thể nhận lỗi, bạn cần nhận thức được sai lầm của mình. Nhớ lại những lời nói, hành động và suy xét xem mình đã sai ở đâu. Làm rõ tình huống và giải thích lí do vì sao bạn đã hành động như vậy.[1] -
- Nếu bạn nhận trách nhiệm về phần mình, người khác có thể không nhận trách nhiệm của họ. Ngay cả trong trường hợp họ không nhận trách nhiệm, bạn nên biết rằng bạn đã cư xử đúng đắn khi thừa nhận thiếu sót của bản thân. Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động của chính bản thân mình chứ không thể kiểm soát được hành động của người khác.
- Ví dụ, nếu một dự án không thể hoàn thành và bạn là một phần của vấn đề, hãy chịu trách nhiệm về phần việc của mình. Đừng chỉ trích người khác ngay cả khi họ cũng là một phần nguyên nhân gây ra sự việc.
2 Đừng cố gắng đẩy trách nhiệm cho người khác. Hãy tập trung vào bản thân mình. Có thể lỗi lầm là của chung nhiều người, có thể có những người khác cũng nói sai hoặc làm sai như bạn, nhưng hãy chỉ tập trung vào phần trách nhiệm của mình. Việc bạn nhận lỗi của mình không có nghĩa là bạn có quyền được thoải mái chê trách người khác. -
- Ví dụ, nếu bạn khiến ai đó buồn, hãy nói chuyện với họ càng sớm càng tốt và cho họ biết cảm giác của bạn. Nói rằng “Tôi đã cố gắng nhưng không thể đến sự kiện của bạn, đó là lỗi của tôi”.
3 Lên tiếng càng sớm càng tốt. Việc chờ đợi xem diễn biến của sự việc sẽ đến đâu là một ý tưởng tồi. Ngay khi tình huống bắt đầu trở nên khó xử, hãy chịu trách nhiệm nếu bạn là nguyên nhân gây ra việc đó. Vấn đề được nhận diện càng sớm thì càng có nhiều thời gian để giải quyết và giảm thiểu hậu quả.[2]
Nói chuyện với người liên quan
Tải về bản PDF-
- Ví dụ, hãy nói “Tôi đã sai khi hét lên với bạn ngày hôm qua. Đúng ra tôi không nên la hét như vậy ngay cả khi đang bực bội”.
1 Nhận lỗi với họ. Việc nhận lỗi khi bạn sai cho thấy rằng bạn sẵn sàng chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân, và rằng bạn có thể mắc sai lầm. Việc nhận rằng mình đã sai có thể không dễ dàng, nhưng điều đó sẽ chứng minh cho người khác thấy bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những gì mình làm.[3] -
- Ví dụ, hãy nói: “Tôi xin lỗi vì đã làm dự án rối tung lên. Đó là lỗi của tôi, và tôi sẽ chịu trách nhiệm cho những hậu quả của việc này”.
2 Xin lỗi. Nếu tình huống xảy ra cần một lời xin lỗi, hãy xin lỗi thật chân thành. Nhận sai và giải thích rõ ràng rằng bạn rất tiếc vì đã để xảy ra tình cảnh đó. Nói lời xin lỗi thật nhã nhặn và bày tỏ rằng mình sẵn sàng nhận lỗi.[4] -
- Ví dụ, hãy nói rằng “Tôi biết là bạn đang thất vọng. Ở trong hoàn cảnh này thì tôi cũng thế thôi”.
3 Hiểu cảm giác của người đó. Nếu người kia bực bội, bạn hãy cảm thông với họ. Hiểu rằng họ cảm thấy thế nào và đang trải qua những gì. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nhắc lại những lời nói và cảm giác của họ để chứng tỏ rằng bạn hiểu cảm xúc của họ.[5]
Vượt qua tình thế
Tải về bản PDF-
- Ví dụ, nếu bạn bị khiển trách về điều gì đó ở chỗ làm, hãy đề nghị được ở lại làm thêm và sửa chữa lỗi bạn mắc phải.
- Nếu bạn gây xích mích với người trong gia đình hoặc bạn bè, hãy nói với họ rằng lần sau mọi việc sẽ khác và thực sự sẽ làm thế.
