Cách để Khiến Mẹ Tha Thứ Sau Khi Bạn Phạm Lỗi - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Moshe Ratson, MFT, PCC. Moshe Ratson là Giám đốc Điều hành của spiral2grow Marriage & Family Therapy, một phòng khám chuyên về huấn luyện và liệu pháp trị liệu tại Thành phố New York. Ông đã nhận bằng Thạc sĩ về Trị liệu Hôn nhân và Gia đình tại Đại học Iona và đã làm việc trong ngành trị liệu được hơn 10 năm. Bài viết này đã được xem 133.091 lần.
Trong bài viết này: Xin lỗi một cách thành khẩn Thể hiện bạn đã ăn năn bằng những hành vi tốt Tôn trọng Bài viết có liên quan Tham khảoỞ vài thời điểm trong đời như khi còn là một đứa trẻ, thiếu niên hay thanh niên, có đôi lần chúng ta làm gì đó ngu ngốc khiến bố mẹ nổi trận lôi đình, và bài báo này đang nói đến vấn đề làm thế nào để mẹ tha lỗi cho bạn. Thỉnh thoảng, lời xin lỗi cũng vô tác dụng và bạn phải nỗ lực hơn mới được tha thứ. Tuy nhiên, xin lỗi một cách thành khẩn và cư xử tốt nhất có thể sẽ giúp mẹ bỏ qua lỗi lầm của bạn.
Các bước
Phương pháp 1 Phương pháp 1 của 3:Xin lỗi một cách thành khẩn
Tải về bản PDF- 1 Nhận lỗi trực tiếp. Dù chuyện gì đã xảy ra, đừng nên xin lỗi qua tin nhắn hoặc email. Nói chuyện với ai đó trong tình huống như vậy là rất khó nhưng việc trình bày và nhìn nhận lỗi của mình một cách trực tiếp sẽ giúp mẹ thấy được sự chân thành của bạn.
-
- Nếu bạn không biết làm thế nào để bắt đầu, hãy nói đại loại như "Con thật sự xin lỗi vì đã làm mẹ giận. Con biết con không nên đánh nhau. Con đã quá hiếu thắng, nhưng con thật sự không muốn làm vậy. Mẹ tha lỗi cho con nhé?"
2 Thành khẩn. Dùng tông giọng kính trọng, nói lời xin lỗi thật rành mạch. Nói lầm bầm trong miệng chứng tỏ bạn không thật sự nhìn thấy cái sai của mình. - 3 Nói sự thật. Có thể bạn muốn nói dối nhưng đừng làm vậy, nếu mẹ biết sự thật thì còn tồi tệ hơn. Bạn sẽ trở thành đứa con không ngoan, và sẽ mất khá nhiều thời gian để mẹ tha thứ cho bạn.
- 4 Đừng cố nói chuyện với mẹ khi tình huống đang gay gắt. Để mẹ dịu lại một chút. Tiếp cận mẹ sau khi bà đã có thời gian suy nghĩ về sự việc. Điều quan trọng nhất là đừng cãi bướng nếu không sự việc sẽ càng tệ hơn.
-
- Nên thấu hiểu nếu lúc ấy mẹ không muốn nghe bạn. Có thể bà chưa sẵn sàng. Chờ một lúc và hỏi lại.
5 Chọn thời điểm thích hợp. Không nên xin lỗi khi mẹ đang phải tập trung vào việc khác, chẳng hạn như nấu ăn. Đến gặp mẹ khi mẹ đang rảnh rỗi và hỏi liệu bạn có thể nói chuyện một chút được không.[1] - 6 Đừng để quá lâu. Bạn phải nhìn nhận những gì mình làm kịp lúc. Nếu bạn đợi quá lâu, mẹ bạn sẽ nghĩ rằng bạn không hề hổ thẹn vì điều mà bạn gây ra.
- 7 Lắng nghe những gì mẹ nói. Lắng nghe nghiêm túc và cố gắng hỏi để biết tại sao mẹ cho rằng bạn sai. Cách duy nhất để không tái phạm là bạn phải hiểu được tại sao mẹ lại nổi giận. Sau đó, thử đặt mình vào vị trí của mẹ. Cha mẹ là người luôn mong con mình trưởng thành, vì thế hãy nhìn nhận theo hướng của mẹ.[2]
-
- Ví dụ, không nên nói rằng "Nhưng mà anh hai đã đi chơi qua đêm tuần trước mà có bị phạt đâu! Tại sao mẹ lại nổi giận với con mà không phải anh ấy?" Đem sự cố trong quá khứ ra nói chỉ càng khơi lên nhiều cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó chỉ cần nói "Con biết mẹ rất giận, con thật sự không nên đi chơi về muộn. Con xin lỗi."
