Nói Lắp – Wikipedia Tiếng Việt

Các chú thích trong bài hoặc đoạn này phải hoàn chỉnh hơn để có thể được kiểm chứng. Bạn có thể giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các thông tin còn thiếu trong chú thích như tên bài, đơn vị xuất bản, tác giả, ngày tháng và số trang (nếu có). Nội dung nào ghi nguồn không hợp lệ có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Nói lắp
Chuyên khoaBệnh lý ngôn ngữ nói
ICD-10F98.5
ICD-9-CM307.0
OMIM184450
MeSHD013342

Nói lắp hay cà lăm là một chứng tật về khả năng nói khá phổ thông. Người mắc tật này mặc dù biết rõ mình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp. Hiện tượng nói lắp thường hay gặp phải đối với những người nói nhanh hay bị vấp và có thể sửa được khi còn nhỏ.

Nói lắp có nhiều dạng - có thể xảy ra cùng lúc trong một câu:

  1. Ngập ngừng im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói
  2. Câu nói bị đứt quãng nhiều lần ("Tôi... tên... là Nguyễn Văn.... X")
  3. Lặp lại một chữ nhiều lần ("Tôi tên-tên-tên-tên là Nguyễn Văn-Văn X"
  4. Kéo dài một âm lâu như để chờ chuẩn bị âm kế tiếp ("Tôi tê-ê-ê-ê-ê-ê-ên là Nguyễn Văn X")
  5. Xảy ra cùng lúc ("........ Tô-ô-ô-ô-ô-ô-ôi.... tê-ê-ê-ê-ê-ê-ê-ên..... là-là-là-là-là-là.... Nguyễ-ễ-ễ-ễn.... Văn-Văn-Văn-Văn.... X-X-X...")

Ở một số người, nói lắp đi kèm theo những động tác tự động như ngoẹo cổ, liếm môi, chắt lưỡi, dậm chân hay chớp mắt liên tục.

Trẻ em khi mới bắt đầu học nói có thể nói "lúng búng" vì không kịp nghĩ ra từ ngữ thích hợp - hiện tượng này không phải là nói lắp như định nghĩa.

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tuổi bắt đầu từ 2-5[cần dẫn nguồn]
  • Xảy ra trong mọi ngôn ngữ, tầng lớp xã hội và chủng tộc nhưng có thể do di truyền.Trẻ em nói lắp thường có cha hay mẹ cũng nói lắp (ngay cả trường hợp cha mẹ chỉ nói lắp khi còn bé)[cần dẫn nguồn]
  • 5% trẻ em bị tật nói lắp nhưng chỉ 1% tiếp tục nói lắp khi lớn lên[cần dẫn nguồn].
  • Số nam bị nói lắp gấp 3 lần nữ[cần dẫn nguồn]

Một số trẻ lắp có thể sẽ tránh nói và bị đoán nhầm là mắc chứng câm. Nói lắp không có liên hệ đến phát triển tính thông minh[cần dẫn nguồn]. Tuy vậy nhiều trẻ nói lắp bị la rầy, chê cười hay bêu riếu sẽ có những triệu chứng tâm thần như mắc cỡ, né sợ, lơ đãng, hoặc trở nên khó chịu, thô bạo, giận dữ, v.v.... Người nói lắp thường không bị lắp khi nói thầm hay khi hát.

Những yếu tố quan hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ em bị tật nói lắp sẽ nói lắp hơn khi bị lo sợ, căng thẳng như khi phải phát biểu trước cả lớp hay chỗ lạ, khi giận tức, khi bị thúc hối, hay đang tranh cãi với người khác. Đôi khi trẻ muốn nói điều gì với cô giáo nhưng không tranh nói kịp bè bạn sẽ lắp bắp nhiều hơn - kết quả nhiều trẻ sẽ "bỏ cuộc", trở nên ít nói và từ đó bị thua thiệt trong lớp.[1]

Phần lớn (65%) trẻ nói lắp sẽ từ từ biết nói chậm lại và khi có đủ tự tin sẽ dần dần bớt bị lắp[cần dẫn nguồn]. Nhưng nếu 12 tháng sau khi bắt đầu nói lắp mà vẫn không bớt thì cha mẹ nên cho đi bác sĩ để trị chữa vì nếu bị lâu như vậy tật sẽ không thuyên giảm. Nếu không chữa sớm (trước 5 tuổi - tốt nhất là độ 2 tuổi rưỡi), trẻ sẽ tìm cách tự giải quyết bằng những phương cách không đúng (như dùng chữ tương tự, đồng nghĩa, nói quá chậm, dùng sai chữ, dùng chữ tổng quát như "cái ấy", "gì gì đó") và quen tật này luôn và sẽ rất khó sửa chữa.

