Cách để Khắc Phục Chứng Run Rẩy - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Khắc phục chứng run rẩy PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 11.194 lần.

Trong bài viết này: Thư giãn để khắc phục chứng run rẩy Điều chỉnh lối sống Bài viết có liên quan Tham khảo

Đôi khi chứng run rẩy gây ra nhiều phiền toái cho chúng ta trong các hoạt động hàng ngày. Hiện tượng run biểu hiện rõ nhất ở tay và chân. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng run. Tình trạng cơ thể run rẩy có thể là do căng thẳng, đói, uống quá nhiều caffeine, hạ đường huyết hoặc do bệnh lý. Có những trường hợp chỉ cần thay đổi lối sống là bạn có thể khắc phục được chứng run rẩy, nhưng cũng có trường hợp bạn cần điều trị bằng thuốc men. Hãy đọc tiếp để biết cách điều trị chứng bệnh này.

Các bước

Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 2:

Thư giãn để khắc phục chứng run rẩy

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Hít thở sâu. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/07\/Stop-Shaking-Step-1-Version-4.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-1-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/07\/Stop-Shaking-Step-1-Version-4.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-1-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Hít thở sâu. Lượng adrenaline cao vượt mức trong cơ thể có thể khiến bạn run rẩy, biểu hiện rõ nhất ở tay và chân. Nếu bạn nhận thấy tình trạng này là do sợ hãi hoặc hồi hộp thì điều tốt nhất cần làm là hít một hơi sâu. Quá trình hít thở sâu kích thích hệ thần kinh đối giao cảm vốn có liên quan đến giấc ngủ và thư giãn. Bạn có thể đưa mình vào trạng thái thư giãn hơn bằng cách hít thở vài hơi thật sâu.[1]
    • Hít vào một hơi dài và sâu qua mũi, nín lại vài giây và thở ra qua miệng.
    • Hít thở nhiều lần thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Nếu có thể, bạn hãy ngồi dựa hoặc nằm xuống vài phút để hít thở sâu có hiệu quả hơn.
    • Bạn có thể thử áp dụng phương pháp thở 4-7-8 để thư giãn ở đây: https://www.drweil.com/videos-features/videos/the-4-7-8-breath-health-benefits-demonstration/.
  2. Step 2 Tập yoga hoặc thiền. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/84\/Stop-Shaking-Step-2-Version-4.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-2-Version-4.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/84\/Stop-Shaking-Step-2-Version-4.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-2-Version-4.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Tập yoga hoặc thiền. Sự căng thẳng và hồi hộp có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng run rẩy hoặc khiến chứng run nghiêm trọng hơn. Các phương pháp thư giãn như yoga và thiền có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng run rẩy nhờ tác dụng giảm stress và lo âu. Thử đăng ký một lớp yoga hoặc thiền để khắc phục tình trạng này.[2]
  3. Step 3 Mát-xa. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/29\/Stop-Shaking-Step-3-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-3-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/29\/Stop-Shaking-Step-3-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-3-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Mát-xa. Phương pháp mát-xa đã được chứng minh là có thể giảm run rẩy ở những người mắc chứng run vô căn, một bệnh lý gây run cánh tay, chân và đầu. Nghiên cứu cho thấy cường độ run giảm ngay sau khi đối tượng được mát-xa.[3] Bất kể nguyên nhân của tình trạng run rẩy là do căng thẳng và hồi hộp hay do chứng run vô căn, bạn cũng có thể giảm nhẹ bằng việc mát-xa thường xuyên. Hãy thử một suất mát-xa xem liệu bạn có hết run không.
  4. Step 4 Ngủ đủ giấc. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/bd\/Stop-Shaking-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/bd\/Stop-Shaking-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Ngủ đủ giấc. Tình trạng thiếu ngủ có thể khiến tay chân run rẩy hoặc làm cho hiện tượng này trầm trọng thêm nếu bạn mắc chứng run vô căn.[4] Bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm theo khuyến nghị. Thanh thiếu niên cần ngủ 8,5-9,5 tiếng mỗi đêm, người lớn cần ngủ 7-9 tiếng.[5] Quảng cáo
Phương pháp 2 Phương pháp 2 của 2:

