Chọn Cách “take Notes” (ghi Chú) Hiệu Quả - Miscellaneous Mind
Có thể bạn quan tâm
Nguồn: https://chloeburroughs.com/choose-best-note-taking-method/
Bài viết này giải thích và đánh giá 4 phương pháp ghi chú hiệu quả nhất: – Bản đồ tư duy (Mindmaps) – Phương pháp Cornell (Cornell method) – Phương pháp dàn ý (Outline method) – Phương pháp phân tích cấu trúc (The Structured Analysis method)
1. Bản đồ tư duy – Mindmaps:
Bản đồ tư duy sử dụng hình ảnh để thể hiện ý tưởng và khái niệm. Nó là bản đồ thông tin và lý thuyết xung quanh ý chính.
-
Thường sử dụng bản đồ tư duy để:
– Xây dựng ý tưởng bài luận (essay) – Chia nhỏ để phân tích chủ đề khó hiểu. – Tìm liên kết giữa các ý tưởng – Sắp xếp suy nghĩ – Động não các ý tưởng (brainstorm)
-
Cách tạo bản đồ tư duy:
1. Chọn Chủ đề trung tâm: Vẽ một hình minh họa hoặc Từ khóa ở chính giữa tờ giấy trắng. 2. Chia nhánh cho các ý chính: Chọn từ khóa cho các ý chính (main idea) và vẽ nối vào chủ đề trung tâm với đường vẽ dày, hay còn xem là rễ chính. 3. Chia nhánh nhỏ cho các ý bổ sung: Chọn từ khóa hoặc hình ảnh và vẽ nối vào các nhánh ý chính với đường vẽ mỏng hơn. 4. Kiểm tra các khoảng trống và liên kết: xem lại bạn có thể vẽ thêm ý phụ và thông tin hay không, và kiểm tra các ý tưởng có liên kết với nhau thì vẽ các đường nối lại. (Nguồn: chloeburroughs.com)
-
Tip:
– Sử dụng giấy trắng trơn nếu có thể vì giấy có dòng kẻ sẽ dễ rối. – Sử dụng màu khác nhau cho mỗi nhánh. – Sử dụng hình ảnh minh họa (nếu có thể) thay vì viết nhiều thông tin – Sử dụng đường đứt khúc để biểu thị mối quan hệ.
-
Lợi ích:
– Một bức hình bằng cả ngàn chữ. Hình ảnh sẽ dễ ghi nhớ vào trong não hơn so với đọc cả trang toàn chữ. – Có thể gom gọn toàn bộ thông tin trên 1 trang giấy. – Sáng tạo và giúp bạn có nhiều ý tưởng mới. – Dễ dàng học thuộc và gợi nhớ lại cho các bài ôn kiểm tra hoặc thi. – Có thể sử dụng các kí hiệu và chữ viết tắt.
-
Bất lợi:
– Bản đồ tư duy có thể không hiệu quả lắm khi có nhiều chữ và thông tin. – Dễ trở nên rối nùi mất kiểm soát – Tốn nhiều thời gian hơn là viết theo cách thông thường (nhưng giúp ghi nhớ nhanh và lâu dài hơn) – Khó để quen với việc ghi chú kiểu mindmap. – Mỗi bản đồ là của riêng một người đó nên bạn có thể không hiểu được bản đồ của người bạn kế bên. – Mình rất hay bị …hết chỗ để vẽ, nên khó để biết được mỗi nhánh cần bao nhiêu khoảng trống thì đủ. – Không có đủ thời gian để tạo mindmap khi nghe giảng.
-
Kết luận:
Mindmap có thể sử dụng khi cần ôn bài trước khi thi, bằng cách gom lại các ý chính, và ý nhỏ; khi viết luận bị…bí lù; và khi đọc sách (mình học ở đây thì đọc sách rất nhiều, mỗi tuần đọc 5-7 chương là chuyện thường, mình hay sử dụng mindmap để ghi chú lại nội dung từng chương và sau đó dễ dàng thảo luận với bạn bè trong nhóm). Hiện tại có Simple Mind app dành cho điện thoại hoặc laptop, khá đơn giản khi bạn có thể di chuyển các “nhánh” và liên kết dễ dàng, có chọn hình ảnh thay vì ngồi vẽ có thể tiết kiệm thời gian hơn :).
