Cách để Chữa Tật Nói Lắp - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 82 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 29.894 lần.
Trong bài viết này: Tập luyện tại nhà Nói trước đám đông Tìm sự giúp đỡ chuyên khoa Bài viết có liên quan Tham khảoNói lắp là một vấn đề phổ biến mà người ta ước tính có đến 1% dân số toàn thế giới bị ảnh hưởng. Đây là chứng rối loạn khả năng nói, phá vỡ sự trôi chảy khi diễn đạt và lặp lại một số từ hoặc âm thanh nào đó.[1]
Không có một cách chữa nhất định nào cho tật nói lắp bởi mỗi người một khác, nhưng có các bài tập có thể giúp bạn cải thiện tật này. Thông qua các biện pháp giảm lo âu, xem xét kiểu cách phát âm, xác định các từ thường nói lắp và tập luyện trong thực tế, bạn sẽ tiến được những bước lớn trong việc khắc phục tật nói lắp.Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Tập luyện tại nhà
Tải về bản PDF-
- Thực hiện các bài tập hít thở thường xuyên để giảm căng thẳng.
- Đặc biệt nhớ hít thở sâu trước những các tình huống giao tiếp để thư giãn. Ngăn ngừa tình trạng lo âu xã hội là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế nói lắp.
1 Hít thở sâu và có kiểm soát khi chuẩn bị nói. Sự căng thẳng có thể khiến chứng nói lắp thêm tồi tệ. Trước một buổi tập luyện hoặc trước khi nói chuyện với người khác, bạn hãy thả lỏng cơ thể bằng một loạt bài tập hít thở sâu. Cách này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và ngăn chặn nói lắp.[2] -
- Nhìn vào mắt mình trong gương. Đây là điều quan trọng, vì việc giao tiếp bằng mắt với mọi người có thể giúp bạn bớt nói lắp.
- Bạn cũng có thể hình dung một người khác ở trong gương và tưởng tượng bạn đang nói chuyện với họ. Đây cũng là một cách tập luyện để bạn sẵn sàng nói chuyện với người khác.
- Ban đầu bạn có thể tập một mình, nhưng sau đó hãy huy động gia đình và bạn bè tham gia. Ý tưởng nhờ những người khác xem mình nói chuyện trước gương có vẻ kỳ quặc, nhưng người ta thường ít nói lắp hơn khi chỉ có một mình, và sự có mặt của người khác trong phòng sẽ kích thích bạn nói lắp, nhờ đó bạn có thể phân tích kiểu nói của bạn.
2 Tập nói trước gương. Việc tự quan sát bản thân nói chuyện sẽ giúp bạn phân tích cách nói của mình. Hãy chú ý thật kỹ những âm thanh hoặc từ ngữ nào khiến bạn nói lắp.[3] -
- Bạn cũng nên phân tích đoạn băng cùng bạn bè và người thân. Họ có thể phát hiện ra những điểm trong kiểu nói của bạn mà bạn không nhận thấy và giúp bạn sửa chữa vấn đề.
3 Quay lại đoạn phim bạn đang nói chuyện. Phương pháp này cho phép bạn phân tích kiểu nói của mình kỹ hơn so với việc chỉ nói trước gương. Bật camera lên và nói chuyện trước ống kính. Lần này cũng vậy, sau lần đầu chỉ nói một mình, bạn hãy gọi những người khác vào trong phòng để kích thích bạn nói lắp. Xem lại đoạn phim và phân tích kiểu nói của bạn.[4] -
- Trước khi khắc phục được chứng nói lắp, bạn có thể tránh các từ ngữ kích thích khi nói trước đám đông. Hy vọng là với sự luyện tập, dần dần bạn sẽ vượt qua được các yếu tố cản trở này và có thể sử dụng chúng trong hội thoại hàng ngày.[6]
4 Lập danh sách các yếu tố cản trở và các từ ngữ kích thích nói lắp. Những người có tật nói lắp thường gặp khó khăn mỗi khi xuất hiện những yếu tố cản trở nhất định đối với họ, trong đó bao gồm các từ, cụm từ hoặc âm thanh. Các yếu tố này kích thích chứng nói lắp. Khi xem lại đoạn băng, bạn hãy chú ý tìm ra chúng.[5] -
- Đầu tiên, hãy tập trung nói những từ hoặc cụm từ kích thích một cách chậm rãi. Hít một hơi sâu và cố gắng nói trôi chảy hết sức có thể. Nếu có vấp váp thì cũng đừng lo, chính vì thế mà bạn đang tập luyện để khắc phục.
