Cách Ghi Sổ Chủ Nhiệm Tiểu Học Theo Thông Tư 22 Chính Xác Nhất

Sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông tư 22 là một trong những cuốn sổ quan trọng nhất đối với các giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học. Hiện nay, cuốn sổ này đang được dùng để đánh giá, theo dõi học sinh tuân thủ thông tư 22 cho nên các thầy cô cần nắm rõ nội dung của thông tư này cũng như cách viết sao cho chuẩn. Trong bài viết dưới đây, hãy để Bamboo School hướng dẫn bạn cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông tư 22, cùng tham khảo nhé!

Sổ chủ nhiệm tiểu học là gì?

Sổ chủ nhiệm tiểu học là loại hồ sơ, sổ sách mà bất kỳ thầy cô cấp tiểu học nào cũng phải có để theo dõi học sinh của mình. Hiện nay, việc quản lý và đánh giá học sinh sẽ được thực hiện dựa trên các quy định của thông tư 22. Các thầy cô giáo cũng cần phải bám sát nội dung thông tư để biết cách viết sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông tư 22 một cách chính xác nhất.

Chức năng của sổ chủ nhiệm tiểu học:

  • Quản lý, theo dõi học sinh của mình
  • Cơ sở xác thực để báo cáo với cấp quản lý về những diễn biến, sự tiến bộ của lớp
  • Hỗ trợ tốt hơn trong công tác giáo dục, giảng dạy học sinh
  • Cơ sở tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại học sinh
  • Hồ sơ quan trọng khi tham gia những cuộc thi về giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp

Sổ chủ nhiệm tiểu học là gì

Hướng dẫn cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông tư 22

Căn cứ và xây dựng sổ sách theo Điều 30: Hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường đối với giáo viên tiểu học cần có: Giáo án, sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ công tác Đội (đối với tổng phụ trách Đội)

Trang đầu tiên: Nhiệm vụ của học sinh

  • Liệt kê nhiệm vụ, quyền lợi dành riêng cho học sinh tiểu học
  • Những hành vi, thái độ và biểu hiện các bạn học sinh tiểu học không được thực hiện
  • Liệt kê hình thức khen thưởng, kỷ luật cho học sinh
  • Các quy định về sử dụng dụng cụ học tập
Xem thêm: Tin Nhắn Chúc Mừng Sinh Nhật Crush Hay Nhất ❤️Lãng Mạn

Trang: Thông tin học sinh

  • Nêu rõ họ và tên đầy đủ của từng học sinh theo giấy khai sinh
  • Nêu rõ ngày tháng năm sinh, giới tính, họ và tên bố mẹ, địa chỉ,…
  • Đánh dấu các học sinh là đội viên, theo dõi các kết quả rèn luyện của năm trước, danh hiệu khen thưởng của năm cũ và ghi chú

Trang: Đội ngũ ban cán sự

  • Liệt kê cụ thể những phân công nhiệm vụ của từng bạn nằm trong đội ngũ ban cán sự
  • Đề ra các vai trò, nhiệm vụ của từng vị trí
  • Ban cán sự cần được thay đổi theo từng học kỳ, phân chia theo các nhóm, các tổ riêng
  • Liệt kê những nhiệm vụ của từng nhóm

Trang: Danh sách học sinh được chia theo nhóm, tổ riêng

  • Tên các học sinh có trong mỗi nhóm tổ, học sinh nào là tổ trưởng, điều này có thể được thay đổi theo học kỳ
  • Danh sách ban đại diện hội phụ huynh học sinh (ghi rõ địa chỉ, số điện thoại và vai trò của ban đại diện)
  • Danh sách các học sinh có năng lực vượt bậc hoặc năng khiếu riêng
  • Danh sách các học sinh tham gia các câu lạc bộ
  • Danh sách các học sinh thuộc diện hoàn cảnh khó khăn

Trang: Kế hoạch trong năm học

  • Những căn cứ để xây dựng nên kế hoạch chủ nhiệm
  • Khái quát về đặc điểm, tình hình chung của lớp chủ nhiệm: khái quát sơ bộ qua điều tra học sinh của giáo viên chủ nhiệm
  • Chỉ ra các bạn là học sinh cá biệt để được quan tâm và uốn nắn nhiều hơn
  • Nắm được thống kê của kết quả rèn luyện năm học cũ

