Cách Dùng Hàm IF Trong Excel đơn Giản Và Dễ Hiểu Nhất

Hàm IF là một hàm thông dụng trong Excel, cho phép trả giá trị dựa trên điều kiện so sánh logic. Hàm IF có thể sử dụng cùng với nhiều hàm khác nhau để thỏa mãn điều kiện bài toán. Vậy cách dùng hàm IF trong Excel như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết.  

Hàm IF trong excel
Hàm IF trong excel

Cú pháp và ý nghĩa hàm IF trong Excel

Cú pháp hàm IF

IF(logical_test, value_if_true, [value_if_false])

Trong đó: 

  • logical_test (bắt buộc): Điều kiện bạn muốn kiểm tra.
  • value_if_true (bắt buộc): Giá trị bạn muốn trả về nếu kết quả của logical_test là ĐÚNG.
  • value_if_false (tùy chọn): Giá trị bạn muốn trả về nếu kết quả của logical_test là SAI.

Được hiểu: 

=IF(Điều kiện, thỏa mãn điều kiện thì trả về giá trị gì, không thỏa mãn thì trả về giá trị gì)

Ví dụ 

=IF(C2>B2,”Vượt quá Ngân sách”,”Trong Ngân sách”)

Cách dùng hàm IF trong Excel đơn giản và dễ hiểu nhất 6

Trong ví dụ ở trên, hàm IF ở ô D2 cho biết IF(C2 Lớn Hơn B2, thì trả về “Vượt quá Ngân sách”, nếu không thì trả về “Trong Ngân sách”)

Ý nghĩa hàm IF

– Hàm IF cho phép bạn tạo so sánh lôgic giữa một giá trị và một giá trị dự kiến bằng cách kiểm tra điều kiện, rồi trả về kết quả nếu True hay False. Vậy nên nếu một câu lệnh IF có thể có hai kết quả. Kết quả đầu tiên là nếu so sánh của bạn là True, kết quả thứ hai là nếu so sánh của bạn là False.

– Hàm IF đồng thời tạo cơ sở cho nhiều bảng tính nhưng chúng cũng là nguyên nhân cốt lõi của nhiều sự cố bảng tính. Vậy nên tốt nhất là bạn áp dụng câu lệnh IF cho các điều kiện tối thiểu, chẳng hạn như Nam/Nữ, Có/Không… Và cũng hoàn toàn sử dụng hàm IF lồng nhau để cho thêm nhiều điều kiện.

Lưu ý khi sử dụng hàm IF

– Các sự cố thường gặp khi bạn tính toán với hàm IF là:

+ số 0 trong ô: Không có đối số nào cho đối số value_if_true hoặc value_if_False. Để thấy giá trị trả về đúng, thêm văn bản đối số vào hai đối số đó hoặc thêm TRUE hoặc FALSE vào đối số.

+ #NAME?: Lỗi này thường có nghĩa là công thức viết sai chính tả .

Cách sử dụng hàm IF trong Excel 

Ví dụ: Cho bảng điểm dưới đây, với điều kiện là học sinh có điểm trung bình từ 5 trở lên thì đậu, dưới 5 thì thi lại. lập bảng xếp loại cho từng học sinh.

Hướng dẫn sử dụng hàm IF:

Bước 1. Xác định điều kiện >= 5 thì đậu còn < 5 thì thi lại

Bước 2. Áp dụng công thức hàm IF(điều kiện, kết quả đúng, kết quả sai)

Bước 3. Nhập công thức cho ô E2 để xếp loại cho bạn đầu tiên: =IF(D2>=5,”đậu”, “thi lại”)

Nhập công thức ô E2: =IF(D2>=5,"đậu", "thi lại")
Nhập công thức ô E2: =IF(D2>=5,”đậu”, “thi lại”)

Bước 4. Nhấn Enter để trả kết quả.

Bước 5. Nhập công thức cho các ô còn lại hoặc kéo dấu + ở góc phải ô đầu tiên đã nhập công thức áp dụng cho toàn cột.

Bước 6. Hoàn tất xếp loại.

 

Trả kết quả về theo điều kiện hàm if
Trả kết quả về theo điều kiện hàm if

Sử dụng hàm IF cho dạng so sánh số: >, < , =

– Việc sử dụng hàm IF với các giá trị số dựa trên việc sử dụng các toán tử so sánh khác nhau để diễn tả các điều kiện của bạn. Bạn sẽ tìm thấy danh sách đầy đủ các toán tử logic được minh họa bằng các ví dụ về công thức trong bảng dưới đây.

