Cách để Ghi Chép Tốt Hơn - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Daron Cam. Daron Cam là giáo viên phụ đạo và người sáng lập của Bay Area Tutors, Inc., công ty cung cấp dịch vụ phụ đạo tại Khu Vực Vịnh San Francisco đối với các môn như toán học, khoa học và kiến thức học thuật tổng quát. Daron có hơn tám năm dạy toán trong trường học và hơn chín năm kinh nghiệm phụ đạo riêng cho từng cá nhân. Anh dạy tất cả các cấp độ toán học bao gồm giải tích, tiền đại số, đại số I, hình học, luyện thi toán cho các kỳ thi SAT/ACT. Daron có bằng cử nhân của Đại học California, Berkeley và chứng chỉ dạy toán của Đại học St. Mary. Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 57.790 lần.
Trong bài viết này: Chuẩn bị Ghi chép sao cho hiệu quả nhất trong khả năng có thể Xem lại các ghi chép Bài viết có liên quan Tham khảoCho dù bạn muốn học giỏi ở trường hay muốn vươn lên trong công việc chuyên môn, việc ghi chép hiệu quả luôn là một kỹ năng quý giá để lưu giữ, ghi nhớ, thuộc lòng và nhớ lại các thông tin. Nếu làm theo các bước đơn giản và những lời khuyên dưới đây, bạn sẽ không những học được cách ghi chép mà còn ghi chép hiệu quả hơn, điều này sẽ giúp bạn vận dụng kiến thức và lưu giữ tài liệu.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Chuẩn bị
Tải về bản PDF-
- Nếu định ghi chép bằng giấy bút, bạn cần cuốn sổ ghi chép cỡ giấy A4 với nhiều trang trống và hai cây bút cho mỗi màu mực. Nếu dùng máy tính xách tay, bạn nhớ sạc đầy pin hoặc ngồi gần chỗ có thể cắm điện.
- Nếu có đeo kính, bạn đừng quên đem theo để có thể nhìn được khi giáo viên/giảng viên viết những thông tin quan trọng lên bảng. Bạn cũng cần nhớ đem theo cả khăn microfiber để lau kính khi cần đến. Ngoài ra, bạn nên nhắm vị trí ngồi trong phòng của mình sao cho có thể nhìn và nghe rõ người thuyết trình.
1 Tập trung các vật dụng để ghi chép. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng việc sắp xếp ngăn nắp các vật dụng dùng để ghi chép và chuẩn bị sẵn sàng trước khi đến lớp, vào cuộc họp hoặc nghe thuyết trình thực sự là điều quan trọng. -
- Nếu bạn được khuyên đọc trước tài liệu để chuẩn bị cho tiết học, hãy đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu mọi chủ đề, khái niệm hoặc ý tưởng mà giáo viên/giảng viên sẽ giảng trên lớp. Một ý hay là lập trước dàn ý cho chương, phần hoặc bài sẽ học. Bạn nên viết dàn ý vào một bên để ghi chép thêm vào bên kia.[1]
- Hãy nhớ câu danh ngôn "Thất bại trong việc chuẩn bị nghĩa là chuẩn bị cho sự thất bại”.
2 Chuẩn bị. Trước khi đến lớp, lên giảng đường hoặc cuộc họp, bạn cần xem lại phần ghi chép lần trước. Điều này sẽ giúp bạn theo kịp và sẵn sàng tiếp thu thông tin mới từ chỗ dừng lại lần trước. -
- Đây là một sai lầm. Nếu không cố gắng hiểu bài trong lớp, Bạn sẽ mất đi cơ hội quý giá để tiếp thu bài.
- Do đó, bạn nên cố gắng hiểu thông tin khi nghe giảng lần đầu, vì nhờ đó khối lượng công việc bạn phải làm sau này sẽ ít hơn và bạn cũng ít bị bối rối khi xem lại bài.
3 Lắng nghe tích cực. Khi ghi chép, nhiều người mắc lỗi là máy móc viết lại mọi câu từ mà không thực sự hiểu ý nghĩa của chúng. -
- Người ta cho rằng điều này là do người sử dụng máy tính thường có xu hướng sao chép lại mọi câu từ họ nghe được mà không thực sự xử lý các thông tin.