Trang: Các mục tiêu cần đạt được

  • Những số liệu cần đạt dành cho lớp chủ nhiệm ở 3 lĩnh vực: các môn học và hoạt động giáo dục, kỹ năng mềm và phẩm chất học sinh. Những điều này được tổng hợp theo báo cáo của phần mềm EMIS – sổ tổng hợp đánh giá giáo dục
  • Nêu ra những chỉ tiêu thực tế cần đạt: vở sạch chữ đẹp cấp tiểu học, danh hiệu lớp, phong trào, hoạt động ngoài giờ lên lớp,…
Xem thêm: 1 tô hủ tiếu bao nhiêu calo? Ăn hủ tiếu có tăng cân không?

Trang: Một vài biện pháp thực hiện

  • Duy trì sĩ số lớp: nêu rõ mục tiêu, làm gì và cách làm như thế nào để đạt được mục tiêu đó
  • Biện pháp để đạt được chất lượng giáo dục cho từng môn học và những hoạt động giáo dục
  • Biện pháp hỗ trợ, cải thiện năng lực học sinh
  • Biện pháp cải thiện, duy trì phẩm chất học sinh

Trang: Kế hoạch của từng tháng

  • Những điểm trọng tâm cần chú ý trong tháng
  • Nội dung hoạt động của từng tháng về giáo dục, hoạt động đạo đức, phong trào,…
  • Có các giải pháp để thực hiện
  • Kết quả từng hoạt động, thông tin cụ thể về danh sách học sinh thực hiện
  • Ghi chép, đánh giá chung sau khi kết thúc tháng
  • Ghi chú lại những nội dung cần điều chỉnh

Trang: Theo dõi kết quả định kỳ

  • Đưa ra những số liệu báo cáo dựa trên phần mềm EMIS, các phần mềm quản lý của Bộ Giáo Dục dựa trên thông tư 22
  • Dựa vào Sổ tổng hợp kết quả từng quý để thống kê kết quả các môn học và từng hoạt động
  • Ghi chép đầy đủ kết quả mà lớp đạt được

Trang: Theo dõi chuyên cần học sinh

  • Học sinh tiểu học thường rất chuyên cần nên chia thành 4 cột: HK1, HK2, cả năm, ghi chú
  • Ví dụ về cách ghi: em A nghỉ trong học kỳ 2 có phép ngày 15/3 thì ghi vào cột HK2 và cột cả năm, ghi rõ số ngày có phép và không phép

Trang: Theo dõi các khoản thu

  • Chỉ được phép ghi những khoản được thu hoặc thu hộ học sinh như BHYT, quỹ ủng hộ, các loại quỹ theo chỉ đạo từ cấp trên
Xem thêm: Một nền đất là bao nhiêu mét vuông và diện tích tối thiểu để cấp sổ đỏ

Trang: Đánh giá biểu hiện cần được khen thưởng – nhắc nhở

  • Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng phòng Giáo Dục địa phương
  • Viết theo tiến trình thời gian
  • Căn cứ cụ thể cho các buổi giáo dục tập thể, đánh giá các đợt,…

Trang: Theo dõi phụ huynh học sinh

  • Kế hoạch, giáo án cụ thể để họp phụ huynh, đi kèm là danh sách các phụ huynh có tham gia họp
  • Cuối buổi họp phải đưa ra hoàn chỉnh biên bản của buổi họp phụ huynh đó

Mẫu sổ chủ nhiệm theo thông tư 22

Dưới đây là mẫu của sổ chủ nhiệm được biên soạn chuẩn theo Thông Tư 22:

Tải mẫu sổ chủ nhiệm theo thông tư 22

Tải mẫu sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông số 22

Xem thêm:

  • Cách viết đơn xin chuyển trường tiểu học và thủ tục chuyển trường
  • Cách trang trí thời khóa biểu đẹp, độc, lạ, đơn giản dễ làm
  • Hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái tiếng Việt cho bé vào lớp 1

Trên đây là những chia sẻ cũng như hướng dẫn cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học theo thông tư 22 mà Bamboo School giới thiệu đến độc giả. Hy vọng những thông tin trên sẽ là nguồn kiến thức bổ ích cho các bậc chủ nhiệm các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 có thể tham khảo thêm.

Nguyễn Văn Sỹ

Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!

Từ khóa » Sổ Chủ Nhiệm Lớp 5 Theo Thông Tư 22