Điều kiệnToán tửCông thức ví dụMô tả
Lớn hơn>=IF(A2>7, “OK”,)Nếu số trong ô A2 lớn hơn 7 thì công thức sẽ trả về giá trị là “OK”, ngược lại thì trả về 0
Nhỏ hơn=IF(A2<7, “OK”, “”)Nếu số trong ô A2 nhỏ hơn 7 thì công thức sẽ trả về giá trị là “OK”, ngược lại thì sẽ trả về chuỗi ký tự rỗng
Bằng==IF(A2=7, “OK”, “Wrong number”)Nếu số trong ô A2 bằng 7 thì công thức sẽ trả về giá trị là “OK”, ngược lại thì sẽ hiển thị “Wrong Number”
Lớn hơn hoặc bằng>==IF(A2<>7, “Wrong number”, “OK”)Nếu số trong ô A2 khác 7 thì công thức sẽ trả về giá trị là “Wrong Number”, ngược lại thì sẽ hiển thị “OK”
Khác<>=IF(A2>=7, “OK”, “Love”)Nếu số trong ô A2 lớn hơn hoặc bằng 7 thì công thức sẽ trả về giá trị là “OK”, ngược lại thì sẽ hiển thị “Love”
Nhỏ hơn hoặc bằng<==IF(A2<=5, “OK”, “”)Nếu số trong ô A2 nhỏ hơn hoặc bằng 7 thì công thức sẽ trả về giá trị là “OK”, ngược lại thì là chuỗi ký tự rỗng

 

Sử dụng hàm IF với nhiều điều kiện

Sử dụng hàm IF, AND

Ví dụ: Bạn có một bảng với kết quả của hai điểm thi. Điểm số đầu tiên, được lưu trữ trong cột A, phải bằng hoặc lớn hơn 20. Điểm thứ hai, được liệt kê trong cột B, phải bằng hoặc vượt quá 30. Chỉ khi đáp ứng cả hai điều kiện trên, học sinh mới vượt qua kỳ thi.

Hướng dẫn:

Điều kiện: Xác định có 2 điều kiện, là giá trị cột A >=20 và giá trị cột B >=30. 

Công thức IF và AND: =IF((AND(B2>=20;C2>=30)), “Đậu”, “Trượt”)

Nhập công thức cho ô D2: =IF((AND(B2>=20;C2>=30)), "Đậu", "Trượt")
Nhập công thức cho ô D2: =IF((AND(B2>=20;C2>=30)), “Đậu”, “Trượt”)

Sử dụng hàm IF, AND, OR

– Cùng với bảng tính trên, khi phải sử dụng cả hai hàm AND và OR cùng một lúc thì sẽ như thế nào? Trong bảng trên, giả sử bạn có các tiêu chí sau để đánh giá điều kiện đạt của học sinh:

Điều kiện 1: cột B> = 20 và cột C> = 25

Điều kiện 2: cột B> = 15 và cột C> = 20

– Nếu một trong các điều kiện trên được đáp ứng thì bạn đó được coi là đã vượt qua, nếu không thì trượt.

Hướng dẫn: 

Điều kiện: Xác định có 2 cắp điều kiện như sau:

Điều kiện 1: cột B> = 20 và cột C> = 25

Điều kiện 2: cột B> = 15 và cột C> = 20

Chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện là học sinh đậu, vậy nên ta dùng hàm kết hợp. 

Công thức IF, OR, AND: =IF(OR(AND(B2>=20;C2>=25), AND(B2>=15;C2>=20)), “Đậu”, “Trượt”)

=IF(OR(AND(B2>=20;C2>=25), AND(B2>=15;C2>=20)), "Đậu", "Trượt")
=IF(OR(AND(B2>=20;C2>=25), AND(B2>=15;C2>=20)), “Đậu”, “Trượt”)

Sử dụng hàm IF và AVERAGE

Ví dụ: Cho bảng điểm như hình, xếp loại dựa trên điều kiện, nếu điểm trung bình 2 môn toán và văn từ 7 trở lên thì đạt, thấp hơn thì không đạt.