2. Phương pháp Cornell
-
Cách sử dụng phương pháp Cornell:
– Đầu tiên chia trang giấy của bạn thành 3 phần: 3-4 dòng cuối cho mục Tóm tắt (Summary), vẽ một đường thẳng chia phần còn lại thành 2 phần, bên trái khoảng 1/3 dành cho Gợi ý (Cue), và 2/3 bên phải dành cho Ghi chú (Notes). – Bắt đầu viết ở phần Ghi chú (Notes): viết bài giảng tại lớp hoặc phần ghi chú khi bạn đọc sách. Sau đây là những mục cần ghi chú: Ý chính, ý phụ Ngày tháng, con người, nơi chốn quan trọng Biểu đồ, đồ thị Công thức Ví dụ, mô phỏng Điểm mạnh, điểm yếu – Khi học xong, đọc sơ lại phần bài giảng (notes) và ghi những từ khóa Gợi ý vào cột bên trái ngang với phần ghi chú: từ quan trọng, tiêu đề, ngày tháng, tác giả. Bước này giúp bạn nhanh chóng tìm ra được vị trí của từng phần, cũng như ý chính của phần đó. – Bước cuối cùng, bạn tóm tắt cả trang Ghi chú vào phần Tóm tắt bên dưới theo ngôn ngữ của bạn, hoặc có thể trả lời 2 câu hỏi sau: Tại sao thông tin này quan trọng? Bạn rút ra được kết luận gì? (Nguồn:chloeburroughs.com)
-
Tip:
– Sử dụng các kí hiệu và nhóm ý thay vì ghi cả một câu dài. – Sử dụng viết tắt. – Nên chừa một dòng giữa các ý lớn. – Không nên copy y hệt từ sách giáo khoa, mà nên sử dụng ngôn ngữ của mình vì sẽ giúp mình nhớ lâu hơn. – Khi học: che phần Ghi chú và Tóm tắt, sử dụng phần Gợi ý để nhớ lại bài giảng; hoặc che phần Ghi chú và Gợi ý, chỉ sử dụng phần Tóm tắt để nhớ lại nội dung.
-
Lợi ích:
– Linh hoạt khi viết bài vì có thể áp dụng ở bất cứ lớp học nào, có thể thêm biểu đồ, bản đồ minh họa. – Cách viết bài giảng gọn gàng và có thể kết hợp với phương pháp Dàn ý. – Tạo ra phương pháp học hiệu quả và các bài đề cương ôn thi. – Hiểu bài giảng sâu hơn bằng bằng cách tự tóm tắt theo ngôn ngữ của mình.
-
Bất lợi:
– Khó để nhét tất cả thông tin vào một trang giấy – Nếu như bạn không dành thời gian đọc sơ qua và tóm tắt thì việc bạn bỏ công thêm là vô ích. – Cần nhiều thời gian để “nuốt” thông tin từ ghi chú nhưng kết quả thu được rất đáng. – Bạn có thể không biết viết gì ở mục Ghi chú (Notes) và Gợi ý (Cues)
-
Kết luận:
Phương pháp Cornell là phương pháp tốt để ghi chú NẾU như bạn thực sự dành thời gian để ôn lại phần ghi chú. Phương pháp này tóm tắt và viết lại cho bạn nên bạn không cần tốn thời gian viết lại các ghi chú lần nữa. Nhưng phương pháp này có thể rất mất thời gian cho học sinh. Bạn có thể tạo mục Tóm tắt vào trang cuối cùng để tóm lại toàn bộ bài giảng (có thể là một trang tóm tắt dài).
3. Phương pháp dàn ý – Outline method
-
Cách sử dụng phương pháp dàn ý:
– Ghi theo từng đề mục: Ý chính (main topic) => Ý phụ hoặc khái niệm chính (sub topic or key concept)=> Ý bổ sung cho ý phụ (supporting details) – Ghi lại các thông tin trong lúc học trong lớp hoặc khi bạn đọc sách giáo khoa – Sau khi kết thúc lớp, kiểm tra lại phần ghi chú, nếu cần thiết thì viết lại. (Nguồn: chloeburroughs.com)
-
Kết luận:
Phương pháp dàn ý là phương pháp đơn giản để thử và tránh việc viết cả đoạn văn dài. Lúc mới tập thì rất khó để tìm thấy các ý quan trọng trong sách hoặc bài giảng. Có thể sử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp Cornell hoặc phương pháp phân tích theo cấu trúc.
4. Phương pháp phân tích theo cấu trúc – The structured analysis method
-
Cách sử dụng phương pháp phân tích theo cấu trúc:
– Chia trang giấy thành hai phần: 2/3 bên trái là Ghi chú (Notes), 1/3 bên phải là Đánh giá (Remark). – Viết ghi chú bài giảng hoặc sách giáo khoa vào bên trái. – Thêm đánh giá và phân tích vào cột bên phải giúp bạn đào sâu kiến thức hơn về bài học. Bạn có thể viết về: Điểm mạnh và yếu (giới hạn) của lý thuyết đó. Suy nghĩ về những gì bài tham khảo, sách giáo khoa đã dạy bạn (reflection) Đối chiếu với các tài liệu khác – trong bài giảng hoặc ngoài lớp học (online chẳng hạn) Đối chiếu với các kiến thức hoặc trải nghiệm đã biết, xem có thể áp dụng phần nào kiến thức mới này không. So sánh với các lý thuyết khác. Giới hạn: liệu lý thuyết này chỉ áp dụng được trong hoàn cảnh cụ thể nào đó thôi?
