Cách đọc Thông Tin Trên Sổ đỏ, Sổ Hồng - Công Ty Luật Long Phan PMT

Cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng là vấn đề nhiều người quan tâm. Sổ đỏ và sổ hồng không chỉ là tài liệu pháp lý chứng nhận quyền sở hữu đất đai và tài sản gắn liền với đất, mà còn là nguồn thông tin quan trọng giúp người mua, người bán và các bên liên quan xác định quyền hạn, nghĩa vụ và các yếu tố pháp lý liên quan đến bất động sản. Từ đó tránh được các rủi ro không đáng có. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách đọc.

Cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng
Cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng

Mục Lục

  • 1 Sổ đỏ là gì?
  • 2 Sổ hồng là gì?
  • 3 Cấu trúc của giấy chứng nhận
  • 4 Cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng
    • 4.1 Thông tin người sử dụng đất
    • 4.2 Thông tin về thửa đất
    • 4.3 Thông tin về nhà ở
    • 4.4 Thông tin sang tên, thế chấp
  • 5 Cách xử lý khi sổ đỏ, sổ hồng bị rách

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành, để ghi nhận quyền sử dụng đất, trong đó có: Đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp…

Sổ đỏ

Sổ đỏ

Khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất, thì phần nhà ở sẽ được ghi là tài sản gắn kết trên đất.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành trong đó ghi rõ sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung, được cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.

Sổ hồng

Sổ hồng

Sổ hồng có tên gọi tắt của giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Cấu trúc của giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

  • Trang 1 gồm:

Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ.

Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Trang 2 là thông tin thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Trang 3 là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.
  • Trang 4 là nội dung tiếp theo của mục những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận, nội dung lưu ý, mã vạch.

Cách đọc thông tin trên sổ đỏ, sổ hồng

Thông tin người sử dụng đất

Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận.

Cá nhân trong nước:

Điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định thông tin người được cấp Giấy chứng nhận là cá nhân trong nước như sau:

“Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;”

Hộ gia đình sử dụng đất:

Theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, thông tin khi cấp Giấy chứng nhận cho Hộ gia đình sử dụng đất như sau:

  • Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
  • Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
  • Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó. Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng:

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng.

Tổ chức trong nước:

Khi cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc Giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức (theo điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).

Thông tin về thửa đất

Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định thông tin về thửa đất được thể hiện tại trang 2 của Giấy chứng nhận gồm: Thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng.

Thông tin về nhà ở

Thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận và được thể hiện như sau:

Nhà ở riêng lẻ bao gồm:

  • Loại nhà ở
  • Diện tích xây dựng
  • Diện tích sàn
  • Hình thức sở hữu
  • Cấp (hạng) nhà ở
  • Thời hạn sở hữu

Căn hộ chung cư bao gồm:

  • Loại nhà ở
  • Tên nhà chung cư
  • Diện tích sàn
  • Hình thức sở hữu
  • Thời hạn sở hữu
  • Hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ

Thông tin sang tên, thế chấp

Trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động (đăng ký sang tên) người sử dụng đất có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu không đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới thì thông tin chuyển nhượng, tặng cho sẽ được ghi tại trang 3, trang 4 hoặc tại trang bổ sung (nếu trang 3, trang 4 đã ghi kín).

Ngoài ra, việc thế chấp cũng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính và thông tin thế chấp được thể hiện tại trang 3, trang 4 hoặc tại trang bổ sung (nếu trang 3, trang 4 đã ghi kín).

Cách xử lý khi sổ đỏ, sổ hồng bị rách

Theo điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng thì người dân có quyền cấp đổi để có Giấy chứng nhận mới.

iệc nắm vững cách đọc thông tin trên sổ đỏ và sổ hồng là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bạn trong các giao dịch bất động sản. Các thông tin chi tiết về quyền sở hữu, diện tích, mục đích sử dụng đất và các yếu tố pháp lý khác đều cần được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo sự minh bạch và hợp pháp. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

>> Xem thêm:

  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức
  • Xử lý tài sản sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất như thế nào?
  • Điều kiện để được bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
  • Thời điểm xác lập quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà

Từ khóa » Số Hiệu Trên Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng đất