HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU KẾT QUẢ ĐO MẮT

Khi đến gặp bác sĩ mắt để kiểm tra thị lực hoặc đi cắt kính ở các tiệm mắt kính, bạn thường nhận được một loạt các thông số và ký hiệu phức tạp trên đơn đo khúc xạ. Những thông tin này có thể khiến bạn cảm thấy bối rối và khó hiểu. Tuy nhiên, việc nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành như OD, OS, CYL hay SPH không chỉ giúp bạn hiểu rõ tình trạng mắt của mình mà còn hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết này, Mắt kính Shady sẽ giải thích chi tiết từng thuật ngữ, giúp bạn tự tin đọc và hiểu kết quả đo khúc xạ mắt của mình.

1. Các ký hiệu thường gặp trong kết quả đo mắt

Khi bạn đi khám mắt và nhận kết quả đo khúc xạ, bạn sẽ thấy một loạt ký hiệu và con số, đôi khi khó hiểu nếu không được giải thích rõ ràng. Hiểu các thuật ngữ này sẽ giúp bạn nắm được tình trạng thị lực của mình và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

1.1 OD, OS là gì?

  • OD (Oculus Dexter): Ký hiệu dùng để chỉ mắt phải.
  • OS (Oculus Sinister): Ký hiệu dùng để chỉ mắt trái.
  • OU (Oculus Uterque): Biểu thị tình trạng ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Ngoài ra, ký hiệu R có thể thay thế OD cho mắt phải và L thay thế OS cho mắt trái.

Ví dụ:

  • OD -1.00: Mắt phải bị cận 1 độ.
  • OS +3.50: Mắt trái bị viễn thị 3.5 độ.

1.2. CYL trong đo mắt là gì?

CYL (Cylinder) là ký hiệu dùng để chỉ độ trụ, thông số quan trọng trong việc chỉnh sửa tật loạn thị. Loạn thị xảy ra khi giác mạc hoặc tròng kính có hình dạng bất thường, làm cho ánh sáng bị lệch hướng khi vào mắt.

Ví dụ:

  • CYL -1.00: Loạn thị cận 1 độ.
  • CYL +2.00: Loạn thị viễn 2 độ.

1.3. Độ cầu là gì?

SPH (Sphere) là ký hiệu dùng để chỉ độ cầu, thông số quan trọng giúp chỉnh sửa tật cận thị và viễn thị.

  • Cận thị: Kính có độ cầu âm (-) giúp bẻ cong ánh sáng, đẩy điểm hội tụ về phía sau võng mạc.
  • Viễn thị: Kính có độ cầu dương (+) kéo điểm hội tụ về phía trước võng mạc.

Ví dụ:

  • SPH -1.00: Cận thị 1 độ.
  • SPH +2.00: Viễn thị 2 độ.

1.4. Độ trục mắt là gì?

Axis là thông số chỉ ra hướng lệch của ánh sáng trong trường hợp có loạn thị. Trục được đo bằng các con số từ 1 đến 180:

  • 90: Kinh tuyến dọc.
  • 180: Kinh tuyến ngang.

Ví dụ:

  • Axis 10: Loạn thị với hướng lệch 10 độ so với kinh tuyến dọc.
  • Axis 170: Loạn thị với hướng lệch 170 độ.

1.5. ADD là gì?

ADD (Addition) là thông số quan trọng trong đơn kính thuốc hai tròng hoặc đa tròng, thường dùng để điều chỉnh thị lực cho người bị lão thị, giúp nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần. ADD là mức độ bổ sung cho độ cầu, hỗ trợ khả năng nhìn gần mà không ảnh hưởng đến thị lực xa.

Ví dụ: Nếu đơn kính có ADD +1.50, bạn cần thêm 1.5 độ để nhìn rõ các vật ở gần.

1.6. PD trong đo mắt là gì?

PD (Pupillary Distance) là khoảng cách giữa hai đồng tử, được đo bằng milimet. PD rất quan trọng khi đo và cắt kính thuốc, đảm bảo tròng kính được đặt chính xác trước đồng tử.

Ví dụ:

  • PD 63mm: Khoảng cách giữa hai đồng tử là 63mm.

1.7. Plano là gì?

Plano dùng để chỉ độ cầu của mắt không có cận hoặc viễn thị, tức là mắt bình thường. Trong trường hợp này, SPH sẽ được ghi là Plano hoặc 0.00.

Ví dụ: Kết quả đo khúc xạ ghi Plano có nghĩa là mắt của bạn không bị cận hay viễn thị.