- Khi đã quen nói được từng từ khó riêng biệt, bạn có thể bắt đầu nói nối các từ này với nhau trong câu. Tập nói các câu này chậm rãi và trôi chảy.
5 Tập nói các từ ngữ kích thích. Khi đã xác định được các yếu tố gây nói lắp, bạn hãy tập trung vào đó trong các buổi thực hành. Lặp lại các từ ngữ này để giải mẫn cảm với chúng.[7] -
- Đặc biệt tập trung vào các từ kích thích. Việc chia nhỏ các từ sẽ giúp bạn vượt qua các yếu tố cản trở.
- Đừng lo lắng nếu bạn nói lắp khi thực hành bài tập kéo dài từ. Mục đích ở đây không phải là nói một cách hoàn hảo mà là tập giữ bình tĩnh khi nói.
6 Kéo dài âm tiết đầu tiên của từng từ. Phương pháp này giúp bạn tập trung và giảm căng thẳng gây nói lắp. Nói liền mạch và bình tĩnh hết sức có thể khi thực hành bài tập này, và tập trung phát âm rõ ràng từng âm tiết.[8] -
- Ví dụ, bạn có thể tập nói các từ theo giai điệu của một bài hát mà bạn yêu thích. Cách này không những sẽ giúp bạn bớt nói lắp, mà nhờ đó các buổi thực hành cũng sẽ thú vị hơn.
7 Tập nói theo nhịp điệu. Ít khi nào người ta nói lắp khi hát, bởi vì nhịp điệu có thể đoán trước được sẽ giúp cho bộ não không bị bối rối và vấp váp với các từ ngữ khi nói.[9] -
- Đừng lo nếu bạn nói lắp trong khi đọc. Hãy cứ tiếp tục luyện tập.
- Kết hợp các hoạt động bằng cách đọc theo nhịp điệu. Chọn nhịp điệu của một bài hát hoặc gõ nhịp trong khi đọc.
- Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật kéo dài khi đọc. Tập trung nói càng chậm rãi và bình tĩnh càng tốt.
8 Đọc thành tiếng. Bài tập này sẽ giúp bạn làm quen với việc phát âm các từ. Tập trung vào việc phát âm từng âm tiết của từng từ. Bắt đầu bằng một đoạn văn mà bạn đã quen thuộc để làm quen với việc đọc lên thành tiếng, sau đó chuyển sang đoạn văn bạn chưa đọc bao giờ để tập đọc những từ không có trong dự đoán.[10] -
- Các đường dây dịch vụ khách hàng cũng hữu ích. Thay vì trả lời bằng email, bạn có thể gọi số dịch vụ khách hàng để luyện tập thêm.
9 Nói chuyện qua điện thoại. Nếu bạn muốn thực hành nhưng chưa sẵn sàng giáp mặt nói chuyện trực tiếp, vậy thì nói chuyện qua điện thoại là một bài tập rất hay. Thay vì nhắn tin, bạn hãy gọi điện cho người thân và bạn bè để nói chuyện. Sử dụng các kỹ thuật như kéo dài trong khi nói để bớt nói lắp.[11]
Nói trước đám đông
Tải về bản PDF-
- Bạn chỉ cần nói một câu đơn giản như “Xin mọi người thông cảm nếu tôi có nói chậm, vì tôi có tật nói lắp” là đủ. Bạn sẽ thấy là hầu hết mọi người đều vui vẻ chấp nhận.
