Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm IF Trong Excel đơn Giản Dễ Hiểu
Có thể bạn quan tâm
Hàm IF là hàm điều kiện phổ biến trong Excel giúp người dùng xác định đầu ra của dữ liệu, thoạt nhìn bạn sẽ nghĩ nó khó dùng nhưng bài viết này của chúng tôi sẽ cho bạn thấy việc dùng hàm này để tính kết quả đậu rớt trong Excel vô cùng đơn giản.
Tuy nhiên trước tiên để làm được điều này bạn cần phải hiểu rõ cách thức hoạt động của hàm này trong Excel trước tiên nhé.
Xem thêm: Thành thạo hàm IF và 150 hàm Excel khác nhờ khóa học Excel này
EXG01: Tuyệt đỉnh Excel | Khóa học Excel online từ cơ bản đến nâng cao
G-LEARNING 499,000đ 799,000đ Đăng ký Học thửXEM NHANH BÀI VIẾT
- 1 Hàm IF là gì?
- 2 Cú pháp của Hàm IF
- 3 Những lưu ý khi dùng
- 4 Ví dụ cụ thể
- 5 Tổng kết
Hàm IF là gì?
Trong Excel, hàm IF là một trong những hàm cơ bản và phổ biến nhất. Nó cho phép bạn kiểm tra một điều kiện và trả về giá trị khác nhau tùy thuộc vào kết quả của điều kiện đó.
Với chức năng này, nó cho phép người dùng kết hợp nó với các hàm khác để thao tác với dữ liệu có điều kiện. Chẳng hạn như, bạn có thể kết hợp hàm IF và hàm TEXTJOIN để nối chuỗi trong Excel với các điều kiện được thiết lập cụ thể.
Cú pháp của Hàm IF
=If(Điều kiện, “giá trị 1”, “giá trị 2”)Những lưu ý khi dùng
- Nếu thỏa mãn điều kiện hàm sẽ trả về “giá trị 1”, ngược lại nếu không thỏa mãn sẽ nhận “giá trị 2”.
- Nếu “điều kiện” ở dạng chuỗi ký tự, sẽ đánh giá mọi ký tự trong chuỗi kể cả ký tự khoảng trống.
- Có thể dùng hàm IF nhiều điều kiện vào nhau nếu có nhiều hơn một điều kiện cần xét. Thứ tự xét điều kiện từ trái sang phải, nếu đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất những điều kiện còn lại sẽ không được xét tới.
- Có thể lồng IF với nhiều hàm khác để tối ưu các điều kiện như: Hàm VLOOKUP hoặc HLOOKUP để tìm kiếm dữ liệu, Hàm COUNTIF hoặc COUNTIFS để đếm các số với điều kiện cho trước, Hàm SUMIF hoặc SUMIFS để cộng các số với điều kiện cho trước,…
- Nếu bạn bỏ qua không nhập “Giá trị 1” hoặc “Giá trị 2” hàm sẽ hiển thị kết quả là 0
Nếu bạn có kết quả là ô trống, hãy nhập “Giá trị 1” hoặc “Giá trị 2” là “”
Ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Xác định học sinh đậu rớt (đỗ hay trượt) bằng IF
Mô tả ví dụ:
Cho bảng điểm thi của 4 học sinh, biết rằng 5 điểm trở lên là đậu, dưới 5 điểm thì phải thi lại (rớt). Hãy phân loại các học sinh này:
Như vậy muốn có kết quả ở ô E4 ta nhập công thức hàmnhư sau:
=IF(D4>=5,”Đậu”,”Rớt”)
- Điều kiện của chúng ta là điểm thi của học sinh (ô D4) phải bằng hoặc lớn hơn 5, trong cú pháp này là D4>=5.
- Giá trị 1 của chúng ta là “Đậu”, “Giá trị 2” là “Rớt”, trong cú pháp này điểm thi của học sinh là 8 lớn hơn 5 nên thỏa mãn điều kiện ô E4 hiển thị giá trị 1 là Đậu.