- Trái lại, tốc độ viết tay không đủ nhanh để chép lại nguyên văn từng từ một, do đó những người ghi chép ra giấy buộc phải chú tâm vào nội dung hơn để chọn lọc các thông tin quan trọng và có liên quan nhất.[2]
- Như vậy, bạn nên cố gắng viết tay bất cứ khi nào có thể.
4 Ghi chép bằng giấy bút. Mặc dù máy tính xách tay đem lại sự tiện lợi khi ghi chép, nhưng một nghiên cứu tại trường đại học Princeton cho thấy rằng những người viết tay thực ra có khả năng lưu giữ thông tin tốt hơn. -
- Hãy nghĩ thế này – nếu bây giờ bạn không hiểu vấn đề nào đó thì sau này bạn sẽ khó hiểu gấp đôi khi xem lại.
- Bạn cũng đừng ngại đề nghị giáo viên/giảng viên lặp lại – đặc biệt khi bạn cảm thấy những điều họ nói là quan trọng.
5 Đừng ngại đặt câu hỏi. Khi gặp một điều gì đó không hiểu, bạn đừng chỉ ghi lại và tự nhủ rằng sẽ để đó tính sau – hãy hỏi giáo viên/giảng viên để được giải thích.
Ghi chép sao cho hiệu quả nhất trong khả năng có thể
Tải về bản PDF-
- Xác định thông tin có liên quan nhất. Viết lại các từ hoặc cụm từ quan trọng có liên quan nhất đến chủ đề đang học – những yếu tố như ngày tháng, tên, các nguyên lý, định nghĩa – chỉ những chi tiết quan trọng nhất mới được chọn. Loại bỏ hết những từ đệm và các chi tiết phụ - bạn có thể đọc sách giáo khoa nếu muốn xem lại những thứ đó.
- Nghĩ về những thông tin bạn muốn lưu giữ. Vì sao bạn chọn học lớp này? Vì sao bạn tham gia buổi hội thảo này? Vì sao sếp lại cử bạn đến dự hội nghị đó? Có thể bản năng đầu tiên của bạn là viết lại nguyên văn những gì bạn nhìn thấy hoặc nghe được, nhưng hãy nhớ rằng bạn đang ghi chép để học được điều gì đó – không phải là đang viết bài tường thuật.
- Ưu tiên cho mọi thông tin "mới". Đừng tốn thì giờ viết những điều bạn đã biết – việc này đối với bạn chỉ là vô ích và lãng phí thời gian. Bạn hãy tập trung ghi lại bất cứ thông tin nào mà bạn chưa từng biết đến trước đây – điều này đem lại cho bạn thông tin giá trị nhất.
1 Tập trung và những từ ngữ và khái niệm then chốt. Thay đổi quan trọng nhất mà bạn có thể làm để cải thiện kỹ năng ghi chép là chỉ tập trung ghi những từ và khái niệm then chốt. -
- Thay vì viết la liệt các thông tin, bạn nên lắng nghe kỹ những điều diễn giả đang nói và cố gắng hiểu nội dung. Khi đã làm được việc này, bạn hãy trình bày phần ghi chép của mình như một chuỗi câu hỏi từ bài học, và sau đó điền vào những câu trả lời của chính bạn.
- Ví dụ, nếu câu hỏi là "Chủ đề chính của vở kịch Romeo và Juliet của Shakespeare là gì? ", câu trả lời có thể là "Vượt ra khỏi khuôn khổ một chuyện tình bi thảm, Romeo và Juliet bàn về hậu quả của sự nuôi dưỡng hận thù ".
- Dưới câu trả lời đó, bạn có thể cung cấp thêm dẫn chứng cho kết luận của mình bằng cách đưa ra các ví dụ cụ thể trong tài liệu. Chiến thuật này cho phép bạn ghi lại mọi thông tin có liên quan với cách trình bày súc tích và dễ đọc.
2 Sử dụng phương pháp "hỏi, trả lời, dẫn chứng". Đây là một phương pháp ghi chép hiệu quả, vì nó buộc bạn phải chú tâm vào nội dung khi viết và cho phép bạn diễn đạt bằng từ ngữ của mình. Phương pháp diễn giải thông tin này đã được chứng minh là có thể giúp sinh viên hiểu và lưu giữ nội dung bài học hiệu quả hơn nhiều.[3] -
- Thử viết tắt những chữ như “ko” thay cho từ ”không”, “ng” cho từ “người”, “ntn” cho cụm từ “như thế nào”. Ghi dấu cộng thay cho chữ “và”. Bạn cũng có thể viết những cụm từ dài lặp đi lặp lại xuyên suốt tiết học hoặc bài giảng - ví dụ, thay vì viết “chủ quyền nhân dân” đến 25 lần trong tiết học lịch sử, bạn chỉ cần ghi “CQND”.
