Cách để Vẽ - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Vẽ PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Nhân viên của wikiHow PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 60.814 lần.

Trong bài viết này: Các phương pháp vẽ cơ bản Trau dồi kỹ năng vẽ Nâng cao: Hoạ cụ, lưu trữ tác phẩm và kí hoạ nhanh Bài viết có liên quan

Ai cũng có khả năng vẽ. Nếu chịu khó rèn luyện, thậm chí bạn còn có thể vẽ như một bậc thầy! Bài viết này của wikiHow sẽ dạy bạn những kỹ thuật cơ bản, bao gồm việc đo tỷ lệ và luật phối cảnh. Ngay cả khi bạn định vẽ theo phong cách hoạt hình, việc nắm được các kỹ thuật cơ bản sẽ giúp những bức vẽ của bạn trở nên nổi bật.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 3:

Các phương pháp vẽ cơ bản

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Vẽ những gì bạn nhìn thấy. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/76\/Draw-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Draw-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/76\/Draw-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Draw-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Vẽ những gì bạn nhìn thấy. Bắt đầu bằng những vật đơn giản (điển hình như bát hoa quả) hoặc các đồ vật thông thường, sau đó tiến tới vẽ các vật phức tạp hơn – chẳng hạn như một chiếc bàn có hình dạng phức tạp hoặc vẽ mặt người. Càng giỏi vẽ các vật thật bao nhiêu, bạn sẽ càng có khả năng thể hiện các ý tưởng của mình lên giấy tốt bấy nhiêu.
    • Giả dụ như bạn muốn vẽ một nhân vật hoạt hình. Bạn có thể tưởng tượng ra mọi chi tiết – nét biểu cảm trên gương mặt, cảm xúc trong ánh mắt và dáng dấp đặc trưng của nhân vật – nhưng nếu bạn chưa thực hành vẽ khuôn mặt, đôi mắt và dáng người, bạn sẽ gặp khó khăn khi vẽ nhân vật đó lên giấy sao cho khớp với hình ảnh mà bạn hình dung trong đầu.
    • Thay vì vẽ một bức tranh lớn hoặc chi tiết ngay từ đầu, bạn nên tập trung vào các vật nhỏ và đơn giản. Chọn một bát hoa quả, một ngôi nhà hoặc một rặng núi và vẽ lại các vật đó chỉ bằng bút chì. Vẽ nhiều phiên bản khác nhau của cùng một vật. Giả sử như khi vẽ một rặng núi, bạn hãy đánh giá một chút về bức vẽ đầu tiên của mình. Tìm ra những nét đúng và sai, hoặc nhờ một người bạn nhận xét xem những phần nào của ngọn núi có vẻ không tự nhiên hay cần phải cải thiện. Khi đã biết những điểm cần phải sửa chữa, bạn hãy vẽ lại rặng núi đó. Lần này, bạn hãy chỉnh lại những điểm chưa tốt trong bức vẽ đầu tiên. Nếu muốn kỹ năng vẽ của mình được cải thiện sau vài tuần, bạn hãy vẽ lại cùng một bức tranh đó. Bạn sẽ tiến bộ trông thấy!
    • Tưởng tượng mình là đầu bếp. Khi một đầu bếp học một công thức nấu ăn mới, anh ta thường dành nhiều ngày hoặc nhiều tuần chỉ để nấu món ăn đó. Điều này khiến việc thưởng thức món ăn có chút nhàm chán, nhưng nhờ đó anh đầu bếp có thể hoàn thiện món ăn của mình sau một tuần. Đừng nản lòng nếu món ăn của bạn chưa được hoàn hảo ngay. Mọi việc đều phải có thời gian để hoàn thiện.
  2. Step 2 Vẽ bất cứ khi nào có thể. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/a\/af\/Draw-Step-2-Version-3.jpg\/v4-460px-Draw-Step-2-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/a\/af\/Draw-Step-2-Version-3.jpg\/v4-728px-Draw-Step-2-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Vẽ bất cứ khi nào có thể. Càng thực hành nhiều, kỹ thuật vẽ của bạn càng tốt hơn. Ngay cả khi đang tập trung vào một việc khác, nhưng nếu bàn tay rảnh rỗi, bạn hãy lấy giấy bút ra và bắt đầu vẽ những nét cơ bản (thời gian nói chuyện điện thoại là cơ hội tuyệt vời để thảo những nét vẽ nguệch ngoạc).
    • Tập vẽ những hình cơ bản khi mới bắt đầu. Những hình cơ bản là nền tảng để tạo nên các hình dạng khó vẽ hơn sau đó. Khi bạn đã nắm vững được các hình vẽ cơ bản, hành trình đi tới của bạn sẽ trở nên có ý nghĩa và hiệu quả hơn.
    • Vẽ hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, v.v… Thách thức bản thân tăng dần độ hoàn thiện của các hình vẽ. Tiếp đó thử vẽ sang các biến thể khác từ các hình cơ bản: các kích cỡ lớn nhỏ của hình tròn và hình vuông, các dạng hình chữ nhật và tam giác khác nhau.
    • Với nhiều hình vẽ lặp đi lặp lại (và sọt giấy vụn đầy giấy vo viên), một lúc nào đó bạn sẽ vẽ được hầu hết các hình thù một cách thoải mái. Để nâng cao kỹ năng cơ bản này, bạn hãy vẽ cả những đường cong và hình xoắn. Thử vẽ hình lò xo, hình xoắn ốc và các nhiều hình dạng vòng dây, vòng xoắn trang trí, vòng hoa, chú ý đến độ đồng đều của các đường cong.
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 3:

