Cách Giải Bài Tập Oxi Tác Dụng Với Phi Kim Cực Hay, Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Bài viết Cách giải bài tập oxi tác dụng với phi kim với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập oxi tác dụng với phi kim.
- Cách giải bài tập Oxi tác dụng với phi kim cực
- Ví dụ minh họa Cách giải bài tập oxi tác dụng với phi kim cực
- Bài tập vận dụng Oxi tác dụng với phi kim cực
Cách giải bài tập oxi tác dụng với phi kim (cực hay, có đáp án)
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
- Oxi cũng có thể phản ứng trực tiếp với hầu hết các phi kim (trừ nhóm halogen: flo, clo, brom, iot và atatin).
Ví dụ:
5O2 (dư) + 4P 2P2O5; 3O2 + 4P (dư) → 2P2O3
O2 + S SO2
O2 + C CO2
- Các bước giải:
+ Tính số mol các chất đã cho.
+ Viết phương trình hóa học.
+ Xác định chất dư, chất hết (nếu có), tính toán theo chất hết.
+ Tính khối lượng hoặc thể tích các chất theo yêu cầu đề bài.
- Nắm vững kiến thức về lập phương trình hóa học, cân bằng hóa học và các công thức chuyển đổi khối lượng, thể tích.
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mPK + mO2 = moxit
- Nếu bài cho số liệu số mol cả chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm thì tính toán theo chất sản phẩm.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm C và S trong khí oxi thu được khí carbon dioxide CO2 và 3,2 gam sulfur dioxide SO2. Tính thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được.
Lời giải:
Số mol SO2: nSO2 = =0,05(mol)
Phương trình hóa học:
S + O2 SO2 (1)
C + O2 CO2 (2)
Theo phương trình (1): nS = nSO2 = 0,05 mol
⇒ mS = 0,05 . 32 = 1,6 gam
⇒ mC = 2,8 - 1,6 = 1,2 gam
⇒ nC = =0,1(mol)
Theo phương trình (2): nCO2 = nC = 0,1 mol
⇒ VCO2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít.
Ví dụ 2: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2). Tính số gam lưu huỳnh đã phản ứng.
Lời giải:
nSO2 = = 0,3(mol)
nO2 = = 0,46875(mol)
PTHH: S + O2 SO2
Tỉ lệ phản ứng là 1:1, mà nSO2 < nO2
⇒ O2 dư, S hết.
⇒ nS = nSO2 = 0,3mol ⇒ mS = 9,6g.
Ví dụ 3: Tính thể tích khí oxi và không khí cần thiết để đốt cháy 62 gam photpho, biết rằng không khí có 20% về thể tích khí oxi, thể tích các khí đo ở đktc.
Lời giải:
nP = = 2 mol
4P + 5O2 2P2O5
2 → 2,5 (mol)
VO2 = 2,5.22,4 = 56 lít
VKK = .56 = 280 lít.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy.
A. 1792 lít
B. 896 lít
C. 2240 lít
D. 1344 lít
Lời giải:
Đáp án A.
Khối lượng C trong 1kg than là: mC = = 0,96 kg = 960g
nC = = 80 mol
C + O2 CO2
80 → 80 (mol)
VO2 = 80.22,4 = 1792 lít.
Câu 2: Đốt cháy hết 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra diphosphorus pentoxide. Tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng
A. 1,3945 g
B. 14,2 g
C. 1,42 g
D. 7,1 g
Lời giải:
Đáp án D.
nP = = 0,1 mol
4P + 5O2 2P2O5
0,1 → 0,05 (mol)
mP2O5= 0,05.142 = 7,1 g
Câu 3: Tính thể tích khí oxi (đktc) phản ứng khi đốt cháy hết 3,6 g cacbon.
A. 0,672 lít
B. 67,2 lít
C. 6,72 lít
D. 0,0672 lít
Lời giải:
Đáp án C
nC = = 0,3 mol
C + O2 CO2
0,3→0,3 (mol)
⇒ VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít.
Câu 4: Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản có chất nào còn dư?
A. Oxi
B. Lưu huỳnh.
C. Hai chất vừa hết
D. Không xác định được
Lời giải:
Đáp án A.
Phương trình phản ứng:
S + O2 SO2
nS = = 0,1 mol
nO2 = = 0,15626 mol
Lấy tỉ lệ số mol chia cho hệ số phản ứng ta có:
⇒ Vậy oxi dư, lưu huỳnh hết.