- Tất nhiên là sau đó bạn phải đọc được những chữ viết tắt của mình – nếu sợ gặp khó khăn, bạn có thể viết ra những từ khóa để giải mã cho những chữ viết tắt. Bạn cũng có thể viết lại cho đầy đủ sau khi tan học.
- Nếu giáo viên hoặc người thuyết trình nói quá nhanh so với tốc độ ghi chép của bạn ngay cả khi đã ghi tốc ký, bạn có thể cân nhắc đem theo thiết bị ghi âm vào tiết học sau – như vậy bạn sẽ có thể nghe lại và điền vào những chỗ trống trong vở ghi chép.
3 Sử dụng tốc ký. Một sinh viên trung bình có thể viết được 1/3 từ mỗi giây, trong khi một người trung bình nói được 2/3 từ mỗi giây. Do đó, việc xây dựng hệ thống tốc ký riêng có thể giúp bạn viết nhanh hơn và tránh bị tụt lại đằng sau. -
- Luôn bắt đầu với một trang mới. Bạn sẽ thấy rằng những phần ghi chép của mình dễ đọc hơn nhiều nếu bạn sang một trang mới để ghi chép cho từng buổi học hoặc một chủ đề. Ghi ngày tháng vào góc trên bên phải và chỉ viết trên một mặt giấy, nhất là khi bạn dùng bút mực đậm.
- Đảm bảo chữ viết phải dễ đọc. Việc ghi chép sẽ trở nên vô ích nếu sau đó bạn không thể đọc được! Dù có viết nhanh đến đâu, bạn cũng cần đảm bảo chữ viết phải nhỏ gọn và rõ ràng, tránh lối viết thảo dính vào nhau.
- Canh lề rộng. Dùng thước và bút kẻ một đường dọc bên trái trang giấy. Phần lề rộng sẽ giúp cho trang giấy khỏi chật chội và có chỗ để bạn viết các thông tin bổ sung khi xem lại ghi chép của mình.
- Sử dụng biểu tượng và sơ đồ. Những ký hiệu như mũi tên, các ô và dấu chấm, sơ đồ, biểu đồ và các phương tiện trực quan khác thường là những cách rất hay để liên tưởng và ghi nhớ những khái niệm quan trọng, đặc biệt nếu bạn là người học bằng thị giác.
4 Trình bày phần ghi chép sao cho cuốn hút. Bạn sẽ rất ngại xem lại và học những trang ghi chép của mình nếu nó quá nguệch ngoạc, lộn xộn và khó đọc, vì thế điều quan trọng là cách trình bày phải dễ nhìn! Sau đây là một số gợi ý để tạo những phần ghi chép thu hút hơn: -
- Điều này là do màu sắc có tác dụng kích thích vùng sáng tạo trong não, giúp cho những thông tin ghi chép trở nên thú vị hơn và do đó cũng dễ lưu lại hơn. Việc mã hóa màu sắc sẽ giúp bạn liên kết màu sắc với trí nhớ, cho phép bạn nhớ được nội dung của những phần ghi chép đó mà không phải quá cố gắng.[4]
- Thử dùng các màu mực khác nhau để viết các phần khác nhau – ví dụ, bạn có thể viết các câu hỏi bằng mực đỏ, định nghĩa bằng mực xanh dương và kết luận bằng mực xanh lá cây.
- Bạn cũng có thể dùng bút dạ quang để tô các từ khóa, ngày tháng và các định nghĩa. Tuy nhiên bạn đừng lạm dụng – bạn không nên nhầm lẫn việc tô màu cho phần ghi chép với việc học thực sự.