Trau dồi kỹ năng vẽ

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Vẽ hình phác thảo thô sơ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/13\/Draw-Step-3-Version-2.jpg\/v4-460px-Draw-Step-3-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/13\/Draw-Step-3-Version-2.jpg\/v4-728px-Draw-Step-3-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Vẽ hình phác thảo thô sơ. Nếu đang vẽ một cái cây, bạn đừng vẽ lá ngay một lúc; nếu không, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chỉ vẽ một phần của vật mà quên đi “bức tranh toàn cảnh”, dẫn tới thiếu chỗ để vẽ phần còn lại, hoặc thông thường hơn, bức vẽ của bạn sẽ trở nên thiếu cân đối một cách không đẹp mắt.
    • Sử dụng những nét chì nhẹ tay, lặp đi lặp lại. Hãy thoải mái và đừng lo về các sai sót. Bạn đang cố gắng thể hiện ý tưởng chung, không phải là đang tạo ra bản sao chép hoàn hảo. So sánh, điều chỉnh và sửa chữa để có được sản phẩm cuối cùng.
    • Nếu vẽ một vật thực, bạn hãy so sánh tính chính xác của hình vẽ trên giấy với vật mẫu. Đảm bảo tỷ lệ giữa các hình dạng càng chính xác càng tốt.
    • Tưởng tượng hình ảnh cuối cùng của cái cây bạn muốn vẽ và phác thảo bằng những nét nhẹ bằng bút chì. Bạn có thể vẽ những đường nét chính, hoặc phác thảo ”bộ xương” của nó (như người ta thường thực hiện khi vẽ cơ thể).
    • Một phương pháp rất hay là tưởng tượng các hình cơ bản từ vật mẫu. Nói cách khác là chia vật mẫu thành nhiều phần nhỏ hơn trong hình dung của bạn. Thông thường, hình vẽ cây sẽ là một hình trái xoan hoặc hình tam giác đặt trên một hình trụ. Vẽ cả hai hình này theo kiểu 3D để sau đó bạn có thể điền thêm các chi tiết, đồng thời giữ được tỷ lệ mong muốn.
  2. Step 2 Thêm chi tiết cho bản phác thảo. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/12\/Draw-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Draw-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/12\/Draw-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Draw-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Thêm chi tiết cho bản phác thảo. Dùng những nét đậm/nhấn mạnh hơn để làm nổi các phần của bức vẽ bạn muốn có và dùng tẩy xóa đi các nét không cần thiết. Vẽ thêm các chi tiết, từng ít một, nhớ thường xuyên lùi lại và ngắm tổng thể để đảm bảo bức vẽ đang hình thành theo đúng ý bạn. Học và thử nghiệm nhiều kỹ thuật khác nhau để nâng cao khả năng diễn đạt ý tưởng của mình qua những nét vẽ.
    • Sử dụng kỹ thuật đánh bóng. Đánh bóng là kỹ thuật tạo sự khác biệt về ánh sáng và màu sắc. Hình dung ánh sáng chiếu vào một vật và tạo nên những phần sáng tối khác nhau trên vật đó. Điều này khiến bức vẽ có thêm độ sáng, độ đậm và chiều sâu.