Điều chỉnh lối sống

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Xem xét lượng thức ăn nạp vào. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2e\/Stop-Shaking-Step-5-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-5-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2e\/Stop-Shaking-Step-5-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-5-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Xem xét lượng thức ăn nạp vào. Mức đường huyết thấp có thể gây run chân tay, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu nghĩ rằng hiện tượng run rẩy có thể là do mức đường huyết thấp, bạn có thể ăn hoặc uống thứ gì đó có chứa đường ngay khi có thể. Tình trạng hạ đường huyết cần phải được nhanh chóng điều trị để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn như lú lẫn, choáng ngất hoặc co giật.[6]
    • Ăn một viên kẹo cứng, uống chút nước ép quả hay nhai một viên glucose để tăng lượng đường trong máu.
    • Bạn cũng nên ăn một món ăn nhẹ như bánh kẹp hoặc vài chiếc bánh quy nếu còn hơn 30 phút nữa mới đến bữa ăn.
  2. Step 2 Kiểm tra lượng caffeine bạn đã nạp vào. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/25\/Stop-Shaking-Step-6-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-6-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/25\/Stop-Shaking-Step-6-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-6-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Kiểm tra lượng caffeine bạn đã nạp vào. Việc uống quá nhiều các thức uống có chứa caffeine như cà phê, cola, nước tăng lực và trà có thể khiến cơ thể run rẩy. Mức caffeine không vượt quá 400 mg được xem là an toàn đối với người lớn, và ở thiếu niên là 100 mg. Trẻ em không nên uống caffeine. Thể trạng mỗi người một khác, do đó bạn có thể bị run ngay cả khi chỉ nạp một lượng caffeine rất nhỏ. [7]
    • Để chấm dứt tình trạng run rẩy vì caffeine, bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ hẳn caffeine nếu cơ thể nhạy cảm với chất này.
    • Một số cách giúp hạn chế lượng caffeine bao gồm:
      • buổi sáng chỉ uống cà phê đã tách caffeine hoặc pha cà phê thông thường với một nửa cà phê đã tách caffeine
      • uống nước cola không chứa caffeine
      • không uống các thức uống chứa caffeine từ sau buổi trưa
      • đổi cà phê sang trà
  3. Step 3 Xác định xem liệu nguyên nhân có phải do chất nicotin không. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d3\/Stop-Shaking-Step-7-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-7-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d3\/Stop-Shaking-Step-7-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-7-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Xác định xem liệu nguyên nhân có phải do chất nicotin không. Nicotin là một chất kích thích, vì vậy bạn có thể bị run tay do hút thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc thì có thể đây là hệ quả của thói quen này.[8] Quá trình cai thuốc lá cũng có thể gây run, vì vậy bạn có thể cảm nhận được triệu chứng này nếu mới cai thuốc lá. May mắn là các triệu chứng cai thuốc thường đạt mức cao nhất sau khoảng 2 ngày và dần dần sẽ giảm bớt.[9]
  4. Step 4 Xem xét lượng cồn thường xuyên nạp vào cơ thể. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/ff\/Stop-Shaking-Step-8-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-8-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Stop-Shaking-Step-8-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-8-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Xem xét lượng cồn thường xuyên nạp vào cơ thể. Một số người thấy rằng một ly rượu có thể giúp giảm chứng run rẩy, nhưng khi tác động của chất cồn đã hết, hiện tượng run lại xuất hiện. Việc tiêu thụ rượu bia thường xuyên thậm chí có thể khiến chứng run trầm trọng hơn. Nếu có cơ địa dễ bị run, bạn hãy hạn chế hoặc tránh các thức uống chứa cồn để chấm dứt tình trạng này.[10]
  5. Step 5 Suy nghĩ về những thay đổi trong lối sống của bạn gần đây. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/1b\/Stop-Shaking-Step-9-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-9-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1b\/Stop-Shaking-Step-9-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-9-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Suy nghĩ về những thay đổi trong lối sống của bạn gần đây. Có phải bạn vừa cai rượu hoặc ngừng sử dụng ma túy? Nếu là vậy, chứng run có thể là các triệu chứng cai nghiện. Nếu bị lệ thuộc vào rượu hoặc ma túy trong một thời gian dài, bạn nên tìm cách điều trị trong quá trình giải độc. Một số người bị co giật, sốt và có ảo giác trong quá trình giải độc. Những biến chứng này thậm chí có thể dẫn đến tử vong.[11]
    • Đi cấp cứu nếu bạn có biểu hiện run trong quá trình giải độc khi cai nghiện rượu hoặc ma túy.
  6. Step 6 Hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang uống. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/a2\/Stop-Shaking-Step-10-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-10-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/a2\/Stop-Shaking-Step-10-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-10-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang uống. Nhiều loại thuốc có các tác dụng phụ không mong muốn gây run bàn tay, cánh tay và/hoặc đầu. Tác dụng phụ này gọi là chứng run do thuốc. Từ thuốc điều trị ung thư, chống trầm cảm đến thuốc kháng sinh và ống hít hen suyễn đều có thể gây tác dụng phụ này. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có biểu hiện run và nghĩ rằng có thể tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân.[12]
    • Bác sĩ có thể quyết định cho bạn dùng các loại thuốc khác, điều chỉnh liều lượng hoặc bổ sung một loại thuốc khác để kiểm soát chứng run.
    • Không ngừng uống thuốc mà không trao đổi trước với bác sĩ.
  7. Step 7 Đề nghị bác sĩ tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây run. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/ab\/Stop-Shaking-Step-11-Version-3.jpg\/v4-460px-Stop-Shaking-Step-11-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/ab\/Stop-Shaking-Step-11-Version-3.jpg\/v4-728px-Stop-Shaking-Step-11-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 7 Đề nghị bác sĩ tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây run. Nhiều bệnh lý nghiêm trọng có thể là nguyên nhân của hiện tượng run, trong đó bao gồm các bệnh như Parkinson, đa xơ cứng, tổn thương não và cường giáp trạng. Nếu bạn có thêm các triệu chứng khác hoặc không giải thích được nguyên nhân gây run, bạn cần phải đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây run và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.[13] Quảng cáo

