Cách Giải Bài Dạng: Hai đường Tròn Tiếp Xúc Nhau, Cắt Nhau Toán Lớp 9
Có thể bạn quan tâm
A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Vị trí tương đối của đường tròn
- (O, R) và (O', R') cắt nhau <=> (O) và (O') có hai điểm chung <=> |R - R'| < d < R + R'
- (O, R) và (O', R') tiếp xúc nhau <=> (O) và (O') có một điểm chung <=> d = |R - R'| hoặc d = R + R'
- (O, R) và (O', R') không giao nhau <=> (O) và (O') không có điểm chung <=> d > R + R' hoặc d < |R - R'|
2. Tính chất đường nối tâm
- Đường nối tâm là trục đối xứng của hình gồm cả hai đường tròn.
- Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp diểm nằm trên đường nối tâm.
3. Tiếp tuyến chung của hai đường tròn
- Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó.
- Tiếp tuyến chung ngoài là tiếp tuyến chung không cắt đoạn nối tâm.
- Tiếp tuyến chung trong là tiếp tuyến chung cắt đoạn nối tâm.
Ví dụ 1: Cho (O) tiếp xúc trong với (O') tại A ((O) nằm bên trong (O')). Qua A kẻ một cát tuyến bất kì cắt (O) tại B và (O') tại C. Chứng minh rằng OB // O'C.
Hướng dẫn:
Đường tròn (O) tiếp xúc trong với đường tròn (O') tại A nên A nằm trên OO'.
=> Góc A là góc chung của hai tam giác O'AC và OAB.
Vì O'A = O'C (cùng bằng bán kính (O')) => Tam giác O'AC cân tại O' => $\widehat{A}=\widehat{C}$ (1)
OA = OB (bán kính (O)) => Tam giác OAB cân tại O => $\widehat{A}=\widehat{B}$ (2)
Từ (1) và (2) => $\widehat{B}=\widehat{C}$
Vậy OB // O'C (vì có cặp góc đồng vị bằng nhau)
Ví dụ 2: Cho hai đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại A và B. Gọi I là trung điểm của O1O2. Qua A vẽ đường thẳng vuông góc với IA, cắt (O1) tại C và (O2) ở D (khác A). Chứng minh rằng CA = AD.
Hướng dẫn:
Kẻ O1H $\perp $ CD, O2H $\perp $ CD thì O1H // IA // O2K (1)
O1H vuông góc với dây CA của (O1) nên CH = HA = $\frac{CA}{2}$
O2K vuông góc với dây AD của (O2) nên AK = KD = $\frac{AD}{2}$
Lại có O1I = IO2 (theo giả thiết) (2)
Từ (1) và (2) suy ra O1H, IA, O2K là ba đường thẳng song song cách đều nên AH = AK <=> CA = AD
Từ khóa » Tính Chất Hai đường Tròn Tiếp Xúc Trong
-
Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn - Lý Thuyết Toán 9
-
2.7. Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn
-
Lý Thuyết Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn Toán 9
-
Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn (tiếp) - Null - ICAN
-
Bài 7: Ví Trí Tương đối Của Hai đường Tròn - Hoc24
-
Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn - Lý Thuyết Và Các Dạng Bài Tập
-
Bài 8. Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn (tiếp Theo)
-
Giải Toán 9 Bài 7 + Bài 8. Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn
-
Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn
-
Vị Trí Tương đối Của 2 đường Tròn - Chuyên đề Toán 9
-
Lý Thuyết Về Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn (tiếp Theo)
-
Tiếp Xúc Với đường Tròn Là Gì - Học Tốt
-
Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn - Công Thức Toán - Ibaitap
-
Ba Vị Trí Tương đối Của Hai đường Tròn Và Tính Chất Của đường Nối Tâm.