8 Đừng lôi những chuyện khác vào cuộc nói chuyện. Không nên khơi lại những điều đã xảy ra trong quá khứ. Bạn sẽ chỉ khiến mẹ bạn nhớ lại những rắc rối tệ hại mà bạn từng gây ra và càng tức giận thêm.[3] -
- Chẳng hạn, thay vì nói "Con về trễ không phải vì đi chơi, là do con phải đưa bạn con về trước." hãy nói "Con biết buổi tối ngoài đường rất nguy hiểm, con xin lỗi. Lần sau con sẽ về trước khi buổi tiệc kết thúc để về nhà đúng giờ."
9 Đừng bao biện cho những gì bạn đã làm. Những lời bào chữa sẽ khiến lời xin lỗi trở nên vô giá trị vì nghe có vẻ như bạn đang phủ nhận sai lầm của mình bằng cách đổ lỗi cho ai đó hoặc thứ gì đó. Bạn cần phải chấp nhận rằng mình đã làm sai nếu bạn muốn mẹ tha thứ. -
- Chẳng hạn, nếu bạn làm hỏng thứ gì đó, cố gắng sửa lại hay tìm thứ khác thay thế. Nếu bạn la mắng em gái, hãy quan tâm và tử tế với em bạn hơn, và mẹ sẽ thấy điều đó.
10 Cố gắng sử sai. Một lời xin lỗi sẽ mang lại hiệu quả, nhưng nỗ lực cải thiện tình hình sẽ khiến mọi thứ tốt lên.[4] -
- Bạn có thể tham khảo bức thư sau: "Mẹ yêu dấu, con biết mẹ đã rất giận về việc con đánh Bin. Con biết mẹ muốn tình cảm của chúng con tốt đẹp vì mẹ và các dì không được như vậy, con rất hiểu điều đó. Con thương Bin lắm dù đôi lúc em làm con phát cáu. Con lớn hơn em nhiều vì thế đáng lẽ con phải kềm chế hơn khi em cố tình chọc phá con. Con biết những mối quan hệ tốt sẽ giúp nhiều trong công việc và mẹ chỉ cố gắng để dạy dỗ con nên người cũng như giúp con phát triển tình cảm chị em với Bin. Con sẽ giữ hòa khí trong tương lai, và con hy vọng mẹ có thể tha thứ cho con. Yêu mẹ, Lan."
11 Viết thư xin lỗi. Bước này có vẻ như trái ngược với "Xin lỗi trực tiếp," nhưng thật ra nó bổ trợ cho việc xin lỗi qua lời nói. Tuy nhiên đừng sử dụng email hay tin nhắn. Viết một bức thư tay cho mẹ về sai lầm của bạn và giải pháp bạn dành cho tương lai. Một tin nhắn viết tay sẽ cần nhiều tâm tư và thời gian, vì thế mẹ bạn sẽ đánh giá cao sự chu đáo ấy. Nếu bạn có khiếu vẽ, hãy trang trí bức thư bằng vài biểu tượng mà bạn biết mẹ sẽ cảm kích. - 12 Hiểu rằng tha thứ cũng cần thời gian. Thỉnh thoảng mẹ tha lỗi cho bạn rất nhanh, nhưng đôi lúc cũng cần thời gian. Trên thực tế, một số nhà tâm lý học nói rằng tha thứ cũng như đau buồn, sẽ trải qua một số giai đoạn. Mẹ của bạn có thể trải qua sự phủ nhận, đấu tranh nội tâm, giận dữ, trầm cảm trước khi chấp nhận và tha thứ, mặc dù có thể mẹ không đi theo trình tự hoặc thậm chí đi qua tất cả các giai đoạn đó. Bất kể như thế nào, hãy nhớ rằng bạn phải nỗ lực để có được sự tha thứ và tin tưởng trở lại. [5]
-
- Thỉnh thoảng các bà mẹ cũng nổi giận vì vài lý do khác. Không hẳn là do lỗi của bạn. Bạn có một ngày tồi tệ với em gái, và cùng lúc đó mẹ bạn cũng trải qua một ngày (thậm chí một tuần!) không mấy vui vẻ ở nơi làm việc và thế là mọi thứ đi quá giới hạn.