1 Đưa ra giải pháp. Đưa ra giải pháp cũng là một phần của việc chấp nhận chỉ trích và chịu trách nhiệm. Bạn hãy đề xuất một vài cách để sửa chữa những lỗi sai mà bạn đã mắc phải. Giải pháp có thể là nhận làm thêm hoặc hứa sẽ thực hiện công việc đó tốt hơn vào lần sau. Dù giải pháp là gì thì hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng thay đổi để mọi thứ có thể tốt hơn. Sự sửa đổi có thể giúp lấy lại sự công bằng và đưa mọi người trở về cùng một điểm xuất phát.[6] -
- Ví dụ, việc thừa nhận sai lầm của mình có thể đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với những hệ lụy ở trường hoặc nơi làm việc. Hoặc, bạn có thể sẽ phải thú nhận với gia đình hoặc bạn đời điều gì đó mà bạn biết rằng sẽ khiến họ thất vọng. Có thể bạn sẽ bị phản ứng lại một cách dữ dội, tuy nhiên bạn vẫn phải thực hiện việc làm đúng đắn đó.
2 Chấp nhận hậu quả. Việc chịu trách nhiệm cho hành vi của mình có thể khá khó khăn, nhất là khi bạn biết rằng hành vi đó sẽ gây ra hậu quả. Hãy chấp nhận hậu quả một cách dũng cảm nhất có thể, và khi vấn đề đã được giải quyết thì sự việc thực sự đã qua. Bạn sẽ nhận được bài học cho chính mình và vẫn duy trì được danh dự trong toàn bộ quá trình. Cố gắng tự cải thiện mình qua từng trải nghiệm và hạn chế lặp lại sai lầm của chính mình. -
- Ví dụ, vì quá vội nên bạn đã quên mất thứ gì đó, lần sau hãy cố gắng chậm rãi, bình tĩnh hoặc dành nhiều thời gian cho những gì bạn cần làm.
3 Tự xét lại hành vi của mình. Nhận ra sai sót của bản thân và suy xét xem điều gì đã khiến bạn hành xử như vậy. Có thể do bạn đã trải qua một ngày làm việc căng thẳng và cãi cọ với ai đó. Khi bực dọc, ta có thể dễ dàng trút cơn giận dữ lên một người hoàn toàn không liên quan gì đến tâm trạng của chúng ta. Cũng có thể bạn đã vội vã đưa ra một kết luận sai lầm nào đó. Dù nguồn cơn của sự việc là gì đi chăng nữa, bạn cũng cần xem xét lại điều đó và nỗ lực thay đổi. -
- Ví dụ, bạn hãy gặp gỡ một người nào đó hàng tuần và trò chuyện với họ về những điều bạn đang làm đúng cũng như những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt. Hãy thẳng thắn trao đổi với nhau khi nào bạn cảm thấy người kia cần phải chịu trách nhiệm cho những sai lầm của họ.
4 Xây dựng tinh thần trách nhiệm. Bạn nên tìm cho mình một người nào đó có thể giúp bạn duy trì trách nhiệm trong lời nói và hành động của mình. Chẳng hạn như một người bạn sẵn sàng trò chuyện với bạn, hoặc bạn gặp gỡ với một người nào đó và trao đổi với họ về tinh thần trách nhiệm. Bạn sẽ giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả hơn khi nói chuyện với người khác về tinh thần trách nhiệm.[7] -
- Một khi bạn đã thực hiện tất cả những điều đúng đắn có thể, đừng sống trong dằn vặt và hổ thẹn. Những gì đã qua hãy để cho nó qua đi.
- Nếu cảm giác dằn vặt về sự việc đã qua tạo cho bạn quá nhiều áp lực, hoặc bạn cảm thấy mình không thể vượt qua được việc đó, hãy xem xét đến việc gặp chuyên gia tư vấn, họ có thể giúp bạn thực hiện điều dường như không tưởng ấy.
5 Vượt qua tình huống. Không ai là hoàn hảo cả, và ai cũng từng mắc sai lầm. Đừng mãi day dứt về một lỗi lầm hay liên tục bù đắp cho người mà bạn đã làm tổn thương. Một khi bạn đã nhận ra sai lầm của mình, hãy chuộc lỗi và cố gắng hết sức có thể để vượt qua sự việc đó. Ngay cả khi bạn đã mắc một sai lầm khủng khiếp, đừng dằn vặt bản thân cả đời. Hãy chấp nhận những gì đã xảy ra, học hỏi từ đó và vượt qua nó.[8]
Lời khuyên
- Bạn không cần phải làm quá lên. Những lỗi nhỏ có thể được xử lý một cách đơn giản khi bạn nói “Ồ, xin lỗi, đó là lỗi của tôi”.
- Không nên cho rằng sếp, cha mẹ, bạn đời hay giáo viên sẽ nghĩ bạn thực sự tồi tệ khi bạn làm gì đó sai. Việc nhận lỗi sớm sẽ khiến họ tôn trọng bạn hơn. Điều đó không hề làm mất hình ảnh của bạn đối với họ.