(Nguồn: chloeburroughs.com)
-
Tip:
– Sử dụng màu khác nhau để phân biệt giữa các loại thông tin khác nhau, ví dụ trên hình: màu đỏ cho điểm yếu/ giới hạn, xanh lá cho điểm mạnh… – Viết ngang hàng hai bên Ghi chú và Đánh giá (hoặc có thể gạch chấm ngang như trên hình) – Chừa khoảng trống để viết thêm ý sau này – Chia từng ý chính/ lý thuyết với dòng gạch chấm để tránh nhầm lẫn. – Điều chỉnh độ rộng của hai phần nếu bạn thấy mình hay hết chỗ ở phần nào đó.
-
Lợi ích:
– Cách ghi chú này có lợi cho các bài học cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu/ giới hạn của các lý thuyết, suy nghĩ thêm của bạn về bài học và liên kết giữa các khái niệm với nhau. (môn Văn, các môn xã hội,..) – Giúp bạn hiểu sâu hơn về bài học và nhờ đó viết bài luận và thi điểm cao hơn. – Ghi chú linh hoạt, có thể sử dụng phương pháp Dàn ý ở cột trái. – Phương pháp này cực kì hữu hiệu trong việc viết tay hoặc đánh máy.
-
Bất lợi:
– Có thể không cần thiết cho các môn không yêu cầu tư duy hay suy nghĩ. – Ngốn nhiều thời gian hơn các phương pháp khác. – Có thể nhìn rối nếu bạn thêm vào nhiều ý sau này (nhưng nếu đánh máy thì không sao, vô tư luôn :D).
-
Kết luận:
Nếu như bạn cần phải suy nghĩ thêm về bài học, cần tư duy phản biện (critical thinking), hoặc liên kết các kiến thức với nhau thì phương pháp này rất hữu ích. Tư duy phản biện là kĩ năng rất cần thiết khi đi du học, và mình cũng được học rất nhiều bài về tư duy phản biện để biết cách viết luận (essay) được tốt hơn, bài luận chắc hơn. Với phương pháp ghi chú phân tích này, bạn có thể vừa ghi chú vừa phân tích cùng lúc, tiết kiệm được thời gian của bạn về sau. Nếu bạn học những môn khoa học hoặc kĩ thuật thì phương pháp này có thể ít hữu dụng cho bạn.
Bài viết tuần này khá là dài (bù cho tuần trước mình bỏ lỡ, hic, tội lỗi quá). Thêm một TIP nhỏ là nếu bạn muốn ghi nhớ nhanh thì “Turn Into Picture” – tức là biến nó thành hình ảnh. Một bức hình đáng giá cả ngàn chữ mà ^^. Chúc các bạn bắt đầu năm học mới thật vui ^^.
Bài viết sau mình sẽ giới thiệu về Chain Linking, cách ghi nhớ theo thứ tự 10 thứ chỉ trong vòng vài phút :D, bạn có thể áp dụng cho bảng tuần hoàn hóa học. Hẹn tuần sau nhé ^_<!
Chia sẻ:
- Bấm để gửi một liên kết tới bạn bè (Mở trong cửa sổ mới)
Có liên quan
Điều hướng bài viết
Trước “BRAIN DUMP” – Đổ “rác” cho bộ não hoạt động tốt hơnTiếp theo Ghi nhớ theo chuỗi “Chain linking”Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.
Follow Miscellaneous Mind on WordPress.com Tìm kiếm cho:Không tìm thấy hình ảnh Instagram.
Theo dõi
Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.
Địa chỉ email:
Theo dõi
Tham gia cùng 41 người đăng ký khác- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- Miscellaneous Mind Đã có 41 người theo dõi Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- Miscellaneous Mind
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Cách Note Bài Hiệu Quả
-
Các Phương Pháp Take Note Hiệu Quả Cho Beginner - Sổ Klong
-
Kỹ Năng Take-Note - Viết Và Nhớ - IOE
-
Làm Thế Nào để Sử Dụng Các Phương Pháp Take Note Hiệu Quả Nhất
-
[Tips Học Tập] Làm Thế Nào để Take Note Hiệu Quả? - YouTube
-
10 Tips Viết Note Hiệu Quả Và Bí Kíp Ghi Chép Bài Sạch Sẽ // Tips ...
-
Cách Mình Ghi Chép Bài | How I Take Note (flip Through) - YouTube
-
3 Phương Pháp TAKE NOTE Cực Hiệu Quả Bạn Nên Biết!
-
Cùng Học 5 Phương Pháp Take Notes Hiệu Quả Mà Lại Siêu Dễ ...
-
Bí Kíp Ghi Chép Bài Hiệu Quả Của Một Học Sinh ưu Tú - JobsGO Blog
-
Cách để Ghi Chép Tốt Hơn - WikiHow
-
Các Bước TAKE NOTE Hiệu Quả Trong IELTS Listening
-
Cornell Note – Ghi Chú Hiệu Quả Giúp Tối ưu Kết Quả Học Tập
-
Kỹ Năng Take Note Trong Lúc Nghe Nên Tiến Hành Như Thế Nào Cho ...
-
5 Cách Ghi Chép Tiếng Anh Nhanh Và Hiệu Quả