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy đã có nhiều nghiên cứu về chứng tật nói lắp, chưa có nghiên cứu nào thực sự chứng minh hay giải thích được nguyên nhân của chứng này. Một số khái niệm về nguyên nhân của nói lắp được đưa ra như sau:

  • Trong thời kỳ phát triển: Khi trẻ em bắt đầu nói sẽ lắp bắp tìm chữ và thường tự thúc hối nói cho nhanh những gì mình đang nghĩ ra mà chữ thì không có sẵn. Hiện tượng này thường tự biến giải khi trẻ lớn đủ. Trong những trường hợp nói lắp kéo dài sau 12 tháng, có thể là do sự phát triển không bình thường của não bộ. Gần đây có nhiều nghiên cứu liên hệ tật nói lắp với người nam thuận tay trái [2].
  • Thần kinh hệ: Nói lắp có thể do một khúc mắc nào đó giữa trung tâm ngôn ngữ trong não bộ và hệ cơ của môi lưỡi và hộp phát âm. Do đó có sự trục trặc điều hành sắp xếp câu cú[cần dẫn nguồn]. Người lớn tuổi bị tai biến mạch máu não có thể bị nói lắp[cần dẫn nguồn].
  • Rất ít trường hợp là do tật nói quá nhanh, suy nghĩ chậm, logic kém hay tâm thần bấn loạn.[3]

Chữa trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy hiện nay chưa có cách trị dứt tật cà lăm, chuyên viên y tế về giọng nói (tiếng Anh: Speech Pathologist) có nhiều cách chẩn đoán và giúp trẻ em tập nói cho câu cú trôi chảy hơn.

Chú ý: Khoảng cuối thập niên 60 có giả thuyết cho rằng nói lắp là do tâm lý khúc mắc gây nên. Theo những bác sĩ này thì nếu trẻ bị làm nhục nhã xấu hổ quá độ sẽ tự động sửa chữa mà hết nói lắp [cần dẫn nguồn]. Đây là giả thuyết hoàn toàn không có căn cớ và nên tránh vì sẽ không có hiệu quả mà chỉ gây tổn thương tinh thần và tâm lý trẻ em.

Cha mẹ nên:

  1. Tạo hoàn cảnh thư giãn trong gia đình để trẻ không có cảm tưởng bị hối thúc khi muốn nói điều gì
  2. Nói chuyện với trẻ chậm rãi. Trẻ sẽ học cách nói này và dễ tìm ra từ ngữ trước khi phát âm
  3. Tránh nói giùm cho hết câu - kiên nhẫn chờ cho trẻ tìm ra chữ và khen ngợi sau đó
  4. Tránh đòi hỏi trẻ "biểu diễn nói" với người khác.
  5. Tránh làm trẻ bị xấu hổ
  6. Tránh la rầy hay chê cười
  7. Chịu khó chăm chú nghe trẻ nói
  8. Nếu trẻ bị lắp nên bàn thật lòng về vấn đề - đừng tránh né sự thật.