Lời khuyên

  • Liệu có phải là bạn đang lạnh không? Mặc thêm áo ấm hoặc choàng chăn lên người xem có hết run không.
  • Nếu bạn bị run và không có cách nào giúp hết run thì có thể là bạn đang bị bệnh.

Bài viết wikiHow có liên quan

Cách đểHút Thuốc lá Kích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểu Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử Tỉnh cần saCách đểTỉnh cần sa Khỏi đau tay khi viết nhiềuCách đểKhỏi đau tay khi viết nhiều Nôn sao cho dễ chịu nhấtCách đểNôn sao cho dễ chịu nhất Ngừng hút cần saCách đểNgừng hút cần sa Kiểm tra sức khỏe thông qua màu phânCách đểKiểm tra sức khỏe thông qua màu phân Cách đểBẻ Đốt sống Lưng Lấy tóc ra khỏi họngCách đểLấy tóc ra khỏi họng Chữa lành vết đứt trên lưỡiCách đểChữa lành vết đứt trên lưỡi Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/07/22/reduce-your-anxiety-this-minute-3-different-types-of-deep-breathing/
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/essential-tremor/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034509
  3. http://www.bodyworkmovementtherapies.com/article/S1360-8592(13)00056-9/abstract?cc=y=
  4. http://www.hopkinsmedicine.org/neurology_neurosurgery/centers_clinics/movement_disorders/conditions/essential_tremor.html
  5. http://www.webmd.com/sleep-disorders/guide/sleep-requirements
  6. http://www.webmd.com/diabetes/blood-sugar-levels?page=2
  7. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20045678
  8. http://www.cnn.com/2010/HEALTH/expert.q.a/04/07/hand.tremors.brawley/index.html?eref=rss_latest
  9. http://www.webmd.boots.com/smoking-cessation/nicotine-withdrawal-symptoms
Hiển thị thêm
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/essential-tremor/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034509
  2. http://www.webmd.com/mental-health/addiction/alcohol-withdrawal-symptoms-treatments
  3. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000765.htm
  4. http://www.healthguidance.org/entry/15988/1/Causes-of-Shaky-Hands.html

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS Cùng viết bởi: Luba Lee, FNP-BC, MS Hội đồng kiểm duyệt y tế Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 11.194 lần. Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Trung Tiếng Thái Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Hàn Tiếng Nhật
  • In
Trang này đã được đọc 11.194 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Hút Thuốc láCách đểHút Thuốc láKích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểuĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểNhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn

Các bài viết hướng dẫn phổ biến

Tìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Emoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Phù phép trong MinecraftCách đểPhù phép trong MinecraftBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Cách đểBật xem trước ảnh trong thư mục (Windows 10)Chuyển từ thập phân sang thập lục phânCách đểChuyển từ thập phân sang thập lục phânDùng thẻ màu chữ trên HTMLCách đểDùng thẻ màu chữ trên HTML

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minh15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hút15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Xem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem ai không theo dõi lại bạn trên InstagramXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack Machine15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạn175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

5 cách để tìm một người trên Tinder5 cách để tìm một người trên TinderĂn chuối để thải độc đường ruộtĂn chuối để thải độc đường ruột5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên Discord5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hòKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò

Các bài viết hướng dẫn nổi bật

Tại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồiPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạnPhản hồi khi người yêu nhắn tin nói rằng họ nhớ bạn9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn14 dấu hiệu cho thấy chàng muốn tính chuyện lâu dài với bạn wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe Tổng quan
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--421

Từ khóa » Cách Bớt Run