Hướng dẫn: 

Điều kiện: Điểm trung bình >= 7 thì đạt, thấp hơn thì không đạt. 

Công thức cho ô E2: =IF(AVERAGE(C2,D2) >= 7, “đạt”, “trượt”)

Tính chất là xét điều kiện, sau đó cho điều kiện vào trong hàm if
Tính chất là xét điều kiện, sau đó cho điều kiện vào trong hàm if
Kết quả trả về kết hợp hàm if và average
Kết quả trả về kết hợp hàm if và average

Sử dụng hàm IF và MAX/MIN

– Để tìm điểm cao nhất và thấp nhất, bạn có thể sử dụng kết hợp với các hàm MAX và MIN tương ứng. Giả sử rằng cột F là cột tổng điểm, các công thức dưới đây sẽ như sau:

Công thức để đánh giá người có điểm lớn nhất =IF(F2=MAX($F$2:$F$6), “Tốt nhất”, “”)

Công thức để đánh giá người có điểm thấp nhất =IF(F2=MIN($F$2:$F$6), “Kém nhất”, “”)

Nhập công thức cho ô F2: =IF(F2=MAX($F$2:$F$6), "Tốt nhất", "")
Nhập công thức cho ô F2: =IF(F2=MAX($F$2:$F$6), “Tốt nhất”, “”)

 

Kết quả trả về theo hàm IF, MAX
Kết quả trả về theo hàm IF, MAX

 

Nhập công thức cho ô F2: =IF(F2=MIN($F$2:$F$6), "Kém nhất", "")
Nhập công thức cho ô F2: =IF(F2=MIN($F$2:$F$6), “Kém nhất”, “”)

 

Kết quả trả về theo hàm IF, MIN
Kết quả trả về theo hàm IF, MIN

Sử dụng hàm IF cho dạng văn bản

VD1 – Công thức hàm IF không phân biệt chữ hoa, chữ thường

– Hàm IF trong excel được mặc định không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Điều này có nghĩa rằng các biểu thức logic có chứa ký tự không thể phân biệt được kiểu chữ hoa hay thường trong công thức hàm IF. 

– Ví dụ, hàm IF dưới đây trả về giá trị “Yes” hoặc “No” dựa trên trạng thái giao hàng (cột C)

– Công thức: =IF(C2=”delivered”, “No”, “Yes”)

– Kết quả sẽ trả về “No” nếu một ô trong cột C bao gồm từ “Delivered”, còn ngược lại thì sẽ trả về “Yes”. Biểu thức logic “delivered”, “Delivered”, hay “DELIVERED” có giá trị như nhau.

Hàm IF không phân biệt in hoa với chữ thường
Hàm IF không phân biệt in hoa với chữ thường

VD2 – Công thức hàm IF phân biệt IN HOA và chữ thường

– Nếu như bạn muốn tạo một biểu thức logic có phân biệt kiểu chữ hoa hay thường thì dùng kết hợp hàm IF với hàm EXACT để cho giá trị đúng với yêu cầu. Bằng cách so sánh hai chuỗi giá trị và trả về TRUE nếu đúng, ngược lại thì trả về FALSE. Mặc dù hàm EXACT có sự phân biệt hoa hay thường nhưng vẫn bỏ qua sự khác biệt về định dạng.

– Công thức: IF(EXACT(C2,”DELIVERED”), “No”, “Yes”)

– Biểu thức logic bạn áp dụng và “DELIVERED” là giá trị văn bản in hoa mà bạn phải hiện thị một cách chính xác tương ứng với cột C.

Kết quả khi kết hợp với EXACT phân biệt chữ IN HOA với chữ thường
Kết quả khi kết hợp với EXACT phân biệt chữ IN HOA với chữ thường

VD3 – Công thức hàm IF cho ngày tháng

  1. Hàm  IF với hàm DATEVALUE

Để hàm IF có thể nhận dạng được ngày tháng trong một biểu thức logic, bạn phải đặt nó trong hàm DATEVALUE như thế này: DATEVALUE(“11/19/2014”). Công thức hoàn chỉnh có dạng như sau:

=IF(C2<DATEVALUE(“11/19/2014”), “Completed”, “Coming soon”)

Cách dùng hàm IF trong Excel đơn giản và dễ hiểu nhất 7

Như hình trên, công thức hàm IF này đáng giá ngày tháng trong cột C và trả về giá trị “Completed” nếu như trò chơi này diễn tra trước ngày 11 tháng 11, còn ngược lại thì công thức sẽ trả về giá trị “Coming soon”.