13 Biết rằng ngay cả mẹ cũng không hoàn hảo. mẹ có thể đã sai hoặc thậm chí giận bạn lâu hơn là bạn nghĩ.
Thể hiện bạn đã ăn năn bằng những hành vi tốt
Tải về bản PDF- 1 Tuân thủ quy định. Hẳn bạn không muốn mẹ mình giận dữ hơn bằng cách vi phạm một quy tắc khác nữa trong nhà. Vì thế hãy ngoan ngoãn. Nếu có cơ hội chứng tỏ mình hữu ích thì hãy nắm bắt, đừng gạt nó đi. Bạn cần tỏ ra mình là người hữu dụng.
-
- Chẳng hạn, vấn đề của bạn là thường xuyên về muộn. Hỏi mẹ của bạn xem bạn nên làm thế nào khắc phục vấn đề đó. Có thể bạn nên đặt báo thức 30 phút trước giờ cần có mặt ở nhà và yêu cầu mẹ nhắc bạn cài báo thức mỗi khi chuẩn bị ra ngoài.
2 Hãy hợp tác, đừng chống đối. Hỏi xem mẹ bạn có thể cho bạn lời khuyên về kế hoạch hoàn thiện bản thân trong tương lai.[6] - 3 Giữ bình tĩnh. Không nên mất kiểm soát và đưa ra quyết định như bỏ nhà ra đi hay chạy thật xa khỏi nhà. Bạn có thể cảm thấy tức giận vì cho rằng mẹ không quan tâm. Tuy nhiên, mẹ tức giận vì mẹ lo lắng và mong điều tốt đẹp cho bạn. Mẹ muốn bạn làm tốt hơn. Nếu cảm thấy cô độc, thử nói chuyện với bạn thân, một vị phụ huynh khác hay anh/chị của bạn nếu muốn được chia sẻ.
- 4 Đừng lặp lại cùng một sai lầm. Nếu bạn cứ hết lần này đến lần khác mắc cùng một sai lầm, mẹ bạn sẽ hoài nghi về sự chân thành trong lời xin lỗi của bạn.
- 5 Tích cực làm việc nhà. Tự đi đổ rác mà không cần đợi yêu cầu. Giặt thêm quần áo. Đề nghị được trông em hay đi mua đồ tạp hóa giúp mẹ. Nấu bữa tối trước khi mẹ bạn kịp làm điều đó. Mẹ bạn sẽ thấy được rằng bạn đang cố gắng sửa sai.
- 6 Làm những điều tử tế cho mẹ. Mang bữa sáng vào phòng cho mẹ. Mua hoa tặng mẹ. Vẽ tặng mẹ một bức tranh để mẹ có thể mang đến nơi làm việc. Cho mẹ biết rằng bạn yêu bà như thế nào.
- 7 Cùng nhau làm những việc mà bạn biết mẹ sẽ thích. Chở bà đi dạo công viên cho dù bạn không hứng thú lắm, hay rủ mẹ cùng đi thư viện với bạn.
- 8 Trở nên tình cảm, đừng buồn bã. Sự trìu mến sẽ cho mẹ thấy rằng bạn muốn làm tốt hơn.[7] Quảng cáo
Tôn trọng
Tải về bản PDF- 1 Thể hiện sự lắng nghe. Khi mẹ đang la rầy hay nói chuyện với bạn, hãy chú ý lắng nghe và đừng cãi lại. Chấp nhận rằng bạn đã sai và mẹ cần phải dạy dỗ bạn.
- 2 Không nên phớt lờ mẹ. Mẹ chỉ muốn giúp đỡ và khi mẹ bạn muốn nói chuyện, hãy dành thời gian để lắng nghe. Phản hồi lại những lời nói của bà và suy nghĩ về nó. Thậm chí vào cuối cuộc nói chuyện, bạn có thể trấn an mẹ bạn rằng đó chỉ là sự cố và điều tương tự sẽ không lặp lại, qua đó mẹ sẽ biết rằng bạn có suy ngẫm về điều đó và lời xin lỗi của bạn là thật lòng.
-
- Chẳng hạn nếu mẹ bạn hỏi "Con đang nghĩ gì vậy?", đừng nói "Con không biết nữa, con thật ngốc!" với tông giọng lí nhí. Hãy nói điều gì đó rành mạch hơn "Con đã không suy nghĩ thấu đáo. Lần sau con sẽ cố gắng làm tốt hơn."
