Hàm IF Trong Excel: Cách Dùng, Có Ví Dụ đơn Giản Dễ Hiểu

Banner top bar X Chọn địa chỉ nhận hàng

Địa chỉ đang chọn: Thay đổi

Hoặc chọn Tỉnh/TP Quận/Huyện Phường/Xã
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
Vui lòng cho Điện Máy XANH biết số nhà, tên đường để thuận tiện giao hàng cho quý khách. Vui lòng nhập địa chỉ số nhà, tên đường để giao hàng. Xác nhận địa chỉ Không hiển thị lại, tôi sẽ cung cấp địa chỉ sau Thông tin giao hàng Thêm thông tin địa chỉ giao hàng mới Xác nhận Xóa địa chỉ Bạn có chắc chắn muốn xóa địa chỉ này không? Hủy Xóa

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác thời gian giao hàng và tình trạng hàng.

Chọn địa chỉ Đóng
  • TIVI
  • MÁY LẠNH
  • TỦ LẠNH
  • MÁY GIẶT
  • ĐIỆN THOẠI - MÁY TÍNH
  • ĐỒNG HỒ
  • GIA DỤNG
  • THIẾT BỊ THÔNG MINH
  • SỨC KHOẺ - LÀM ĐẸP
  • MẸO VẶT

ĐIỆN THOẠI - MÁY TÍNH

  • Tổng quan Điện thoại - Máy tính
  • Tư vấn mua điện thoại
  • Tư vấn mua Laptop
  • Tư vấn mua máy tính bảng
  • Tư vấn mua PC - Máy in
  • Mẹo hay Facebook, Zalo, Youtube
  • Tin học văn phòng
  • Tư vấn mua máy ảnh
  • Phụ kiện
  • Kinh nghiệm hay
  • Điện thoại - Máy tính
  • Tin học văn phòng
Hàm IF trong Excel: Cách dùng, có ví dụ đơn giản dễ hiểu Biên tập bởi Đặng Lê Huy Cập nhật ngày 28/11/2024, lúc 17:12 32.907 lượt xem

Hàm IF là hàm phổ biến và được sử dụng nhiều trong Excel để trả về kết quả theo điều kiện đặt ra. Trong bài viết này, Điện máy XANH sẽ giải thích và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng hàm IF trong Excel nhé!

Ví dụ trong bài được thực hiện trên phiên bản Excel 2016, bạn có thể áp dụng tương tự trên các phiên bản Excel khác như: 2007, 2010, 2013, 2017 và Microsoft Excel 365.

1Công thức Hàm IF trong Excel

Hàm IF được dùng để kiểm tra dữ liệu có thỏa điều kiện người dùng đặt ra hay không và trả về kết quả theo biểu thức logic đúng hoặc sai.

Hàm IF có cấu trúc như sau:

=IF(Logical_test;Value_if_true;Value_if_false)

Trong đó:

  • Logical_test: Điều kiện.
  • Value_if_true: Giá trị trả về nếu thỏa điều kiện
  • Value_if_false: Giá trị trả về nếu không thỏa điều kiện.

Lưu ý: Nếu bỏ trống Value_if_true và Value_if_false, nếu điều kiện thỏa thì giá trị trả về sẽ là 0 và điều kiện không thỏa thì giá trị trả về sẽ là FALSE.

Một vài ứng dụng thực tế của hàm IF:

  • Nếu điểm trung bình của học sinh từ 5 - 6.5 xếp loại trung bình, từ 6.5 - 8 xếp loại khá, từ 8 trở lên xếp loại giỏi.
  • Nếu chức vụ là nhân viên thì phụ cấp 300, chuyên viên thì phụ cấp 500, trưởng phòng thì phụ cấp 700.
  • Nếu khách hàng mua số lượng từ 100 - 1000 thì giá là 500 đồng, từ 1000 - 10000 thì giá là 450 đồng, từ 10000 trở lên thì giá là 400 đồng.

Xem thêm: Hàm SUMIF

2Ví dụ hàm IF

Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng hàm IF, mời bạn cùng xem qua các bài tập đơn giản bên dưới nhé.

Bạn có thể tải bài tập hàm IF trong Excel để thực hành các ví dụ trong bài nhé!

