Cách đọc Phiếu đo Mắt | Mắt Kính GlassyZone 2021

Phiếu đo mắt thường thể hiên độ cận thị, viễn thị, loạn thị để làm kính điều chỉnh tật khúc xạ. Nếu bạn lần đầu đi khám mắt, thì khi nhìn vào phiếu đo mắt có thể bạn sẽ không hiểu các nội dung ở trên đó. Tuy nhiên việc này cũng không quá khó, bạn chỉ cần nắm rõ các ký hiệu và quy ước là có thể hiểu được các thông tin trong phiếu đo mắt.

Các ký hiệu trên phiếu đo mắt:

  • Right Eye hoặc OD (mắt phải): Kết quả thị lực bên mắt phải.
  • Left Eye hoặc OS (mắt trái): Kết quả thị lực bên mắt trái.
  • SPH (Sphere): là độ cầu của mắt thể hiện khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Nếu độ cầu mang dấu trừ (-) có nghĩa là mắt đó bị cận thị, nếu độ cầu mang dấu cộng (+) có nghĩa là mắt đó bị viễn thị.
  • CYL (Cylinder): là độ trụ của mắt, chỉ số này cho biết độ loạn thị của mắt, thường mang dấu (-)
  • Axis: là trục của độ loạn, chỉ khi bạn bị loạn thị mới thấy xuất hiện chỉ số này trong đơn kính thuốc (Trục loạn có giá trị từ 0-180).
  • KCĐT/PD: Khoảng cách đồng tử là khoảng cách từ tâm mắt phải đến tâm mắt trái trong điều kiện nhìn thẳng.
  • ADD (cộng thêm): đây là thị lực nhìn gần cũng còn được gọi là độ đọc sách được tính bằng thị lực nhìn xa cộng thêm. Chỉ số này xuất hiện trong trường hợp mắt bị lão thị
  • Độ cận hoặc viễn là 0 độ sẽ được ghi là Plano.

Hai bên mắt sẽ có thể có cùng một kết quả hoặc khác nhau bởi mỗi mắt có một hệ thống khúc xạ riêng biệt. Do đó bạn cần phải phân biệt được ký hiệu để không bị nhầm lẫn kết quả giữa hai bên mắt.

Phiếu đo mắt

Ví dụ về cách đọc 1 phiếu đo mắt:

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ thì hãy cùng GlassyZone đọc kết quả đo mắt của phiếu đo dưới đây nhé:

SPHCYLAxisADDPD (KCDT)
MP (OD)-1.50-0.2518065
MT (OS)-3.50-0.50175
  • MP (OD): Độ cầu -1.50, độ trục -0.25, trục 180. Có nghĩa là mắt phải cận 1.50 độ kèm loạn 0.25 độ và trục loạn là 180.
  • MT (OS): Độ cầu -3.50, độ trục -0.25, trục 175. Có nghĩa là mắt phải cận 3.50 độ kèm loạn 0.50 độ và trục loạn là 175.
  • PD (KCDT): Khoảng cách của 2 đồng tử ( Tâm mắt ) là 65mm.

Trong trường hợp độ Trụ (CYL) bị bỏ trống thì mắt của bạn không có bị loạn thị. Khi có độ Loạn bắt buộc phải có thông số Trục loạn, nếu không có sẽ không thể lắp kính được.

Ngày nay số lượng người mắc tật khúc xạ ngày càng nhiều. Để có thể phát hiện sớm tình trạng khúc xạ của mắt nên khám mắt định kỳ hàng năm 6 tháng/1 lần, đặc biệt là trẻ em và những người sử dụng máy tính, điện thoại thường xuyên.

Nếu có thắc mắc, các bạn có thể liên hệ với GlassyZone để được tư vấn hỗ trợ ngay nhé

Bài viết được cập nhật 04/2023

Từ khóa » Trục Của Mắt