3 Nói chuyện với tông giọng tôn trọng. Khi trả lời câu hỏi của mẹ, đừng tỏ ra khó chịu. Chỉ cần nói chuyện bình tĩnh, trả lời đúng câu hỏi, và thành thật. -
- Mẹ la mắng bạn không phải vì mẹ ghét bạn. Mẹ bạn quan tâm và không muốn bạn có những lựa chọn sai lầm tương tự trong tương lai. Mẹ muốn bạn được an toàn và học cách trưởng thành tốt hơn.[8]
4 Chấp nhận hình phạt mà không phàn nàn. Làm được như vậy mẹ sẽ thấy rằng bạn tôn trọng quyết định của mẹ. -
- Thêm vào đó mẹ bạn sẽ tôn trọng lối hành xử trưởng thành của con mình và tha thứ nhanh hơn.
- Nếu mẹ nói "Con lúc nào cũng nói thế và chẳng thay đổi!" thì đừng tranh cãi. Nói rằng bạn đã hiểu, và hỏi mẹ có thể giúp bạn làm tốt hơn trong tương lai không.
5 Hãy trưởng thành. Đừng tỏ ra chán ghét hay nói nhưng lời xúc phạm, thù hận. Không ném đồ đạc hoặc đóng sầm cửa. Bạn chỉ khiến mẹ mình tức giận hơn, và sau đó cả hai sẽ cảm thấy buồn vì điều đó.[9]
Lời khuyên
- Đừng lảng tránh mẹ trừ khi mẹ bạn thật sự giận dữ và bạn không muốn bà thấy bạn lại tức giận hơn.
- Lên danh sách những việc sẽ làm để giúp đỡ bố mẹ hay anh chị em. Đôi khi anh hay chị bạn có thể nói chuyện với mẹ và bà sẽ tha lỗi cho bạn.
- Không được lớn tiếng với mẹ của mình.
- Khi bạn làm sai điều gì khiến bản thân hối hận, thay vì khóc lóc hãy thể hiện mình biết lỗi bằng cách thay đổi hành động. Mẹ của bạn sẽ nhận ra sự thay đổi đó. Luôn nói lời xin lỗi. Kể cả khi mẹ không tin bạn thì mẹ vẫn muốn nghe điều đó. Và quan trọng nhất là một hành động hơn ngàn lời nói, vì thế hãy thay đổi ngay từ bây giờ!
- Hiểu rằng mẹ rất yêu bạn và hãy nói cho mẹ biết bạn cũng vậy bằng cả trái tim.
- Đừng cãi lại vì sẽ khiến mẹ mất nhiều thời gian hơn để tha thứ cho bạn.
- Hãy tử tế với mẹ.
- Đừng nói xin lỗi quá nhiều, mẹ bạn sẽ nghĩ rằng bạn chỉ nói dối.
- Không nên chen ngang khi mẹ đang nói.
- Thể hiện sự hối lỗi bằng cách tặng một món quà nhỏ mà mẹ bạn thích.
Chú ý
- Không nói hỗn với mẹ.
- Đừng cố tạo ra những lý do, nếu không mọi thứ sẽ trở nên tệ hơn.
- Tuyệt đối không trả đũa mẹ của mình sau khi bị mắng (chẳng hạn như nhốt mẹ bên ngoài, đập vỡ mắt kính của mẹ, v.v…) Mọi thứ sẽ càng tệ hại hơn.