5 Mã hóa các phần ghi chép bằng màu sắc. Nhiều người thấy rằng việc sử dụng màu sắc trong ghi chép có thể giúp cho các thông tin dễ đọc và dễ nhớ hơn. -
- Xem trước tài liệu: Trước khi lao ngay vào đọc bài học, bạn hãy xem trước tài liệu đế biết sơ lược về nội dung. Đọc tất cả những phần giới thiệu và kết luận, các tiêu đề chính và phụ, các dòng đầu và dòng cuối mỗi đoạn. Bạn cũng nên liếc qua mọi biểu đồ, hình vẽ minh họa hoặc sơ đồ.
- Đọc nội dung bài một cách tích cực: Bây giờ bạn hãy quay trở lại từ đầu bài và đọc từ đầu đến cuối. Khi đọc xong một đoạn, bạn cần quay lại và tô đậm các từ ngữ, sự kiện, khái niệm hoặc các trích dẫn quan trọng. Tìm các gợi ý hình ảnh ngay trong sách giáo khoa – nhưng dấu hiệu như các chữ in đậm hay in nghiêng và các màu sắc cũng như các gạch đầu dòng thường được dùng để nhấn mạnh những điểm quan trọng.
- Ghi chú: Khi đã đọc xong toàn bộ nội dung bài đọc, bạn hãy quay lại và ghi chép từ những thông tin mà bạn đã tô đậm. Cố gắng không chép toàn bộ các câu trong sách – việc này chỉ lãng phí thời gian – và diễn đạt bằng lời của bạn những khi có thể.[5]
6 Ghi chép từ sách giáo khoa. Sau giờ học, có thể bạn muốn bổ sung thêm những thông tin từ sách giáo khoa. Ghi chép từ sách giáo khoa cũng là một kỹ năng khác mà bạn cần nắm vững.
Xem lại các ghi chép
Tải về bản PDF-
- Điền vào mọi chỗ trống. Tận dụng thời gian xem lại bài để điền các thông tin bổ sung mà bạn nhớ được trên lớp hoặc giảng đường.
- Viết tóm tắt. Một công cụ hữu hiệu khác để những ghi chép của bạn in sâu vào trí nhớ là tóm tắt những thông tin trong vở ghi chép ở cuối trang.
1 Xem lại các ghi chép của mình sau đó. Việc xem lại ghi chép sau giờ học hoặc vào thời gian nào đó trong ngày sẽ giúp bạn nhớ được thông tin hiệu quả hơn nhiều. Bạn không cần phải học quá nhiều – mỗi tối bạn chỉ cần dành ra 15-20 phút để xem lại là đủ. -
- Xét xem bạn có thể nhớ được bao nhiêu chi tiết quan trọng, sau đó đọc phần ghi chép lại lần nữa để bổ sung các thông tin mà có thể bạn đã bỏ quên.
- Giảng bài cho bạn bè. Giảng giải hoặc diễn đạt lại bài học cho bạn bè là một cách hay để kiểm tra xem bạn đã hiểu hoàn toàn về chủ đề đó chưa, và các ghi chép của bạn có đầy đủ hay không.
2 Tự kiểm tra. Bạn có thể tự kiểm tra khả năng hiểu bài của mình bằng cách che phần ghi chú và cố gắng diễn giải lại bài cho chính mình - nói thành tiếng hoặc nhẩm trong đầu cũng được. -
- Phương pháp học dòng này tiếp dòng kia: Nếu bạn phải học thuộc một đoạn văn, một phương pháp tốt là đọc dòng đầu tiên vài lần, sau đó cố gắng lặp lại thành tiếng mà không nhìn vào trang giấy. Đọc dòng thứ hai vài lần, sau đó lặp lại thành tiếng cả dòng thứ nhất và dòng thứ hai mà không nhìn. Tiếp tục như vậy cho đến khi bạn có thể lặp lại toàn bộ đoạn văn.
- Phương pháp học bằng câu chuyện: Phương pháp này biến thông tin cần học thành một câu chuyện đơn giản dễ nhớ. Ví dụ, nếu muốn nhớ 3 nguyên tố đầu tiên thuộc nhóm 1 trong bảng tuần hoàn hóa học (hydrogen, helium, và lithium), bạn có thể dùng câu chuyện sau "(H)uy và (H)iền đến nhà (Li)ên". Câu chuyện của bạn không cần hợp lý – thực ra càng buồn cười thì càng tốt.