Những người nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều người bị nói lắp nhưng tập được khả năng chuyển cách phát câu thành một hình thức "phát biểu" hay "biểu diễn giọng" để cho câu trôi chảy. Những nhân vật nổi tiếng sau đây là những ngươì bị lắp nhưng có thể nói luông tuồng[cần dẫn nguồn] trước công chúng hay máy quay phim mà không bị vấp váp: tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ Joe Biden, thủ tướng Anh Winston Churchill, tài tử Marilyn Monroe, tài tử James Earl Jones, tài tử Bruce Willis, tài tử Jimmy Stewart, ca sĩ Carly Simon, ca sĩ Mel Tillis.[3] [4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “John Murtagh Patient Guide www.australiandoctor.com.au” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2006.
  2. ^ Anne L. Foundas, MD Associate Professor of Neurology, Department of Psychiatry and Neurology Tulane University
  3. ^ a b “Trung tâm nghiên cứu tật điếc và các loại rối loạn về liên lạc ngôn ngữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2006.
  4. ^ “Cộng đồng người nói lắp Việt Nam. Tổ chức Echo Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.
  • x
  • t
  • s
Rối loạn tâm thần và hành vi (tham khảo ICD-10 • ICD-9)
Rối loạn tâm thần thực thểbao gồm rối loạn tâm thầntriệu chứng(F00-F09)Suy giảm trí nhớ (Bệnh Alzheimer • Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch • Bệnh Pick • Bệnh Creutzfeldt-Jakob • Bệnh Huntington • Bệnh Parkinson • Sa sút trí tuệ do bệnh AIDS • Sa sút trí tuệ trán-thái dương • Wandering (dementia) • Sundowning • Wandering (dementia)) • Mê sảng • Post-concussion syndrome • Hội chứng não thực tổn
Do sử dụng cácchất tác độngtâm thần(F10-F19)Alcohol (Ngộ độc rượu cấp tính • Say rượu • Chứng nghiện rượu • Ảo giác do rượu • Hội chứng cai rượu • Sảng rượu • Hội chứng Korsakoff • Lạm dụng rượu) • Thuốc giảm đau nhóm opioids (Quá liều opioid • Rối loạn sử dụng opioid) • Thuốc an thần/Thuốc ngủ (Dùng benzodiazepine quá liều • Nghiện benzodiazepine • Cai benzodiazepine) • Cocain (Nghiện cocain) • Các chất gây nghiện (Ngộ độc/Dùng thuốc quá liều • Lạm dụng chất • Phụ thuộc thể chất • Cai)
Tâm thần phân liệt,rối loạn loại phân liệtvà các rối loạn hoang tưởng(F20-F29)Tâm thần phân liệt  • Rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD)  • Rối loạn nhân cách dạng phân liệt (STPD)  • Rối loạn hoang tưởng • Chứng điên tay đôi (Folie à deux) • Rối loạn phân liệt cảm xúc
Rối loạn khí sắc (Rối loạn cảm xúc)(F30-F39)Hưng cảm (Hưng cảm nhẹ)  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực  • Trầm cảm • Trầm cảm theo mùa • Khí sắc chu kỳ • Dysthymia
Các rối loạn bệnh tâm căncó liên quan đến stressvà rối loạn dạng cơ thể(F40-F48)
Rối loạn lo âuSợ khoảng trống • Rối loạn hoảng sợ • Cơn hoảng loạn • Rối loạn lo âu lan tỏa • Lo hãi xã hội • Ám ảnh sợ xã hội
Rối loạn dạng cơ thểRối loạn cơ thể hóa • Mặc cảm ngoại hình (Mặc cảm thiếu cơ bắp • Hội chứng dương vật nhỏ) • Bệnh tưởng • Ám ảnh sợ bệnh • Hội chứng Da Costa • Đau do căn nguyên tâm lý
KhácRối loạn ám ảnh cưỡng chế • Phản ứng stress cấp tính • Rối loạn stress sau sang chấn • Rối loạn thích ứng • Rối loạn chuyển hóa ( Hội chứng Ganser) • Suy nhược thần kinh
Hội chứng hành vi kếthợp với rối loạn sinh lývà nhân tố cơ thể(F50-F59)
Rối loạn ăn uốngChán ăn tâm thần • Ăn vô độ
Rối loạn giấc ngủRối loạn giấc ngủ (Ngủ lịm • Mất ngủ) • Rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (Rối loạn hành vi giấc ngủ REM • Hoảng sợ khi ngủ) • Ác mộng
Rối loạn chứcnăng tình dụcLiệt dương (rối loạn cương dương)  • Xuất tinh sớm • Chứng co đau âm đạo • Giao hợp đau • Chứng cuồng dâm • Lãnh cảm (Rối loạn hưng phấn tình dục ở phụ nữ)
Sau sinhTrầm cảm sau sinh • Loạn thần sau sinh
Rối loạn nhân cáchvà hành vi ởngười trưởng thành(F60-F69)Rối loạn nhân cách • Hành vi hung hãn thụ động • Chứng ăn cắp vặt • Chứng giật râu tóc • Rối loạn nhân tạo • Hội chứng Munchausen • Định hướng giới tính loạn trương lực bản thân • Lệch lạc tình dục • Thị dâm • Ái vật • Phô dâm • Ái nhi • Khổ dâm • Bạo dâm • Ái lão • Loạn dục cọ xát • Loạn dục với súc vật • Loạn dục cải trang
Chậm phát triển tâm thần(F70-F79)Chậm phát triển tâm thần
Rối loạn phát triển tâm lý(F80-F89)
Rối loạn phát triển đặc hiệuRối loạn phát âm và ngôn ngữ (Rối loạn ngôn ngữ biểu hiện • Chứng mất ngôn ngữ • Mất khả năng biểu đạt cảm xúc qua ngôn ngữ • Nghe nhưng không hiểu nhiều • Hội chứng Landau-Kleffner, Vong ngôn) • Chứng khó học (Chứng khó đọc • Chứng khó viết • Hội chứng Gerstmann) • Mất ngôn ngữ vận động (Rối loạn phát triển về phối hợp)
Rối loạn phát triển lan tỏaTự kỷ • Hội chứng Rett • Hội chứng Asperger
Rối loạn hành vivà cảm xúc ở trẻem và thiếu niên(F90-F98)Rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH) • Rối loạn cư xử (một số nơi gọi là Rối loạn hành vi) • Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội • Rối loạn lo âu khi xa cách • Câm tùy lúc • Rối loạn gắn bó ở trẻ • Rối loạn Tic • Hội chứng Tourette • Rối loạn khả năng nói (Nói lắp • Nói lúng búng)  • Rối loạn hành vi cảm xúc biệt định khác, thường khởi phát trong tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (Rối loạn thiếu sót chú ý không tăng hoạt động • Thủ dâm quá mức • Cắn móng tay • Ngoáy lỗ mũi • Mút móng tay)

Từ khóa » Nói Nhanh Nói Lắp