Bạn là giảng viên của một lớp học và bạn cần kiểm tra xem học sinh của mình có qua môn không với điều kiện như sau:

Ví dụ hàm IF

Tại ô D2, ta dùng công thức: =IF(C2>=7,"Đạt","Không Đạt")

Giải thích:

  • C2>=7: Kiểm tra xem ô C2 (điểm số) có lớn hơn hoặc bằng 7 hay không
  • "Đạt": Kết quả trả về khi ô C2 lớn hơn hoặc bằng 7
  • "Không Đạt": Kết quả trả về khi ô C2 nhỏ hơn 7

Lưu ý: Khi kết quả trả về là dạng chữ, bạn cần thêm dấu ngoặc kép (") như trong công thức ở trên.

Kết quả:

Kết quả khi sử dụng hàm IF

3Một số cách dùng hàm IF

Trong thực tế khi sử dụng hàm IF, chúng ta sẽ cần lồng nhiều hàm IF với nhau hoặc lồng hàm IF với các hàng khác.

Bạn có thể hiểu cách dùng hàm IF khác như sau:

  • Nếu điều kiện IF đúng => Thực hiện hành động 1.
  • Nếu điều kiện IF sai => Thực hiện hành động 2.

Lồng nhiều hàm IF

Tìm hiểu thêm: Hàm IF lồng nhiều điều kiện trong Excel dễ hiểu nhất

Trong trường hợp bạn có từ 2 điều kiện khác nhau trở lên, bạn nên lồng các hàm IF lại với nhau để tạo thành một công thức hoàn chỉnh.

Giả sử bạn là nhân viên tiền lương và phúc lợi của một công ty, và bạn cần phải tính toán phụ cấp tương ứng theo chức vụ như sau:

Ví dụ lồng nhiều hàm IF với nhau

Tại ô D2, ta dùng công thức: =IF(C2="Nhân viên",500000,IF(C2="Chuyên viên",700000,1000000))

Giải thích:

  • Công thức IF 1: Nếu C2 là Nhân viên, trả về kết quả 500000, không phải Nhân viên thì kiểm tra tiếp với IF 2
  • Công thức IF 2: Nếu C2 là Chuyên viên, trả về kết quả 700000, không phải Chuyên viên thì trả về kết quả 1000000 (vì không phải Nhân viên, không phải Chuyên viên thì chỉ còn lại Trưởng phòng)

Kết quả:

Kết quả lồng nhiều hàm IF với nhau

Lồng hàm IF với hàm khác

Ngoài các hàm IF được lồng với nhau, chúng ta cũng lồng hàm IF với các công thức khác trong các trường hợp điều kiện phức tạp hơn. Ví dụ bên dưới là một trường hợp phổ biến sử dụng hàm AND lồng với hàm IF.

Ví dụ hàm IF lồng với hàm khác

Tại ô E2, ta dùng công thức: =IF(AND(C2>=5,D2>=5),"Đạt","Không Đạt")

Giải thích:

  • AND(C2>=5,D2>=5: Kiểm tra xem ô C2 và D2 xem mỗi ô có lớn hơn hoặc bằng 5 không
  • "Đạt": Kết quả trả về khi cả ô C2 và D2 đều từ lớn hơn 5
  • "Không Đạt": Kết quả trả về khi một trong hai nhỏ hơn 5

Kết quả:

Kết quả hàm IF lồng với hàm khác

Sử dụng hàm IF nhiều điều kiện

Trong trường hợp cần xét nhiều điều kiện khác nhau, ta có thể dùng hàm IFS.

Công thức:

=IFS(logical_test1, value_if_true1, [logical_test2, value_if_true2]…)

Trong đó

  • logical_test1: Biểu thức điều kiện 1.
  • value_if_true1: Giá trị trả về nếu điều kiện 1 đúng.
  • logical_test2: Biểu thức điều kiện 2.
  • value_if_true2: Giá trị trả về nếu điều kiện 2 đúng.

Để giải thích hàm IFS, ta hãy cùng đến ví dụ::Cho một bảng danh sách mã sản phẩm với phần trăm khuyến mãi khác nhau, khi mua sản phẩm nhân viên sẽ quét mã sản phẩm và trả về số tiền khuyến mãi.