1 Thừa nhận chứng nói lắp của mình khi nói chuyện với mọi người. Những người có tật nói lắp thường cảm thấy xấu hổ vì tật của mình và đôi khi muốn che giấu. Tuy nhiên, càng cố che giấu thì bạn lại càng căng thẳng, cuối cùng biểu hiện lại càng tệ hơn. Hãy vượt qua nỗi sợ này bằng cách can đảm cho mọi người biết rằng bạn có tật nói lắp. Như vậy, bạn sẽ gạt bỏ được nỗi sợ bị phát hiện và lấy lại sự tự chủ.[12] -
- Ví dụ, nếu ngày mai có một cuộc họp ở cơ quan, bạn hãy xem kỹ chương trình trước. Dự đoán những câu hỏi và nghĩ xem bạn sẽ phản hồi như thế nào. Nghiên cứu trước những câu trả lời. Bạn sẽ bớt căng thẳng khi đã chuẩn bị sẵn các câu trả lời và các chủ đề nói chuyện.
- Hiểu rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể lên kế hoạch cho các tình huống giao tiếp xã hội, và bạn có thể sẽ vấp váp khi cuộc nói chuyện chuyển sang một hướng khác. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy nói chậm lại và hình dung ra các từ ngữ trước khi nói để giữ bình tĩnh.
- Nhớ rằng, nếu gặp phải một yếu tố cản trở và bắt đầu nói lắp, bạn chỉ cần thừa nhận mình có tật nói lắp và xin phép ngừng một chút để tập trung trở lại.
2 Tưởng tượng và lên kế hoạch cho các tình huống giao tiếp. Trong thời gian nỗ lực khắc phục tật nói lắp, bạn nên lên kế hoạch trước cho các tình huống tương tác. Biện pháp này có thể giúp bạn gạt bỏ cảm giác sợ nói trước đám đông và cho phép bạn thực hành các từ ngữ trước khi nói.[13] -
- Liệt kê các từ đồng nghĩa của các từ kích thích. Có thể sẽ có những từ mang ý nghĩa tương tự như các từ khiến bạn nói lắp. Hãy dùng bộ từ điển lớn để tìm các từ đồng nghĩa với chúng để tránh nói lắp mà vẫn diễn đạt cùng một ý.
3 Tránh các yếu tố cản trở và các từ kích thích nói lắp. Trong các buổi thực hành, có lẽ bạn đã xác định được các từ ngữ và yếu tố nào khiến bạn nói lắp. Với sự luyện tập, dần dần bạn sẽ có khả năng sử dụng các từ ngữ này mà không bị vấp. Tuy nhiên, từ giờ đế lúc đó, bạn nên cố gắng tránh những từ này khi giao tiếp để hạn chế nói lắp.[14] -
- Khi sự giao tiếp bằng mắt bị ngắt quãng, bạn chỉ việc nối lại trong khi cố gắng ngừng nói lắp.
4 Duy trì giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện. Khi nói lắp, người ta thường tránh nhìn vào mắt của người đối diện. Điều này bắt nguồn từ nỗi lo âu liên quan đến tật nói lắp trước đám đông. Vì vậy, ngay cả khi bắt đầu nói lắp, bạn hãy cố gắng duy trì giao tiếp bằng mắt. Hành động này sẽ giúp bạn có vẻ tự tin hơn, và việc xây dựng sự tự tin sẽ dần dần giúp bạn bớt nói lắp.[15] -
- Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích khi bạn thuyết trình trước công chúng. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn cũng nên dự tính cả cử chỉ của bàn tay để giảm nói lắp. Ghi cụ thể rằng bạn sẽ sử dụng cử chỉ của bàn tay ở những phần nào.