Tham khảo: Tìm kiếm theo điều kiện tùy chọn với hàm IF kết hợp VLOOKUP
Ví dụ 2: Xác định xếp loại học lực của học sinh bằng IF
Mô tả: Cho bảng điểm thi của 6 học sinh, biết rằng 8 điểm trở lên là học sinh giỏi, từ dưới 8 điểm đến 6.5 là học sinh khá, dưới 5 điểm là học sinh trung bình và dưới 3.5 là học sinh yếu. Hãy sử dụng IFđể xếp loại học lực các học sinh này:
Như vậy muốn có kết quả ở ô E4 ta nhập công thức hàmnhư sau:
=IF(D4>=8,”Giỏi”,IF(D4>=6.5,”Khá”,IF(D4>=5,”Trung bình”,”Yếu”)))
If thứ 1: Điều kiện của chúng ta là điểm thi của học sinh (ô D4) nếu lớn hơn hoặc bằng 8 thì thỏa mãn điều kiện, ô E4 hiển thị là Giỏi, nếu nhỏ hơn 8 chuyển sang thực hiện IF thứ 2.
If thứ 2: Điều kiện điểm thi của học sinh (ô D4) nhỏ lớn hơn 8 và lớn hơn hoặc bằng 6.5 thì thỏa mãn điều kiện, ô E4 hiển thị là Khá, nhỏ hơn 6.5 chuyển sang thực hiện IF thứ 3.
If thứ 3: Điều kiện điểm thi của học sinh (ô D4) nhỏ lớn hơn 6.5 và lớn hơn hoặc bằng 5 thì thỏa mãn điều kiện, ô E4 hiển thị là Trung bình, nếu nhỏ hơn 5 ô E4 hiển thị là Yếu.
Với những cú pháp lồng nhiều hàm chú ý đến số lượng các dấu đóng mở ngoặc.
Xem thêm: Bài tập hàm IF nhiều điều kiện kèm hướng dẫn giải chi tiết
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ về cách dùng hàm IF để tính kết quả đậu rớt trong Excel. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn sử dụng thành thạo chức năng này trong trang tính cụ thể của mình.
Tham khảo thêm: Top khóa học tin học văn phòng nhiều học viên
Từ khóa » Cách Dùng Hàm If đơn Giản
-
Hàm IF Trong Excel: Cách Dùng, Có Ví Dụ đơn Giản Dễ Hiểu
-
Hàm IF – Các Công Thức được Kết Hợp Với Nhau Và Tránh Các Rắc Rối
-
Hàm IF - Microsoft Support
-
Hướng Dẫn Hàm IF Trong Excel Cơ Bản Qua Các Ví Dụ đơn Giản
-
Cách Dùng Hàm IF Trong Excel, Có Ví Dụ Hướng Dẫn Cụ Thể
-
Hàm IF Trong Excel: Cách Dùng, Có Ví Dụ đơn Giản - Phương Tùng
-
Hàm If Trong Excel: Cách Sử Dụng đơn Giản [Có Ví Dụ Minh Họa] 2022
-
Bài 15: Khai Thác Sức Mạnh Của Hàm IF Trong Excel
-
Cách Sử Dụng Hàm IF Và IFS Trong Excel, Có Ví Dụ Kèm đáp án
-
Hàm If Trong Excel – Cấu Trúc Và Cách Sử Dụng
-
Giới Thiệu Và Cách Sử Dụng Hàm IF đơn Giản Trong Excel 2010
-
Cách Dùng Hàm IF Trong Excel đơn Giản Và Dễ Hiểu Nhất
-
Cách Dùng Hàm IF Trong Excel Cực đơn Giản Và đạt Hiệu Quả Cao
-
Chi Tiết Cách Sử Dụng Hàm IF Trong Excel để Xếp Loại Học Lực