- Đừng bao giờ cố gắng bỏ chạy.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểTrở thành một đứa trẻ ngoan Cách đểDạy trẻ em xem đồng hồ Cách đểKiên nhẫn với trẻ nhỏ Cách đểThuyết phục con gái bạn chia tay bạn trai Cách đểRèn luyện Kỷ luật cho Trẻ Cách đểGiúp trẻ đang buồn trở nên vui vẻ Cách đểSinh Con trai Cách đểChăm sóc Trẻ sơ sinh Cách đểDọn ra ở riêng khi 16 tuổi Cách đểĐối xử với trẻ ở lứa tuổi dậy thì Cách đểNgăn trẻ vị thành niên ăn trộm Cách đểDạy trẻ tập đi Cách đểHiểu Tiếng khóc của Bé Cách đểĐổi sữa công thức cho bé Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetailsKids.aspx?p=335&np=282&id=2535
- ↑ http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetailsKids.aspx?p=335&np=282&id=2535
- ↑ Child and Youth Health
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-intelligent-divorce/201110/can-you-forgive
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-intelligent-divorce/201110/can-you-forgive
- ↑ http://www.pbs.org/wholechild/parents/getting.html
- ↑ http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetailsKids.aspx?p=335&np=282&id=2535
- ↑ http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetailsKids.aspx?p=335&np=282&id=2535
- ↑ http://www.safeteens.org/relationships/getting-along-with-your-parents/
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Moshe Ratson, MFT, PCC Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Bài viết này đã được cùng viết bởi Moshe Ratson, MFT, PCC. Moshe Ratson là Giám đốc Điều hành của spiral2grow Marriage & Family Therapy, một phòng khám chuyên về huấn luyện và liệu pháp trị liệu tại Thành phố New York. Ông đã nhận bằng Thạc sĩ về Trị liệu Hôn nhân và Gia đình tại Đại học Iona và đã làm việc trong ngành trị liệu được hơn 10 năm. Bài viết này đã được xem 133.091 lần. Chuyên mục: Con cái Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Trung Tiếng Thái Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Nhật Tiếng Hàn- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểTrở thành một đứa trẻ ngoanCách đểDạy trẻ em xem đồng hồCách đểKiên nhẫn với trẻ nhỏCách đểThuyết phục con gái bạn chia tay bạn traiCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem Instagram riêng tư của người khác mà không cần theo dõi: sự thực và 3 cách thay thếXem đường chỉ tay hôn nhân: độ dài, độ cong và các đặc điểm riêng biệtBiết ai đã chia sẻ bài đăng trên Instagram của bạn lên Story của họ3 cách đơn giản giúp bạn đăng nhập Instagram không cần mã xác minhCác bài viết hướng dẫn phổ biến
Cách đểTìm mặt nạ mạng con (subnet mask)Cách đểChế tạo Firework Rocket trong Game MinecraftCách đểBiến ước mơ thành sự thật sau một đêmCách đểNhận Robux vào tài khoản RobloxCách đểTìm kiếm thông tin về ai đó bằng hình ảnhEmoji 🗿 (biểu tượng mặt đá) có ý nghĩa gì?Các bài viết hướng dẫn nổi bật
17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn15 dấu hiệu kín đáo cho thấy nàng bị bạn thu hútChọn thuê người yêu đóng thế: 8 lời khuyên dành cho bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấyCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Xem video đã xóa trên YouTube bằng WayBack MachineXem ai không theo dõi lại bạn trên Instagram15 dấu hiệu tiết lộ người cũ sẽ quay lại với bạnĂn chuối để thải độc đường ruộtCác bài viết hướng dẫn nổi bật
5 cách để tìm một người trên Tinder175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bèKể về bản thân trên ứng dụng hẹn hò5 cách dễ dàng để biết ai đó đã chặn bạn trên DiscordCác bài viết hướng dẫn nổi bật
Ý nghĩa của con số thiên thần 555: Tình yêu, sự nghiệp, mối quan hệ linh hồn song sinh70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nàoTại sao một anh chàng cứ nhìn bạn chằm chằm? 11 lý do và cách phản hồi9 cách đơn giản giúp bạn nhận biết người có nhiều tài khoản Instagram- Chuyên mục
- Cuộc sống Gia đình
- Con cái
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--446Từ khóa » Thứ Lỗi Cho Ba
-
Giúp Mình Với. Mình Cần Gấp Lắm Ahh, Cảm ơn Rất NhiềuI. Đọc Hiểu ...
-
Thù Lỗi Cho Ba Khi Bài Thơ đầu đời Cho Con Không Thể Bình Yên đọc ...
-
THỨ LỖI CHO TÔI Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Tha Thứ Lỗi Lầm - Tuấn Hưng [MV Official] - YouTube
-
Thứ Lỗi Trong Tiếng Tiếng Anh - Tiếng Việt-Tiếng Anh | Glosbe
-
Nhã Nam - Những Huyết Cầu Tổ Quốc Xin Lỗi Con! Khi Hôm Qua ôm ...
-
Làm Thế Nào để Xin Lỗi đúng Cách Và Xin Thứ Lỗi Một Cách Chân Thành
-
Tha Thứ Lỗi Lầm - Tuấn Hưng - Zing MP3
-
Bài Thơ Một Lời Thứ Lỗi – Nhà Thơ Nguyễn Đình Huân
-
Tha Thứ Lỗi Lầm - Tuấn Hưng
-
Từ Điển - Từ Thứ Lỗi Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Có Thể Tha Thứ Lỗi Ngoại Tình? - Báo Long An Online