Xem thêm: Cách dùng hàm IF trong Excel 

  1. Hàm  IF với hàm TODAY()

– Nếu như bạn chỉ muốn đánh dấu trong khoảng hơn 30 ngày tính từ thời điểm hiện tại thì bạn có thể biểu diễn biểu thức logic như sau A2-TODAY()>30. Công thức có dạng: =IF(A2-TODAY()>30, “Future date”, )

– Để chỉ ra những ngày đã diễn ra cách đây hơn 30 ngày, bạn có thể dùng công thức sau: 

=IF(TODAY()-A2>30, “Past date”, “”)

Cách dùng hàm IF trong Excel đơn giản và dễ hiểu nhất 8

– Nếu bạn muốn có cả hai dấu hiệu trong cùng một cột bạn sẽ cần sử dụng đến hàm IF được lồng ghép như sau:

=IF(A2-TODAY()>30, “Future date”, IF(TODAY()-A2>30, “Past date”, “”))

Cách dùng hàm IF trong Excel đơn giản và dễ hiểu nhất 9

VD4 – Công thức hàm IF cho dữ liệu và ô trống

– Có những lúc bạn muốn đánh dấu ô dữ liệu hay ô trống nhất định thì bạn cần thực hiện một trong các cách sau:

+ Sử dụng kết hợp hàm IF với ISBLANK

+ Sử dụng các biểu thức logic =”” (bằng ô trống) hoặc <>”” (khác ô trống).

Biểu thức logicMô tảVí dụ
Ô trống=””Được cho là TRUE nếu ô được chỉ định là ô trống, bao gồm cả các ô với độ dài xâu bằng 0.

Ngược lại thì là FALSE.

Trả về 0 nếu A1 là ô trống. Ngược lại thì trả về 1

Nếu A1 là một chuỗi giá trị rỗng thì trả về 0

=IF(A1=””, 0, 1)
ISBLANK()Được cho là TRUE nếu ô được chỉ định là ô rỗng hoàn toàn – không có công thức, không có cả chuỗi giá trị rỗng được trả về từ công thức khác.

Ngược lại thì là FALSE.

Trả lại kết quả giống với công thức trên nhưng xử lý các ô có độ dài chuỗi bằng 0 như các ô rỗng.

Tức là, nếu A1 chứa một chuỗi giá trị rỗng, công thức sẽ trả về 1.

=IF(ISBLANK(A1), 0, 1)
Ô có chứa dữ liệu<>””Được cho là TRUE nếu ô chỉ định có chứa dữ liệu. Ngược lại thì là FALSE

Những ô với độ dài chuỗi bằng 0 thì là ô trống. 

Trả về 1 nếu A1 ô có dữ liệu, ngược lại thì trả về. Nếu A1 có chuỗi giá trị rỗng thì công thức trả về 0.

=IF(A1<>””, 1, 0)
ISBLANK()=FALSEĐược cho là TRUE nếu ô ấn định không phải ô rỗng. Ngược lại thì là FALSE. Ô với độ dài chuỗi bằng O thì là ô không rỗng.

Tương tự như các công thức trên, nhưng trả về 1 nếu A1 có bao gồm một chuỗi giá trị rỗng

=IF(ISBLANK(A1)=FALSE, 0, 1)

 

– Ví dụ: Như dữ liệu trong cột C chỉ có được sau khi đã có dữ liệu trong cột B tương ứng với game đã diễn ra thì bạn có thể dùng công thức hàm IF sau để đánh dấu những game đã hoàn thành. 

Công thức: =IF($C2<>””, “Completed”, “”)

Công thức: =IF(ISBLANK($C2)=FALSE, “Completed”, “”)

– Vì không có độ dài chuỗi bằng 0 trong bảng nên cả hai công thức đều trả về kết quả như nhau:

Cách dùng hàm IF trong Excel đơn giản và dễ hiểu nhất 10

Vậy là với bài viết này, chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu về hàm IF trong excel với công thức trong các trường hợp phổ biến, có ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ thực hành và ứng dụng nó trong công việc và học tập.

Từ khóa » Cách Dùng Hàm If đơn Giản