- Công cụ ghi nhớ: Sử dụng các công cụ ghi nhớ là một cách hay để nhớ danh sách các từ theo thứ tự nhất định. Để tạo ra công cụ ghi nhớ, bạn chỉ cần lấy chữ cái đầu tiên của từng từ cần nhớ và tạo thành một câu mà mỗi từ bắt đầu bằng một chữ cái trong đó. Ví dụ, để nhớ một khuông nhạc EGBDF, bạn có thể dùng câu gợi nhớ " Em Gái Bé Dự Fần".[6]
- Để có thêm hướng dẫn chi tiết về các phương pháp học thuộc lòng, bạn hãy xem bài viết này.
3 Học thuộc lòng các phần ghi chép. Bạn sẽ thực sự nhận thấy lợi ích của việc ghi chép hiệu quả khi đến lúc kiểm tra và bạn phải thuộc lòng tất cả các bài học. Nếu tối nào bạn cũng dành ra 20-30 phút kiên trì ôn bài thì việc này sẽ dễ hơn nhiều. Sau đây là vài phương pháp học thuộc lòng được ưa chuộng mà bạn có thể thử thực hiện:
Lời khuyên
- Khi ghi chép, bạn hãy gạch chân những từ quan trọng có thể xuất hiện trong bài kiểm tra.
- Mặc dù máy tính có thể giúp ích trong việc ghi chép, nhưng bạn nên cố gắng viết tay. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những ghi chép được viết tay giúp bạn nhớ lại hiệu quả hơn (đó là chưa kể nó còn giúp bạn cải thiện tốc độ viết).
- Nếu đọc sách trong giờ văn, bạn nhớ đem theo một tập giấy dán ghi chú, vì có thể bạn không được phép ghi chú vào sách.
- Dùng một quyển vở riêng hoặc một trang mới cho mỗi môn, và nhớ dán nhãn.
- Nhớ đem theo nhiều bút chì và/hoặc bút mực để phòng khi bút chì gãy hoặc cùn, hay bút bi bị tắc hoặc khô mực.
- Mỗi ngày ghi chép 2-3 trang hoặc tùy theo yêu cầu – gắn những trang ghi chép đó vào tập tài liệu chính của bạn.
- Nếu có bài kiểm tra được mở vở, hãy sử dụng những ghi chép của bạn sao cho thông minh. Cố gắng không dùng đến chúng nếu không thực sự cần thiết.
- Nếu giáo viên hay người thuyết trình nhắc lại một điều gì đó hai lần thì có lẽ nó là chi tiết quan trọng và đáng để chú ý.
- Nghe chính xác những điều giáo viên nói và dùng bút dạ quang màu để làm cho ghi chép của bạn rõ ràng hơn.
- Đánh dấu các phần ghi chép của bạn bằng số hoặc các gạch đầu dòng. Ghi tiêu đề cho những phần ghi chép để bạn biết chúng đang ở đâu và sắp xếp có thứ tự để dễ tìm khi ôn lại cho bài kiểm tra sắp tới.
- Sau khi đọc lại ghi chép, bạn hãy tìm các câu hỏi trên mạng hoặc nhờ ai đó ở nhà viết ra các câu hỏi về chủ đề đó. Nếu không trả lời được các câu hỏi với những ghi chép của mình thì có lẽ lần sau bạn phải cố gắng viết tốt hơn.
- Nhớ rằng ghi chép là để làm cho sách giáo khoa dễ nhớ hơn, vì vậy bạn không cần phải đọc toàn bộ sách giáo khoa. Đừng viết lại nguyên văn tất cả, nếu không bạn sẽ không học được gì.
Cảnh báo
- Đừng để mình bị xao lãng vì những người khác trừ người đang nói.
- Viết ra một tờ giấy riêng hoặc đem theo giấy dán ghi chú để ghi chú thêm, và đánh số trên cả hai tờ giấy để biết phần nào tương ứng với phần nào (tùy ý).
- Hỏi giáo viên/giáo sư trước khi bạn dùng thiết bị ghi âm.