1.8. Diopter là gì?

Diopter (D) là đơn vị đo lường độ của tật khúc xạ mắt. Các thông số SPH, CYL đều được đo bằng diopter, cho biết mức độ lệch của ánh sáng.

  • Con số càng lớn, tật khúc xạ càng nặng, có thể là số dương (cho viễn thị) hoặc số âm (cho cận thị).

Ví dụ:

  • -2.00D: Cận thị 2 độ.
  • +3.50D: Viễn thị 3.5 độ.

2. Hướng dẫn đọc hiểu kết quả đo mắt cho chính mình

Các cách đọc hiểu kết quả đo mắt thường xảy ra là: đọc cho mắt bị cận thị, bị loạn thị, bị viễn thị. Hoặc có mắt bị cả 2 trường hợp. Các số đo này chắc chắn sẽ cùng đo cho mắt trái và mắt phải. Nên bạn phải phân biệt được kí hiệu để không lẫn lộn giữa kết quả đo 2 bên mắt. Cụ thể một cách đọc hiểu kết quả đo mắt chuẩn mực được quy định như sau:

Đầu tiên, nếu mắt bạn bị cận thị thì kết quả đo mắt của bạn sẽ có kí hiệu dấu “-” Mắt viễn thị thì thay bằng dấu “+” . Dấu “-” và dấu “+ ” nghĩa là biểu thị cho kính cầu lồi và kính cầu lõm mà bạn sẽ được cắt kính và đeo sau đó để mắt nhìn tốt. Khác với cận thị và viễn thị kí hiệu bằng SD. Thì loạn thị được nhận diện sau kí hiệu của chữ DC.

Ở bất kì cơ sở đo mắt nào thì các nhân viên đo hay bác sĩ sẽ ghi thông số cho mắt phải trước tiên. Mắt phải và trái có quy ước chung để nhận diện. Cụ thể là:

  • Kết quả đo của mắt phải được viết sau chữ “Phải” hoặc sau kí hiệu “O.D” hoặc là kí hiệu “R”.
  • Kết quả đo cho mắt trái viết sau chữ “Trái” hoặc viết sau kí hiệu “O.S” hoặc kí hiệu “L”.
  • Cầu (SPH): độ Cận dấu trừ (-) ; độ Viễn dấu cộng (+).
  • Trụ (CYL): độ Loạn dấu trừ (-).
  • Trục (AXIS): trục của độ Loạn, chỉ khi bị Loạn mới có chỉ số này.
  • Cộng thêm (ADD): thị lực nhìn gần (bằng thị lực nhìn xa cộng thêm). Chỉ số này có đối với lão thị.
  • KCĐT (khoảng cách đồng tử): chỉ số này cũng rất quan trọng khi cắt kính. Khi có sự đồng tâm giữa đồng tử và tâm của tròng kính cắt ra thì sẽ cho thị lực rõ ràng nhất. Khi bị lệch tâm sẽ gây ra hiện tượng méo hình ảnh và không rõ ràng....

Chỉ cần thuộc làu công thức này, bất kì khi nào bạn cũng có thể đọc được phiếu đo mắt của mình và cả người khác. Ví dụ như:

  • Thông số trên tờ khám mắt số 1 bác sĩ ghi: O.D: – 2.5 = 10/10. Tức là mắt phải cận thị 2.5 độ, thị lực sau khi điều chỉnh là 10/10.
  • Hay tờ khám mắt khác bạn nhận được là: R: +3 - 0.25 X 180° = 10/10. Đồng nghĩa với việc mắt phải của bạn bị viễn thị 3 độ, loạn thị 0.25 độ, trục là 180°, thị lực sau khi điều chỉnh là 10/10. Độ cầu hay độ loạn có thể thay đổi nhưng trục là cố định.

>> Cách đọc bảng kiểm tra thị lực

>> Loạn thị có tăng độ không?

>> Cách tính độ cận thị của mắt

Cứ như thế, bạn hãy tự kiểm tra và đọc hiểu kết quả đo mắt mình với mắt trái và cả mắt phải. Và khoảng thời gian tốt nhất là 6 tháng đi kiểm tra mắt 1 lần. để điều chỉnh số độ thích hợp... bảo đảm mắt khỏe, không tăng độ mất kiểm soát.

Nếu bạn thấy thông tin trong bài viết hữu ích, hãy chia sẻ nó với bạn bè và gia đình để mọi người cùng biết cách chăm sóc sức khỏe mắt!

Từ khóa » Trục Của Mắt