Câu 5: Một bình phản ứng chứa 33,6 lít khí oxi (đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam cacbon?
A. 12 gam
B. 24 gam
C. 18 gam
D. 16 gam
Lời giải:
Đáp án C.
nO2 = = 1,5 mol
C + O2 CO2
1,5 ←1,5 (mol)
⇒ mC = 1,5.12 = 18g
Câu 6: Đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2 (đktc). Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:
A. 4,48lít
B. 2,24 lít
C. 1,12 lít
D. 3,36 lít
Lời giải:
Đáp án C.
nO2 = = 0,05 mol
nS = = 0,1 mol
S + O2 SO2
Tỉ lệ phản ứng 1 : 1 và nO2 < nS nên O2 hết, tính toán theo O2
nSO2 = nO2 = 0,05 mol
VSO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
Câu 7: Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí carbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.
A. 94,6 %
B. 97,2 %
C. 95,7 %
D. 89,7 %
Lời giải:
Đáp án A
Đổi 1,06 m3 = 1060 lít.
nCO2 = = 47,32 mol
C + O2 CO2
47,32 ← 47,32 (mol)
mC = 47,32.12 = 567,84g = 0,56784 kg.
Phần trăm khối lượng C trong mẫu than đá là:
%C = .100% = 94,64%
Câu 8: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 46,5g photpho. Giả sử sau phản ứng chỉ thu được điphotphopentaoxit (P2O5).
A. 72g.
B. 60g.
C. 32g.
D. 64g.
Lời giải:
Đáp án B.
nP = = 1,5 mol
4P + 5O2 2P2OO5
1,5 → 1,875 (mol)
mO2 = 1,875.32 = 60g
Câu 9: Tính số mol khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn một tấn than chứa 95% cacbon, còn lại là các tạp chất không cháy?
A. 79867 mol
B. 82179 mol
C. 82679 mol
D. 79167 mol
Lời giải:
Đáp án D.
Khối lượng C trong 1 tấn than là: mC = = 0,95 tấn = 950000 g
nC = = 79166,67 mol ≈ 79167 mol.
C + O2 CO2
Theo phương trình: nO2 = nC = 79167 mol
Câu 10: Đốt cháy lưu huỳnh trong oxi thu được khí sulfur dioxide (SO2). Để thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc) cần dùng bao nhiêu gam lưu huỳnh?
A. 7,2g
B. 8g
C. 6,4g
D. 3,2g
Lời giải:
Đáp án B.
nSO2 = = 0,25 mol
S + O2 SO2
0,25 ← 0,25 (mol)
mS = 0,25.32 = 8g.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Cách giải bài tập oxi tác dụng với hợp chất (cực hay, có đáp án)
- Cách giải bài tập về phản ứng hóa hợp (cực hay, có đáp án)
- Cách giải bài tập về oxit, phân loại oxit (cực hay, có đáp án)
- Bài tập về cách gọi tên oxit (cực hay, có đáp án)
- Bài tập về điều chế oxi (cực hay, có đáp án)
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Ví Dụ Phi Kim Tác Dụng Với Oxi
-
Tính Chất Hóa Học Của Phi Kim. Ví Dụ Và Bài Tập Dễ Hiểu
-
Tính Chất Hóa Học Của Phi Kim Và Bài Tập Vận Dụng - VOH
-
Tính Chất Hóa Học Của Phi Kim, Giải Bài Tập Phi Kim - THPT Sóc Trăng
-
Tính Chất Hóa Học Của Phi Kim, Ví Dụ Và Bài Tập - Eduboston
-
Tính Chất Hóa Học Của Phi Kim Và Bài Tập Vận Dụng Có Đáp Án
-
2/ Phi Kim Tác Dụng Với Hiđro - 123doc
-
PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC NÀO? 1 Tác Dụng Với ...
-
Nêu Các Tính Chất Hóa Học Của Oxi? Lấy Ví Dụ Minh Họa
-
Cho Ví Dụ Kim Loại Tác Dụng Với Phi Kim - Cùng Hỏi Đáp
-
Phi Kim Là Gì? Tính Chất Vật Lý Và Tính Chất Hóa Học Của Chúng - Monkey
-
Tính Chất Của Oxi - Hóa Học 24H
-
Giải Sách Bài Tập Hóa Học 9 - Bài 25: Tính Chất Của Phi Kim
-
Tính Chất Hóa Học Chúng Của Phi Kim Gồm