5 Ra điệu bộ bằng bàn tay. Nói lắp đôi khi là kết quả của năng lượng lo sợ mà cơ thể bạn không biết phải xử lý thế nào. Điệu bộ của bàn tay là một kênh chuyển hướng nguồn năng lượng này. Như vậy, bạn có thể đánh lạc hướng bộ não để ngừng nói lắp, nhờ đó bạn sẽ nói trôi chảy hơn.[16] -
- Mở đầu cuộc trò chuyện bằng cách tự giới thiệu mình và nói “Tôi có tật nói lắp và đang tập để nói tốt hơn”. Bạn sẽ thấy nhiều người rất sẵn lòng giúp bạn.
- Hỏi đường là một bài tập nhanh và hiệu quả. Cho dù có biết đường, bạn cũng cứ hỏi để tương tác với người khác mà không phải lôi cuốn họ vào cả cuộc trò chuyện.
6 Bắt chuyện với những người lạ ngẫu nhiên. Đây là một phép thử tuyệt vời để kiểm tra hiệu quả của các bài tập. Các cuộc trò chuyện ngẫu nhiên không thể dự tính trước được, do đó bạn hãy vận dụng tất cả các bài tập và nói sao cho càng trôi chảy càng tốt.[17]
Tìm sự giúp đỡ chuyên khoa
Tải về bản PDF-
- Nếu cần hỗ trợ tìm một chuyên gia ngôn ngữ trị liệu ở Mỹ, bạn có thể tìm danh sách các nguồn của hiệp hội ngôn ngữ và thính học Hoa Kỳ (ASHA). Để có thêm thông tin, hãy vào trang https://www.asha.org/public/Help-Finding-a-Professional/.
- Bạn cũng có thể gọi cho đường dây nóng của ASHA theo số 800-638-8255.
1 Tham khảo ý kiến chuyên gia ngôn ngữ trị liệu nếu bạn không cải thiện được tật nói lắp. Nếu đã cố gắng chữa tật nói lắp trong vài tháng mà không thấy tốt hơn, bạn nên đến gặp chuyên gia ngôn ngữ trị liệu. Chuyên gia sẽ phân tích vấn đề của bạn và đề xuất cách điều trị.[18] -
- Nhớ rằng trị liệu ngôn ngữ là cả một quá trình dài. Có thể bạn cần làm việc với chuyên gia trị liệu trong nhiều tháng. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng trong suốt quá trình.
2 Tuân theo hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Quá trình trị liệu ngôn ngữ đòi hỏi phải làm việc nhiều bên ngoài phòng khám. Chuyên gia thường sẽ đưa ra một loạt các bài tập để bạn thực hành tại nhà. Hãy làm theo tất cả những gì chuyên gia khuyến nghị.[19] -
- Nếu bạn ở Mỹ, Hiệp hội quốc gia về tật nói lắp có các nhóm hỗ trợ ở địa phương. Để tìm một nhóm ở gân nơi bạn ở, hãy vào https://westutter.org/chapters/.
- Ở Anh, Hiệp hội những người nói lắp cũng thành lập các nhóm hỗ trợ. Để biết thông tin, bạn có thể vào https://stamma.org/connect/local-groups.
- Nếu ở quốc gia khác, bạn có thể lên mạng tìm các nhóm hỗ trợ ở địa phương và đừng ngần ngại tìm dến họ nhờ giúp đỡ.