Ngoài việc sử dụng hàm VLOOKUP ra, ta còn có thể sử dụng hàm IFS như sau:

=IFS(A2="Xà Phòng",0.5, A2="Sữa tắm",0.4, A2="Bột giặt",0.8)

Trong đó:

  • A2 là sản phẩm cần dò điều kiện.
  • Xà Phòng, sữa tắm, bột giặt: là các loại sản phẩm cần dò
  • 0.5, 0.4, 0.8: là tỉ lệ giảm giá sẽ trả về nếu thỏa điều kiện 1, 2, 3.
Xem thêm: Hàm IF nhiều điều kiện trong Excel

Hàm IF kết hợp AND

Để hiểu hơn về trường hợp này, ta có thể đi tới ví dụ sau:

Giả sử ta có điểm trung bình của một học sinh là 8.0, học sinh sẽ được xếp loại học sinh giỏi nếu điểm trung bình đạt 8.0 hạnh kiểm Tốt

Vậy sử dụng hàm IF kết hợp and trong trường hợp này sẽ là:

=IF(AND(A2>=8, B2="Tốt"), "Học Sinh Giỏi", "Học Sinh Tiên Tiến")

Trong đó:

  • AND: So sánh cả 2 điều kiện IF (DTB >=8, Hạnh Kiểm là Tốt)
  • "Học Sinh Giỏi": Kết quả trả về nếu thỏa 2 điều kiện
  • "Học Sinh Tiên Tiến": Kết quả trả về nếu 1 trong hai điều kiện đó không thỏa.

4Một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm IF

Mời bạn tham khảo một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm IF và cách khắc phục:

Kết quả hiển thị trong ô bằng 0 (không)

Lỗi này xảy ra một trong hai giá trị value_if_true hoặc value_if_false đang để trống.

Nếu mục đích của bạn là muốn giá trị trả về để trống thay vì 0, hãy thêm 2 dấu ngoặc kép (""), hoặc thêm giá trị cụ thể trả về.

Ví dụ: =IF(A1>5,"Đạt","") hoặc =IF(A1>5,"Đạt","Không Đạt")

Kết quả hiển thị trong ô là #NAME?

Lỗi này thường xảy ra khi công thức của bạn bị sai chính tả, như thay vì IF thì lại thành UF hoặc OF do các phím U, I, O này ở gần nhau.

Để khắc phục, bạn hãy kiểm tra lại chính tả của công thức và các dấu ngoặc đã đủ chưa (đặc biệt trong hàm IF lồng).

Xem thêm:

  • 8 thông báo mã lỗi Excel phổ biến. Nguyên nhân, cách sửa lỗi nhanh, đơn giản
  • 3 cách chuyển file Excel sang PDF online/offline nhanh, chi tiết nhất
  • Hàm HLOOKUP trong Excel: Cách sử dụng và ví dụ cụ thể

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn cách dùng hàm IF trong Excel. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng hàm IF.

Bạn có hài lòng với bài viết này không? Hài lòng 0 Không hài lòng Đóng
Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?
  • Nội dung khó hiểu, khó tiếp cận
  • Nội dung sơ sài, ít thông tin
  • Nội dung cũ, cần cập nhật nội dung mới
  • Hình ảnh, sản phẩm chưa đẹp mắt
  • Trải nghiệm đọc tin chưa thuận tiện
Gửi Cảm ơn bạn đã gửi phản hồi!

Bài viết liên quan

  • Cách cố định cột, dòng trong Excel chi tiết từng bước
    Cách cố định cột, dòng trong Excel chi tiết từng bước
    203792 0
  • Hàm VLOOKUP trong Excel - Cách sử dụng hàm VLOOKUP chi tiết, có ví dụ
    Hàm VLOOKUP trong Excel - Cách sử dụng hàm VLOOKUP chi tiết, có ví dụ
    264022 0
  • Cách tính chênh lệch thời gian trong Excel dễ thực hiện
    Cách tính chênh lệch thời gian trong Excel dễ thực hiện
    3964 0
  • Hàm IF lồng nhiều điều kiện trong Excel chi tiết, dễ hiểu nhất
    Hàm IF lồng nhiều điều kiện trong Excel chi tiết, dễ hiểu nhất
    13881 0
Từ khóa: hàm if là gì , hàm if cách sử dụng hàm if , hàm if excel , excel

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.

Từ khóa » Cách Dùng Hàm If đơn Giản