PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC NÀO? 1 Tác Dụng Với ...

1. Tác dụng với kim loại

* Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối: 2Na (r) + Cl2 (k) … 2NaCl (r)

(vàng lục) (trắng) Fe (r) + S (r) … FeS (r) (trắng xám) (vàng) (đen)

2 Cu (r) + O2 (k) … 2CuO (r) (đỏ) (đen)

Nhận xét: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.

2. Tác dụng với hiđro

* Oxi tác dụng với hiđro

Khí oxi tác dụng với khí hiđro tạo thành hơi nước: O2 (k) + 2H2 (k) … 2H2O (h)

* Clo tác dụng với hiđro Thí nghiệm (hình 3.1). 75

Đưa hiđro đang cháy vào lọ đựng khí clo. Sau phản ứng, cho một ít nước vào lọ, lắc nhẹ rồi dùng giấy quỳ tím để thử.

Hiện tượng: Hiđro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu. Màu vàng lục của khí clo biến mất. Giấy quỳ tím hóa đỏ.

Nhận xét: Khí clo đã phản ứng mạnh với hiđro tạo thành khí hiđro clorua không màu. Khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric và làm quỳ tím hóa đỏ.

H2 (k) + Cl2 (k) … 2HCl (k)

* Ngoài ra, ngoài phi kim khác C, S, Br2 … tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí.

Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.

3. Tác dụng với oxiThí dụ: Thí dụ: S (r) + O2 (k) … SO2 (k) (vàng) (không màu) 4 P(r) + 5O2 (k) … 2 P2O5 (r) (đỏ) (trắng)

Nhận xét: Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.

4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim

Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và

hiđro. Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh, flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

76

Ghi nhớ:

1. Phi kim tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí; phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt.

2. Phi kim tác dụng được kim loại, hiđro và oxi.

BÀI TẬP

1. Hãy chọn câu đúng: a) Phi kim dẫn điện tốt. b) Phi kim dẫn nhiệt tốt.

c) Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn, khí. d) Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

2. Viết các phương trình hóa học của S, C, Cu, Zn với khí O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Viết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với mỗi oxit đó.

3. Viết các phương trình hóa học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho hiđro phản ứng với:

a) clo;

b) lưu huỳnh; c) brom.

4. Viết các phương trình hóa học giữa các cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có):

a) khí flo và hiđro; b) lưu huỳnh và oxi;

c) bột sắt và bột lưu huỳnh; d) cacbon và oxi;

e) khí hiđro và lưu huỳnh.

5. Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau:

a) Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ. b) Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi trên.

6*. Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B.

a) Hãy viết các phương trình hóa học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng. 77

Bài 26 (2 tiết) CLO

Hãy tìm hiểu tính chất, ứng dụng và điều chế của một phi kim hoạt động hóa học mạnh, có nhiều ứng dụng trong thực tế là clo.

Kí hiệu hóa học: Cl. Nguyên tử khối: 35,5. Công thức phân tử: Cl2.

I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. Clo nặng gấp gần 2,5 lần không khí và tan được trong nước. Ở 200C, một thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích khí clo. Clo là khí độc.

II – TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim không?

a) Tác dụng với kim loại

Thí dụ:

3 Cl2 (k) + 2Fe (r) … 2 FeCl3 (r) (vàng lục) (trắng xám) (nâu đỏ)

Cl2 (k) + Cu (r) → CuCl2 (r) (vàng lục) (đỏ) (trắng)

Nhận xét: Clo phản ứng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua.

b) Tác dụng với hiđro

Clo phản ứng dễ dàng với hiđro tạo khí hiđro clorua: Cl2 (k) + H2 (k) … 2 HCl(k)

Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.

Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim như: tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua, tác dụng với hiđro tạo thành khí hiđro clorua… Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh. Chú ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi.

78

2. Clo còn có tính chất hóa học nào khác?

a) Tác dụng với nước

Thí nghiệm: Dẫn khí clo vào cốc đựng nước, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được (hình 3.3).

Hiện tượng:

Dung dịch nước clo có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo. Giấy quỳ tím đổi sang màu đỏ, sau đó mất màu ngay.

Nhận xét: phản ứng của clo với nước xảy ra theo hai chiều ngược nhau:

Cl2 (k) + H2O (l) …… HCl (dd) + HClO (dd)

Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất: Cl2, HCl, HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo. Lúc đầu dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ, nhưng nhanh chóng bị mất màu do tác dụng oxi hóa mạnh của axit hipoclorơ HClO.

b) Tác dụng với dung dịch NaOH

Thí nghiệm: Dẫn khí clo vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH. Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch vừa tạo thành vào mẩu giấy quỳ tím.

Hiện tượng: Dung dịch tạo thành không màu. Giấy quỳ tím mất màu. Nhận xét: Clo đã phản ứng với dung dịch NaOH theo phản ứng: Cl2 (k) + 2NaOH (dd) → NaCl (dd) + NaClO (dd) + H2O (l) (vàng lục) (không màu) (không màu) (không màu)

Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua và natri hipiclorit được gọi là nước Gia-ven. Dung dịch này có tính tẩy màu vì tương tự như HClO, NaClO là chất oxi hóa mạnh

79

Từ khóa » Ví Dụ Phi Kim Tác Dụng Với Oxi