Giải Tiếng Việt VNEN Lớp 4 Tập 1 Bài 6A: Dũng Cảm Nhận Lỗi

Nội dung bài viết

  1. Hoạt động cơ bản Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi
  2. Hoạt động thực hành Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi

Nội dung hướng dẫn giải Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.

Hoạt động cơ bản Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi

Câu 1.

Cùng trao đổi xem những người trong tranh đang làm gì?

Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 VNEN bài 6A 1

Đáp án và và hướng dẫn giải

Quan sát tranh em thấy:

Đó là bạn An- đrây - ca đang ngồi buồn bã nghĩ về việc mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông bạn ấy đã qua đời. Bạn ấy cảm thấy ân hận, dằn vặt vô cùng.

Câu 2.

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

1. An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm !..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay.

2. Dọc đường, An-đrây-ca gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. An-đrây-ca chơi một lúc mới nhớ lời mẹ dặn. Em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

3. Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. "Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết." – An-đrây-ca òa khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

4. Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: "Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa !".

(Theo Xu-Khôm-Lin-Xki – Trần Mạnh Hưởng dịch)

Câu 3.

Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- An-đrây-ca: tên của bạn nhỏ ở nước Nga, là nhân vật chính trong câu chuyện.

- Dằn vặt: làm cho đau đớn, buồn khổ một cách dai dẳng. Nghĩa trong bài: tự trách mình.

- Ngồi nức nở: ngồi khóc

Câu 4.

Cùng luyện đọc.

Câu 5.

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?

(2) Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?

(3) Vì sao An-đrăy-ca tự dần vặt mình?

a. Em bị mẹ trách mắng vì không mua thuốc về nhanh.

b. Em đã không nghĩ ra việc đề nghị bác sĩ luôn bên ông.

c. Em nghĩ rằng ông mất do mình mải chơi nên mua thuốc về chậm.

(4) Dòng nào dưới đây nêu đúng đức tính đáng quý của An-đrây-ca?

a. Biết vâng lời mẹ, yêu thương ông và thích đá bóng.

b. Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình.

c. Chăm chỉ giúp đỡ mẹ làm nhiều việc.

Đáp án và và hướng dẫn giải

(1) Trên đường đi mua thuốc cho ông, An- đrây-ca đã gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc và An-đrây - ca đã vào chơi một lúc rồi mới chạy đi mua thuốc.

(2) Khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà thì em thấy mẹ khóc nấc lên, ông đã qua đời.

(3) An-đrây-ca tự dần vặt mình vì: Em nghĩ rằng ông mất do mình mải chơi nên mua thuốc về chậm.

Đáp án đúng: c.

(4) Dòng nêu đúng đức tính đáng quý của An-đrây-ca vì: Biết thương ông, trung thực và biết hối hận về lỗi lầm của mình.

Đáp án đúng: b.

Câu 6.

Tìm hiểu danh từ chung, danh từ riêng:

(1) Tìm danh từ phù hợp với lời giải nghĩa.

Chọn một trong bốn thẻ từ ghép vào lời giải nghĩa cho phù hợp:

Lê Lợi vua sông Cửu Long

a. ... là dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

b. ... là dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

c. ... là người đứng đầu nhà nước phong kiến.

d. .... là vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

(2) So sánh nghĩa của các cặp từ tìm được:

- So sánh a với b.

- So sánh c với d.

Gợi ý: Trong mỗi cặp từ, từ nào gọi tên một loại sự vật. Từ nào gọi tên một sự vật cụ thể?

(3) Cách viết các cặp từ trên có gì khác nhau?

- So sánh a với b.

- So sánh c với d.

Đáp án và và hướng dẫn giải

(1) Điền vào chỗ trống như sau:

a. Sông là dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

b. Cửu Long là dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

c. Vua là người đứng đầu nhà nước phong kiến.

d. Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

(2) So sánh nghĩa của cặp từ tìm được:

- Sông là tên một loại sự vật.

- Cửu Long là tên một sự vật cụ thể.

- Vua là tên một loại sự vật

- Lê Lợi là tên một sự vật cụ thể

(3) Cách viết các cặp từ trên khác nhau ở chỗ:

- sông: viết thường

- Cửu Long: viết hoa.

- vua: viết thường

- Lê Lợi: viết hoa.

Hoạt động thực hành Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi

Câu 1.

Tìm và viết các danh từ riêng có trong đoạn văn sau vào bảng nhóm:

Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.

(Theo Hoài Thanh và Thanh Tịnh)

Đáp án và hướng dẫn giải

Các danh từ riêng trong đoạn văn trên là:

- Chung

- Lam

- Thiên Nhẫn

- Trác

- Đại Huệ

- Bác Hồ

Câu 2.

Viết họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận vào phong bì thư đế gửi cho một người thân (hoặc một người bạn) của em, chú ý viết hoa các danh từ riêng.

Đáp án và hướng dẫn giải

Học sinh tham khảo mẫu sau:

- Người gửi: Nguyễn Thị Ngọc Mai

- Địa chỉ: Xóm 7, xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

- Người nhận: Nguyễn Quang Linh

- Địa chỉ: Số 14, ngõ 80, đường Chùa Láng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Câu 3.

Nghe - viết:

Người viết truyện thật thà

Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ:

- Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.

Vợ ông bật cười:

- Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì khó gì.

Ban-dắc nói:

- Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.

Theo Nguyễn Đình Chính

Câu 4.

Thảo luận hoặc tra từ điển để viết các từ láy thích hợp vào bảng nhóm.

(Chọn bảng a hoặc bảng b theo hướng dẫn của thầy cô)

(a)

Từ láy có tiếng chứa âm S

Từ láy có tiếng chứa âm X

M. Suôn sẻ, ...

M. Xôn xao, ...

(b)

Từ láy có tiếng chứa thanh hỏi

Từ láy có tiếng chứa thanh ngã

M. Nhanh nhảu, ...

M. Nghĩ ngợi, ...

Đáp án và hướng dẫn giải

a.

Từ láy có tiếng chứa âm S

Từ láy có tiếng chứa âm X

Suôn sẻ, sạch sẽ, san sát, sàn sàn,

sang sảng, sặc sỡ, se sẽ

Xúng xính, xôn xao, xinh xinh, xa xăm,

xào xạc, xập xệ, xì xào, xơ xác, xối xả

b.

Từ láy có tiếng chứa thanh hỏi

Từ láy có tiếng chứa thanh ngã

nhanh nhảu, che chở, chưng hửng,

da dẻ, dong dỏng, hối hả , ngả nghiêng

bèn lèn, chập chừng, chễm chệ,

mũm mĩm, dò dầm, dễ dàng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi Tiếng Việt lớp 4 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa » Cách Dũng Cảm Nhận Lỗi