- Nếu bạn quá rụt rè và khó có thể đưa ra lời xin lỗi trực tiếp, hãy gửi tin nhắn hoặc thư. Nếu gửi thư, bạn có thể kèm theo đó một món quà nhỏ, thậm chí một hình dán nhỏ cũng có thể giúp họ chấp nhận lời xin lỗi của bạn.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểPhát triển siêu năng ngoại cảm Cách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạt Cách đểTrưởng thành Cách đểNgừng thói quen thủ dâm Cách đểNói ít đi Cách đểĐộng viên bản thân học tập nghiêm túc Cách đểXác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thân Cách đểTrở nên Hài hước Cách đểHết nhút nhát và trở nên tự tin Cách đểTrở nên Trầm tĩnh Cách đểNhớ lại thứ mà bạn đã quên Cách đểLột xác bản thân Cách đểTự Vệ Cách đểLấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu ích Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.forbes.com/sites/amyanderson/2013/05/01/admitting-you-were-wrong-doesnt-make-you-weak-it-makes-you-awesome/# 84163be376b3
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/conversational-intelligence/201505/why-we-don-t-speak
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201012/how-admit-youre-wrong
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/worry-wise/201207/how-apologize
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/pieces-mind/201204/understanding-validation-way-communicate-acceptance
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/positive-psychology-in-the-classroom/201304/the-positive-psychology-making-amends
- ↑ https://www.mindtools.com/pages/article/taking-responsibility.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-mindful-self-express/201703/8-empowering-ways-stop-feeling-guilty
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Catherine Boswell, PhD Nhà tâm lý học Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Boswell, PhD. Catherine Boswell là nhà tâm lý học và người đồng sáng lập của Psynergy Psychological Associates, một cơ sở trị liệu tư nhân tại Houston, Texas. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, tiến sĩ Boswell chuyên điều trị cho các cá nhân, nhóm bệnh nhân, cặp vợ chồng và gia đình bị sang chấn tâm lý, gặp vấn đề trong quan hệ tình cảm và trải qua những đau thương mất mát trong cuộc sống. Cô có bằng tiến sĩ về tâm lý học tư vấn của Đại học Houston. Tiến sĩ Bowell giảng dạy cho các sinh viên trình độ thạc sĩ tại Đại học Houston. Cô cũng là tác giả, diễn giả và huấn luyện viên. Bài viết này đã được xem 10.671 lần. Chuyên mục: Phát triển cá nhân Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Thái Tiếng Trung Tiếng Indonesia Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểPhát triển siêu năng ngoại cảmCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểTrưởng thànhCách đểNgừng thói quen thủ dâmTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Phát triển cá nhân
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--383Từ khóa » Cách Dũng Cảm Nhận Lỗi
-
Học Cách Nhận Lỗi Không Phải điều Xấu - Sapuwa
-
Kĩ Năng Sống: ''Trung Thực Là Dũng Cảm Nhận Lỗi'' - Lê Quý Đôn Hà Nội
-
Bạn đã Bao Giờ Dám Dũng Cảm Nhận Lỗi Và Sửa Lỗi Chưa? Bạn Mắc ...
-
A. Hoạt động Cơ Bản - Bài 6A: Dũng Cảm Nhận Lỗi - VNEN Tiếng Việt
-
Dạy Trẻ Biết Dũng Cảm Nhận Lỗi Khi Mắc Lỗi :: HOA LINH THOAI ::
-
Dạy Con Biết Dũng Cảm Nhận Lỗi Và Sửa Lỗi - Báo Giáo Dục Thời đại
-
Giải Tiếng Việt VNEN Lớp 4 Tập 1 Bài 6A: Dũng Cảm Nhận Lỗi
-
A. Bạn đã Bao Giờ Dám Dũng Cảm Nhận Lỗi Và Sửa Lỗi Chưa?
-
POKI| Dũng Cảm Nhận Lỗi| Kỹ Năng Sống Tiểu Học - YouTube
-
A. Hoạt động Cơ Bản - Bài 6A: Dũng Cảm Nhận Lỗi
-
Dũng Cảm đối Diện Với Sai Lầm - NTO
-
1. Theo Em, Dám Nhận Lỗi Khi Mình Làm điều Gì Sai, Người đó Phải Là ...
-
Vân Trang Bật Mí Cách Dạy Con Dũng Cảm Nhận Lỗi Và Sửa Lỗi