    • Tưởng tượng hình ảnh một quả bóng ở tiền cảnh, và mặt trời đang bắt đầu lặn ở hậu cảnh. Vì mặt trời đang rất gần với đường chân trời, ánh sáng của nó đang hắt lên quả bóng ở một góc rất thấp, trái ngược với góc cao (khi mặt trời lên cao vào giữa trưa hoặc trong một ngày đầy nắng). Như vậy, để vẽ được ánh sáng chiếu lên quả bóng, bạn sẽ phải đánh bóng sao cho phần trên quả bóng sáng hơn phần dưới, vì ánh sáng không chiếu trực tiếp vào phần dưới quả bóng.
    • Tập vẽ bóng của các vật. Nếu muốn có một bức vẽ chân thực, bạn cần nghiên cứu cách ánh sáng phản chiếu lên các vật và cái bóng của chúng. Bóng của một vật gần như mô phỏng hình dạng của vật đó, hoặc có thể kéo dài, xiên xiên hay biến dạng. Chú ý đến các dạng bóng do ánh sáng mặt trời tạo ra trong thực tế và thể hiện lại trong các bức vẽ của bạn.
  3. Step 3 Thêm nét hiện thực vào tranh. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/71\/Draw-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Draw-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/71\/Draw-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Draw-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Thêm nét hiện thực vào tranh. Cho dù mục đích cuối cùng của bạn là vẽ truyện tranh hay biếm họa, bạn cũng cần biết điều gì sẽ khiến một vật trong bức vẽ trông như thật. Nắm bắt những phương pháp thực hành sau đây sẽ là chìa khóa để giúp các bức vẽ của bạn có vẻ thật hơn:
    • Nghiên cứu về luật phối cảnh. Luật phối cảnh dựa trên thực tế là những vật ở xa sẽ trông nhỏ hơn các vật ở gần. Nếu bạn đang vẽ một vật rất to (như một tòa nhà) hoặc một cảnh phức tạp (như một khu phố), điều đặc biệt quan trọng là hiểu luật phối cảnh, trừ khi bạn muốn bức vẽ của bạn trông như phim hoạt hình. Việc chú ý đến luật phối cảnh khi vẽ những vật nhỏ, đơn giản (một hình lập phương, một chồng sách) là bài thực hành rất tốt khi học vẽ.
    • Tìm hiểu về tỷ lệ. Tỷ lệ là sự tương quan về kích thước giữa các bộ phận của một vật. Tỷ lệ có thể có thể ảnh hưởng đến độ chân thực của bức vẽ. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật đo lường như kẻ ô hoặc đánh dấu để có tỷ lệ chính xác. Việc thay đổi tỷ lệ (bằng cách phóng đại một vài nét và thu nhỏ các nét khác) có thể chuyển tải những ý tưởng độc đáo, hoặc tiêu biểu cho một phong cách nào đó. Chẳng hạn như các nhân vật trong tranh biếm họa hoặc truyện tranh có đôi mắt và khuôn mặt với tỷ lệ được phóng đại so với thực tế. Bạn hãy tập làm quen với tỷ lệ của các vật và con người trước khi thử nghiệm thay đổi tỷ lệ.
    • Chơi đùa với sắc màu. Màu sắc tạo nên nét khác biệt cho bức vẽ. Sự tương phản, pha trộn, bão hòa và phối hợp màu sắc giúp cho những bức vẽ sống động hơn, chân thực hơn hoặc trừu tượng hơn, tùy vào cách sử dụng màu. Nếu thích, bạn hãy pha màu nước và màu acrylic. Pha trộn những màu sắc khác nhau và xem màu sắc mới được pha ra sao. Chụp lại một số bức vẽ, thử nghiệm với nhiều màu sắc khác nhau và xem kết quả sẽ thay đổi thế nào tùy vào các màu mà bạn sử dụng.
    Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 3:

Nâng cao: Hoạ cụ, lưu trữ tác phẩm và kí hoạ nhanh

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Những thứ bạn cần khi bắt đầu học vẽ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/90\/Draw-Step-6-Version-3.jpg\/v4-460px-Draw-Step-6-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/90\/Draw-Step-6-Version-3.jpg\/v4-728px-Draw-Step-6-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Những thứ bạn cần khi bắt đầu học vẽ. Đối với người mới học vẽ, giấy vẽ phác là tốt nhất; giấy thật mịn sẽ giúp bạn vẽ các chi tiết tốt hơn, nhưng loại giấy “gồ ghề” hơn sẽ giữ màu than chì tốt hơn.
    • Bút chì bao gồm nhiều độ cứng khác nhau, từ bút chì cứng như H đến mềm như 9B. Bút chì cứng có ít sắc độ, tức độ sáng tối. Trái lại, bút chì mềm có nhiều sắc độ, nghĩa là lực ấn lên bút chì sẽ tác động đến độ sáng của đường nét. Hãy thử phác thảo với bút chì 6B hoặc 8B. Loại này khá mềm, do đó lực ấn mạnh hơn sẽ tạo nên các sắc độ đậm hơn.
    • Khi đã sẵn sàng, bạn có thể thử vẽ bằng than chì. Than chì có dạng thỏi nén hoặc dạng bút chì. Than chì cứng sẽ tạo ra sắc xám, trong khi than chì mềm dễ tạo hiệu ứng bóng mờ hơn. Bạn có thể dùng than chì tương tự như dùng bút chì. Tuy nhiên, than chì đắt tiền hơn bút chì. Bạn nên dùng than chì để vẽ các động tác quét hay chuyển động, hoặc để tạo độ sâu. Nếu định vẽ tranh trên vải bạt, than chì có thể là một vật liệu phác thảo tuyệt vời trước khi bạn sơn lên vải.
  2. Step 2 Lưu giữ các tác phẩm của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/7\/7e\/Draw-Step-7-Version-2.jpg\/v4-460px-Draw-Step-7-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/7\/7e\/Draw-Step-7-Version-2.jpg\/v4-728px-Draw-Step-7-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Lưu giữ các tác phẩm của bạn. Tìm một chỗ có thể lưu lại mọi bức vẽ của bạn, hoặc cất giữ trong nhật ký nghệ thuật. Điều này sẽ giúp bạn xem lại tiến trình tập vẽ của mình. Càng vẽ nhiều, bạn càng có khả năng nhìn ra những khuyết điểm và biết cách chỉnh sửa. Ngoài ra, khi tiếp tục vẽ, bạn sẽ phát triển phong cách cá nhân của mình. Sẽ rất thú vị khi bạn nhìn lại và thấy khả năng thể hiện bản thân của bạn đã tiến bộ như thế nào. Đừng cho phép mình nản chí. Có công mài sắt, có ngày nên kim!
  3. Step 3 Thử kí hoạ nhanh trong một thời gian nhất định. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/65\/Draw-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Draw-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/65\/Draw-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Draw-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Thử kí hoạ nhanh trong một thời gian nhất định. Nếu bạn đang vật lộn với các tỷ lệ, bực bội vì cách thể hiện dáng dấp của mình còn cứng nhắc, và tệ nhất là lặp lại những lỗi mà bạn biết là không nên mắc phải, thì đây là một cách tuyệt vời để phá vỡ vòng quay đó. Mua đồng hồ hẹn giờ nhà bếp. Đặt giờ hẹn là 5 phút. Chọn một tĩnh vật như bông hồng vải, một vật nào đó thách thức đôi chút mà bạn đủ hứng thú để vẽ không chỉ một lần. Nếu thực sự thích vật mẫu thì điều này sẽ rất hữu ích. Dùng bút chì mềm (loại B, 2B, 4B hoặc bất cứ bút chì B nào), vẽ trong vòng 5 phút hoặc 2 phút. Hẹn một khoảng thời gian cụ thể không quá 5 phút. Ngừng vẽ khi chuông reo, cho dù bạn chưa hoàn tất bức vẽ. Thử vẽ lại lên phần trống của trang giấy.
