Cùng Học 5 Phương Pháp Take Notes Hiệu Quả Mà Lại Siêu Dễ ...

Với bài viết thứ 2 trong series Take Notes, Learn With Me sẽ giới thiệu đến bạn 5 phương pháp Take Notes hiệu quả nhất, đáng thử nhất và đơn giản nhất hiện nay. Nếu muốn trở thành “chuyên gia” trong làng Take Notes, tất nhiên bạn không thể bỏ qua những phương pháp này.

Ở bài viết trước, Learn With Me đã cùng các bạn tìm hiểu về Take Notes là gì, tại sao chúng ta cần học cách Take Notes. Ở bài viết lần này, mình sẽ gợi ý đến mọi người 5 phương pháp Take Notes phổ biến, phù hợp với từng trường hợp và từng kiểu nội dung khác nhau.

phương pháp Take Note hiệu quả
Đâu là những phương pháp Take Note hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay?

Bạn lưu ý đây chỉ là những cách Take Notes cơ bản. Tùy vào sở thích, cá tính và tư duy của bản thân, bạn vẫn có thể tự sáng tạo một cách Take Notes riêng phù hợp nhất với mình.

MỤC LỤC

  • #5 phương pháp Take Notes hiệu quả nhất hiện nay
    • #1 Phương pháp Take Notes dạng Cornell
    • #2 Phương pháp Take Notes dạng Mapping
    • #3 Phương pháp Take Notes dạng Outling
    • #4 Phương pháp Take Notes dạng Charting
    • #5 Phương pháp Take Notes dạng Sentence

#5 phương pháp Take Notes hiệu quả nhất hiện nay

Muốn Take Notes mà chưa biết bắt đầu từ đâu và phải làm thế nào? Bạn còn chờ gì nữa mà không bỏ túi ngay 5 cách Take Notes hiệu quả sau đây nhỉ?

#1 Phương pháp Take Notes dạng Cornell

Phương pháp Take Notes dưới dạng Cornell giúp sắp xếp nội dung bài giảng thành bản tóm tắt ngắn gọn và dễ hiểu. Từ đó, bạn có thể nắm rõ các khái niệm, từ khóa chính, hỗ trợ việc học và ôn thi thêm dễ dàng.

Cách thực hiện:

Trang giấy của bạn cần chia thành 3 phần. 2 phần bên trên và 1 phần bên dưới.

Trong đó, 2 phần bên trên được chia như sau: Phần ở bên trái chiếm 1/3 trang giấy. Ở phần này bạn viết từ khóa hoặc câu hỏi liên quan đến bài giảng. Phần ở bên phải chiếm 2/3 trang giấy còn lại. Đây là phần tóm tắt bài giảng hoặc những ghi chú cần thiết. Bạn nên để lại những khoảng trống ở phần này. Để về sau tiếp tục bổ sung nội dung nếu cần.

Phần ở bên dưới là phần “Tổng hợp”. Ở đây, bạn “highlight” những điểm chính của bài học.

Phương pháp Take Note dạng Cornell
Phương pháp Take Note dạng Cornell

#2 Phương pháp Take Notes dạng Mapping

Bạn gặp vấn đề với việc ghi chú bằng chữ quen thuộc hoặc phương pháp này? Bạn muốn phần Take Notes của mình trực quan và sinh động hơn? Hãy thử áp dụng phương pháp Mapping. Đây là phương pháp Take Notes đặc biệt hiệu quả, khi bạn cần tìm mối liên hệ giữa các chủ đề với nhau.

Cách thực hiện:

Hãy bắt đầu “bản đồ” của bạn với chủ đề chính.

Tiếp theo, phân nhánh chủ đề chính bằng các tiêu đề của chủ đề phụ.

Nếu cần, bạn hãy viết thêm các ý chính ở dưới mỗi chủ đề phụ để làm rõ nội dung.