Những thứ bạn cần
- Ít nhất hai cây bút chì hoặc bút mực
- Tẩy (nếu bút chì của bạn không gắn tẩy)
- Kính đeo mắt hoặc vật dụng hỗ trợ khác
- Nhiều giấy
- Bút dạ quang (ít nhất 2 màu) hoặc bút mực màu
- Ít nhất một tập giấy ghi chú nhiều màu
- Bìa hồ sơ để sắp xếp các tờ ghi chú (cho gọn gàng)
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểViết nhanh hơn Cách đểViết tiểu thuyết Cách đểViết nên một câu chuyện hay Cách đểViết nhật ký Cách đểViết một lá thư thân mật Cách đểViết bài cảm nhận Cách đểViết chữ đẹp hơn Cách đểViết Bài luận Cách đểViết một bài thơ Cách đểViết thư xin lỗi Cách đểViết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải) Cách đểViết báo cáo sau khi thực tập Cách đểViết kịch bản phim Cách đểMở đầu truyện Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.academictips.org/acad/literature/notetaking.html
- ↑ http://www.psychologicalscience.org/index.php/news/releases/take-notes-by-hand-for-better-long-term-comprehension.html
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/owlprint/619/
- ↑ http://www.fastcompany.com/3009605/work-smart/how-color-coded-notes-make-you-a-more-efficient-thinker
- ↑ http://web.mit.edu/uaap/learning/study/reading.html
- ↑ http://www.mindtools.com/memory.html
- http://www.greatschools.org/students/homework-help/323-take-great-notes.gs?page=all
- http://www.chapman.edu/students/academic-resources/tutoring-center/resources-success/study-strategies/note-taking/index.aspx
- https://apps.carleton.edu/curricular/history/resources/study/notes/
- http://www.lifehack.org/articles/productivity/advice-for-students-taking-notes-that-work.html
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Daron Cam Giáo viên phụ đạo Bài viết này đã được cùng viết bởi Daron Cam. Daron Cam là giáo viên phụ đạo và người sáng lập của Bay Area Tutors, Inc., công ty cung cấp dịch vụ phụ đạo tại Khu Vực Vịnh San Francisco đối với các môn như toán học, khoa học và kiến thức học thuật tổng quát. Daron có hơn tám năm dạy toán trong trường học và hơn chín năm kinh nghiệm phụ đạo riêng cho từng cá nhân. Anh dạy tất cả các cấp độ toán học bao gồm giải tích, tiền đại số, đại số I, hình học, luyện thi toán cho các kỳ thi SAT/ACT. Daron có bằng cử nhân của Đại học California, Berkeley và chứng chỉ dạy toán của Đại học St. Mary. Bài viết này đã được xem 57.790 lần. Chuyên mục: Viết lách và Soạn thảo Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Đức Tiếng Italy Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Hà Lan Tiếng Indonesia Tiếng Séc Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Hindi Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểViết nhanh hơnCách đểViết tiểu thuyếtCách đểViết nên một câu chuyện hayCách đểViết nhật kýTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Giáo dục và Truyền thông
- Soạn thảo
- Viết lách và Soạn thảo
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--515Từ khóa » Cách Note Bài Hiệu Quả
-
Các Phương Pháp Take Note Hiệu Quả Cho Beginner - Sổ Klong
-
Kỹ Năng Take-Note - Viết Và Nhớ - IOE
-
Làm Thế Nào để Sử Dụng Các Phương Pháp Take Note Hiệu Quả Nhất
-
[Tips Học Tập] Làm Thế Nào để Take Note Hiệu Quả? - YouTube
-
10 Tips Viết Note Hiệu Quả Và Bí Kíp Ghi Chép Bài Sạch Sẽ // Tips ...
-
Cách Mình Ghi Chép Bài | How I Take Note (flip Through) - YouTube
-
3 Phương Pháp TAKE NOTE Cực Hiệu Quả Bạn Nên Biết!
-
Cùng Học 5 Phương Pháp Take Notes Hiệu Quả Mà Lại Siêu Dễ ...
-
Bí Kíp Ghi Chép Bài Hiệu Quả Của Một Học Sinh ưu Tú - JobsGO Blog
-
Chọn Cách “take Notes” (ghi Chú) Hiệu Quả - Miscellaneous Mind
-
Các Bước TAKE NOTE Hiệu Quả Trong IELTS Listening
-
Cornell Note – Ghi Chú Hiệu Quả Giúp Tối ưu Kết Quả Học Tập
-
Kỹ Năng Take Note Trong Lúc Nghe Nên Tiến Hành Như Thế Nào Cho ...
-
5 Cách Ghi Chép Tiếng Anh Nhanh Và Hiệu Quả