    • Mỗi lần cố gắng vẽ thứ gì đó trong vòng 5 phút, bạn sẽ nhận ra điểm khác biệt và tập trung vào đó. Bạn sẽ chỉnh sửa các lỗi mà không cần quay lại và tẩy đi.
    • Phương pháp này đặc biệt tốt khi vẽ người, vì việc nhờ một người bạn làm mẫu để phác thảo nhanh trong vòng 2 phút không khó như nhờ họ ngồi yên cả tiếng đồng hồ.
    • Khi đã hoàn thành những bức phác thảo nhanh, việc cho mình khoảng thời gian dài hơn - 15 phút chẳng hạn – sẽ khiến bạn cảm thấy có thời gian vô cùng thoải mái để vẽ cho đúng. Có khi bạn còn hoàn thành trước khi thời gian kết thúc. Đây là một bài thực hành tốt để vẽ ngoài trời, khi ánh sáng có thể thay đổi chỉ sau nửa tiếng.
    • Thử vẽ chú chó hoặc mèo của bạn đang ngủ theo kiểu phác họa nhanh. Hai phút là đủ để cho con vật giữ yên trước khi nó trở mình hoặc chuyển động trong giấc ngủ.
    • Thử vẽ một vật đơn giản như chiếc bút chì hoặc những thứ thông thường và dễ vẽ. Tập vẽ đồ vật mà bạn chọn vài lần cho đến khi bức vẽ trông có vẻ ổn. Sau đó, khi bạn cho rằng như vậy là đã tốt, thử chuyển sang thứ khó vẽ hơn, chẳng hạn như mặt người.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trên internet tràn ngập các thầy dạy vẽ và các thông tin hữu ích. WikiHow là một nguồn rất tuyệt, nhưng bạn có thể sử dụng bất cứ phương tiện nào! Có hàng ngàn kênh YouTube dạy vẽ và hằng hà sa số trang web cung cấp các lời khuyên cực kỳ bổ ích, những bài bình luận sách miễn phí có thể cho bạn cái nhìn thấu đáo về cách thực hiện. Nếu thực sự đam mê hội họa, bạn nên tận dụng tất cả mọi phương tiện miễn phí bạn có, và có thể bạn sẽ thấy rằng mình không cần phải tốn tiền để đạt đến một trình độ nào đó về kỹ năng vẽ.
  • Tìm cảm hứng trong mọi sự vật. Các câu chuyện mới, quang cảnh, cảm xúc và bất cứ thứ gì có thể vẽ theo phong cách hiện thực hoặc trừu tượng.
  • Không ấn mạnh tay trên giấy khi vẽ, vì khi đó bạn sẽ khó tẩy được các lỗi, và chúng sẽ vẫn còn trong bức vẽ của bạn.
  • Thay đổi những thứ bạn vẽ. Ví dụ, bạn có thể tập trung vẽ các tĩnh vật, tạm nghỉ và hôm sau vẽ người. Điều này sẽ khiến trí não bạn luôn tươi mới và giúp bạn khỏi nản chí.
  • Niềm vui của nghệ thuật này là có thể vẽ một cách thoải mái, do đó bạn hãy dễ dàng với mình, dù bạn cảm thấy mình không tiến bộ nhanh như mong muốn.
  • Thử xem các phong cách hội họa của những người khác để lấy cảm hứng.
  • Nhớ rằng tác giả nổi tiếng James A. Owen từng nói, “Vẽ chỉ là hai việc, đặt các đường nét lên giấy, và quyết định nó sẽ đi đâu”.
  • Tham gia một lớp học vẽ. Bạn có thể học nhiều kỹ thuật và các lời khuyên từ những người có chuyên môn. Đừng ngại ngần vì trình độ hội họa của bạn, lớp học vẽ không phải để phô bày tài năng mà là để học hỏi và chia sẻ những điều mới mẻ với những người khác.
  • Đừng chỉ sử dụng bàn tay để vẽ. Bạn cần dùng cả cổ tay và toàn bộ cánh tay (tuy rằng không phải lúc nào cũng vậy - động tác vẽ từ cổ tay cho phép bạn tập trung hơn đến chi tiết, nhưng thông thường việc phác thảo và thể hiện hồn của bức vẽ từ khuỷu tay hoặc cả cánh tay sẽ dễ hơn vào giai đoạn đầu khi vẽ).
  • Dùng các kỹ thuật đánh bóng khác nhau để thêm kết cấu vào tác phẩm.
  • Với các bức tranh hiện thực, nhớ vẽ những vòng tròn đơn giản để có những hình cơ bản trước.
  • Nghe nhạc khi vẽ. Âm nhạc thực sự có thể truyền cảm hứng cho bạn!