Phương pháp Take Note dạng Mapping
Phương pháp Take Note dạng Mapping

#3 Phương pháp Take Notes dạng Outling

Nếu nội dung bạn đang tìm hiểu có nhiều ý chính và chi tiết cần sắp xếp, bạn nên tham khảo phương pháp ghi chú dạng Outling. Đây có thể hiểu là phương pháp viết dàn ý cho nội dung. Vì thế, nó đặc biệt hữu ích khi bạn cần Take Notes cho các chủ đề có nhiều chi tiết bên trong. Hoặc khi bạn cần ôn tập theo đề cương câu hỏi vào cuối mỗi kỳ học. Mình thấy hầu hết các bạn học sinh – sinh viên ở Việt Nam đều quen thuộc với kiểu ghi chú này.

Cách thực hiện:

Bắt đầu trang Take Notes của bạn với chủ đề chính. Bạn nên viết in hoa hoặc dùng bút highlight để làm nổi bật chủ đề này.

Ở dòng bên dưới, bạn hãy viết lùi vào một ô về phía bên phải. Tại đây, bạn hãy viết chủ đề phụ tiếp theo. Thực hiện các bước tương tự cho những chủ đề hoặc chi tiết nhỏ hơn trong nội dung của bài học.

Phương pháp Take Note dạng Outling
Phương pháp Take Note dạng Outling

#4 Phương pháp Take Notes dạng Charting

Đây là cách Take Notes hiệu quả sử dụng các cột để ghi chú thông tin. Bạn nên sử dụng kiểu Take Notes này cho những bài học bao gồm nhiều sự kiện hoặc nhiều chủ đề có mỗi liên hệ với nhau. Bởi với phương pháp ghi chú dưới dạng Charting, từng sự kiện được sắp xếp rõ ràng và riêng biệt. Từ đó, bạn dễ dàng đánh dấu phần thông tin quan trọng ở mỗi sự kiện hoặc chủ đề.

Cách thực hiện:

Bạn chia trang giấy thành 2 – 3 cột hoặc nhiều hơn, tùy vào số lượng các sự kiện mà bạn muốn đề cập.

Ở mỗi cột, bạn viết tiêu đề chính của sự kiện. Bên dưới mỗi tiêu đề, bạn ghi thông tin chi tiết của sự kiện này.

Nếu muốn viết một chủ đề hoặc một sự kiện tiếp theo ở bên dưới, bạn đừng quên cách ra một dòng và bắt đầu lại nhé.

Phương pháp Take Note dạng Charting
Phương pháp Take Note dạng Charting

#5 Phương pháp Take Notes dạng Sentence

Giống như tên gọi, phương pháp Take Notes hiệu quả dạng Sentence có nghĩa bạn sẽ viết ra mỗi chủ đề dưới dạng một câu ghi chú. Đối với các bài học có nhịp độ nhanh, có nhiều thông tin đang được đề cập, bạn nên áp dụng phương pháp này, để không tốn thời gian ghi chép và theo kịp tiến độ bài giảng.

Qua cách ghi chép dạng Sentence, bạn sẽ nhận định được đâu là thông tin quan trọng, đâu là thông tin có thể bỏ qua. Điều này tưởng không khó, cơ mà khó không tưởng đấy nhé.

Cách thực hiện:

Bạn viết ra những thông tin quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Nếu không thể viết thành từng câu, hãy viết theo từ khóa chính.

Tiếp theo, bạn sử dụng các tiêu đề để sắp xếp các câu/từ khóa này theo các chủ đề chính. Đây là công đoạn cần thiết, giúp bạn “phân loại” nội dụng, tạo điều kiện cho việc ôn bài sau này.

Phương pháp Take Note dạng Sentence
Phương pháp Take Note dạng Sentence

Trên đây là 5 phương pháp Take Notes hiệu quả, cơ bản và phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng trực tiếp, hoặc tham khảo để tạo ra cách Take Notes riêng cho mình. Hy vọng các bạn luôn học tập thật tốt với những trang Take Note nhỏ xinh và hữu ích. Đừng quên theo dõi Learn With Me để tiếp tục cập nhật các thông tin thú vị nhé!

Nguồn ảnh và tham khảo: https://www.oxfordlearning.com/

Tags: Take Note

Từ khóa » Cách Note Bài Hiệu Quả