3 Gặp gỡ nhóm hỗ trợ của những người nói lắp. Có thể bạn cảm thấy mình đơn độc khi mắc tật nói lắp. Thực ra không phải thế. Ước tính có 3 triệu người Mỹ và 70 triệu người trên toàn thế giới mắc tật này. Có một cộng đồng những người nói lắp hoạt động tích cực để giúp đỡ lẫn nhau, và việc tham gia vào cộng đồng này có thể đem đến cho bạn sự tự tin để khắc phục tật nói lắp.[20]
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểMất giọng nhanh chóng Cách đểGiới thiệu người thuyết trình tiếp theo Cách đểHoàn thiện giọng nói Cách đểViết một Bài phát biểu Cách đểPhát biểu hay và tự tin Cách đểVượt qua nỗi sợ nói trước đám đông Cách đểChuẩn bị một bài Phát biểu Cách đểViết bài Phát biểu Đám cưới Cách đểChuẩn bị và trình bày một bài phát biểu Cách đểTự tin nói trước đám đông Cách đểĐặt câu hỏi một cách thông minh Cách đểViết Bài phát biểu của Phù rể Quảng cáoTham khảo
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/faq
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/321995.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/321995.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/321995.php
- ↑ https://www.asha.org/public/speech/disorders/stuttering/
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/321995.php
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/sites/default/files/Migrate/book0012_11th_ed.pdf
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/sites/default/files/Migrate/book0012_11th_ed.pdf
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/content/singing-and-stuttering-what-we-know-0
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/sites/default/files/Migrate/book0012_11th_ed.pdf
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/managing-your-stuttering-versus-your-stuttering-managing-you
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/managing-your-stuttering-versus-your-stuttering-managing-you
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/321995.php
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/321995.php
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/sites/default/files/Migrate/book0012_11th_ed.pdf
- ↑ https://www.medicalnewstoday.com/articles/321995.php
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/managing-your-stuttering-versus-your-stuttering-managing-you
- ↑ https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/treatments-approaches/therapies/what-you-need-to-know-about-speech-therapy
- ↑ https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/treatments-approaches/therapies/what-you-need-to-know-about-speech-therapy
- ↑ https://www.stutteringhelp.org/faq
Về bài wikiHow này
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 82 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 29.894 lần. Chuyên mục: Diễn thuyết Ngôn ngữ khác Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Séc Tiếng Hindi Tiếng Ả Rập Tiếng Nhật- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểMất giọng nhanh chóngCách đểGiới thiệu người thuyết trình tiếp theoCách đểHoàn thiện giọng nóiCách đểViết một Bài phát biểuCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệt17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạnXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramCác bài viết hướng dẫn phổ biến
Cách đểLấy Mật khẩu Facebook của Người khácCách đểThổi bong bóng bằng kẹo cao suCách đểCăn giữa văn bản trên Microsoft WordCách đểGấp hộp giấyCách đểChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCCách đểChép tài liệu từ máy tính sang USBCác bài viết hướng dẫn nổi bật
15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Chọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản InstagramKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò5 cách để tìm một người trên TinderCác bài viết hướng dẫn nổi bật
5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi11 cách dễ dàng để khen vẻ ngoài của một chàng trai70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào- Chuyên mục
- Giáo dục và Truyền thông
- Diễn thuyết
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--636Từ khóa » Nói Nhanh Nói Lắp
-
Làm Thế Nào để Hết Nói Lắp - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Nói Lắp Có Khó Chữa? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nói Lắp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Muốn Chữa Tật Nói Lắp, Không Thể Bỏ Qua Những Cách Này
-
Nguyên Nhân Nói Lắp ở Người Lớn Và Cách Khắc Phục Nói Lắp Tốt Nhất
-
Cách Chữa Nói Lắp Triệt để Có Thể áp Dụng Ngay
-
Bệnh Nói Lắp Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Bí Quyết Chữa Nói Ngọng Nói Lắp Chỉ Trong Một Nốt Nhạc - YouTube
-
Nói Lắp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Nói Lắp - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Trẻ Nói Lắp: Biểu Hiện Và Cách điều Trị Như Thế Nào? - YouMed
-
Cách Chữa Trị Trẻ 8 Tuổi Nói Lắp Ba Mẹ Cần Biết - Monkey
-
Khắc Phục Tật Nói Lắp ở Người Trưởng Thành
-
Nói Lắp ở Trẻ Em