Cảnh báo

  • Vẽ nhẹ tay, kẻo bạn sẽ thấy nét chì khi bạn tô màu hay đánh bóng. Những nét chì thường hiện rõ hơn bạn tưởng!
  • Nếu dùng bút chì bấm, bạn cần biết: đầu bút chì bấm có thể rất dễ gãy, do đó bạn ĐỪNG ấn mạnh tay.
  • Luôn cởi mở với lời phê bình nếu bạn sắp cho ra mắt các tác phẩm của bạn.
  • Bạn chỉ nên giới thiệu những bức vẽ của mình với người mà bạn biết rằng họ sẽ khích lệ bạn. Bảo họ nên nói thật lòng và dựa vào phản hồi của họ để làm tốt hơn.
  • Học cách phân biệt lời phê bình hữu ích với sự ngăn cản. Lời phê bình luôn cụ thể và thường cung cấp những gợi ý giúp hoàn thiện hơn.
  • Bút chì bấm chất lượng cao có thể khá đắt.

Bài viết wikiHow có liên quan

Vẽ ô tôCách đểVẽ ô tô Vẽ rồngCách đểVẽ rồng Cách đểPha màu xanh lá cây Vẽ gương mặt phong cách anime hoặc mangaCách đểVẽ gương mặt phong cách anime hoặc manga Cách đểVẽ ngôi sao Cách đểTạo màu đỏ Vẽ mắt nhân vật hoạt hình đơn giảnCách đểVẽ mắt nhân vật hoạt hình đơn giản Cách đểPha màu xanh dương đậm Pha màu xámCách đểPha màu xám Chồng ẢnhCách đểChồng Ảnh Cách đểPha Màu Vẽ thân hình nhân vật animeCách đểVẽ thân hình nhân vật anime Vẽ tóc nhân vật hoạt hìnhCách đểVẽ tóc nhân vật hoạt hình Cách đểSơn lên xốp styrofoam Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow Cùng viết bởi: Nhân viên của wikiHow Người viết bài của wikiHow Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết. Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 60.814 lần. Chuyên mục: Hội họa và mỹ thuật Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Hà Lan Tiếng Pháp Tiếng Nga Tiếng Trung Tiếng Đức Tiếng Séc Tiếng Indonesia Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Tiếng Hindi
  • In
Trang này đã được đọc 60.814 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Vẽ ô tôCách đểVẽ ô tôVẽ rồngCách đểVẽ rồngPha màu xanh lá câyCách đểPha màu xanh lá câyVẽ gương mặt phong cách anime hoặc mangaCách đểVẽ gương mặt phong cách anime hoặc manga

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Nghệ thuật và Giải trí
  • Hội họa và mỹ thuật
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--379

Từ khóa » Cách Vẽ Cái Gì Cũng được