Cách Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ
Có thể bạn quan tâm
Chuyên đề thi vào 10: Giải hệ phương trình bằng cách đặt ẩn phụ
- I. Cách giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
- II. Bài tập ví dụ giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
- III. Bài tập tự luyện giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
Giải hệ phương trình bằng cách đặt ẩn phụ là một dạng toán thường gặp trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán được VnDoc biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
- Chuyên đề Hệ phương trình lớp 9
- Toán nâng cao lớp 9 Chủ đề 5: Hệ phương trình
- Các dạng hệ phương trình đặc biệt
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Luyện thi lớp 9 lên 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Bài tập về cách giải hệ phương trình bằng cách đặt ẩn phụ được VnDoc biên soạn gồm hướng dẫn giải chi tiết cho dạng bài "Giải hệ phương trình" và tổng hợp các bài toán để các bạn học sinh có thể luyện tập thêm. Qua đó sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập các kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi học kì và ôn thi vào lớp 10 hiệu quả nhất. Sau đây mời các bạn học sinh cùng tham khảo tải về bản đầy đủ chi tiết.
I. Cách giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
+ Bước 1: Đặt điều kiện để hệ phương trình có nghĩa
+ Bước 2: Đặt ẩn phụ thích hợp và đặt điều kiện cho ẩn phụ
+ Bước 3: Giải hệ theo các ẩn phụ đã đặt (sử dụng phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số) sau đó kết hợp với điều kiện của ẩn phụ
+ Bước 4: Với mỗi giá trị ẩn phụ tìm được, tìm nghiệm tương ứng của hệ phương trình và kết hợp với điều kiện ban đầu
II. Bài tập ví dụ giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
Bài 1: Giải các hệ phương trình dưới đây:
1, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{2}{x} + \frac{3}{y} = 3\\ \frac{1}{x} + \frac{2}{y} = 1 \end{array} \right.\) | 2, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{3}{{2x - y}} - \frac{6}{{x + y}} = - 1\\ \frac{1}{{2x - y}} - \frac{1}{{x + y}} = 0 \end{array} \right.\) |
3, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{2}{{x + y - 5}} + \frac{3}{{2x - y + 1}} = 2\\ \frac{4}{{x + y - 5}} - \frac{3}{{2x - y + 1}} = 1 \end{array} \right.\) | 4, \(\left\{ \begin{array}{l} \left| {x - 1} \right| + y = 2\\ 3\left| {1 - x} \right| - 2y = 1 \end{array} \right.\) |
5, \(\left\{ \begin{array}{l} 2\left( {{x^2} - 2x} \right) + \sqrt {y + 1} = 0\\ 3\left( {{x^2} - 2x} \right) - 2\sqrt {y + 1} = - 7 \end{array} \right.\) | 6, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{5}{{x - 2}} - \frac{{2y - 4}}{{y - 3}} = 2\\ \frac{{x + 2}}{{x - 2}} - \frac{2}{{y - 3}} = 4 \end{array} \right.\) |
Lời giải:
a, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{2}{x} + \frac{3}{y} = 3\\ \frac{1}{x} + \frac{2}{y} = 1 \end{array} \right.\)(I) , điều kiện \(x \ne 0;y \ne 0\)
Đặt \(a = \frac{1}{x};b = \frac{1}{y}\left( {a \ne 0;b \ne 0} \right)\)
Khi đó hệ (I) trở thành:
\(\left\{ \begin{array}{l} 2a + 3b = 3\\ a + 2b = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2a + 3b = 3\\ 2a + 4b = 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left( {2a + 4b} \right) - \left( {2a + 3b} \right) = 2 - 3\\ 2a + 4b = 2 \end{array} \right.\)
\(\left\{ \begin{array}{l} b = - 1\\ 2a - 4 = 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 3 (tm)\\ b = - 1 (tm) \end{array} \right.\)
Với \(a = 3 \Rightarrow \frac{1}{x} = 3 \Leftrightarrow x = \frac{1}{3}\left( {tm} \right)\)
Với \(b = - 1 \Rightarrow \frac{1}{y} = - 1 \Leftrightarrow y = - 1\left( {tm} \right)\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( {\frac{1}{3}; - 1} \right)\)
b, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{3}{{2x - y}} - \frac{6}{{x + y}} = - 1\\ \frac{1}{{2x - y}} - \frac{1}{{x + y}} = 0 \end{array} \right.\)(I), điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l} 2x - y \ne 0\\ x + y \ne 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2x \ne y\\ x \ne - y \end{array} \right.\)
Đặt \(a = \frac{1}{{2x - y}};b = \frac{1}{{x + y}}\left( {a \ne 0;b \ne 0} \right)\)
Khi đó hệ (I) trở thành:
\(\left\{ \begin{array}{l} 3a - 6b = - 1\\ a - b = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 3a - 6a = - 1\\ a = b \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3a = - 1\\ a = b \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = \frac{1}{3} (tm)\\ b = \frac{1}{3} (tm) \end{array} \right.\)
Với \(a = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{1}{{2x - y}} = \frac{1}{3} \Rightarrow 2x - y = 3\)(1)
Với \(b = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{1}{{x + y}} = \frac{1}{3} \Rightarrow x + y = 3\)(2)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l} 2x - y = 3\\ x + y = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left( {2x - y} \right) + \left( {x + y} \right) = 3 + 3\\ x + y = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 2(tm)\\ y = 1(tm) \end{array} \right.\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x; y) = (2; 1)
c, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{2}{{x + y - 5}} + \frac{3}{{2x - y + 1}} = 2\\ \frac{4}{{x + y - 5}} - \frac{3}{{2x - y + 1}} = 1 \end{array} \right.\)(I), điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l} x + y - 5 \ne 0\\ 2x - y + 1 \ne 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y \ne 5\\ 2x - y \ne - 1 \end{array} \right.\)
Đặt \(a = \frac{1}{{x + y - 5}};b = \frac{1}{{2x - y + 1}}\left( {a \ne 0;b \ne 0} \right)\)
Khi đó hệ (I) trở thành:
\(\left\{ \begin{array}{l} 2a + 3b = 2\\ 4a - 3b = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left( {2a + 3b} \right) + \left( {4a - 3b} \right) = 3\\ 4a - 3b = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 6a = 3\\ 4a - 3b = 1 \end{array} \right.\)
\(\left\{ \begin{array}{l} a = \frac{1}{2}\\ 4.\frac{1}{2} - 3b = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = \frac{1}{2} (tm)\\ b = \frac{1}{3} (tm) \end{array} \right.\)
Với \(a = \frac{1}{2} \Rightarrow \frac{1}{{x + y - 5}} = \frac{1}{2} \Rightarrow x + y - 5 = 2 \Leftrightarrow x + y = 7\) (1)
Với \(b = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{1}{{2x - y + 1}} = \frac{1}{3} \Rightarrow 2x - y + 1 = 3 \Leftrightarrow 2x - y = 2\)(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l} x + y = 7\\ 2x - y = 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 7\\ 3x = 9 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 3\\ y = 4 \end{array} \right.\left( {tm} \right)\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x; y) = (3; 4)
d, \(\left\{ \begin{array}{l} \left| {x - 1} \right| + y = 2\\ 3\left| {1 - x} \right| - 2y = 1 \end{array} \right.\)(I)
Đặt \(a = \left| {x - 1} \right|\left( {a \ge 0} \right)\)
Khi đó hệ (I) trở thành:
\(\left\{ \begin{array}{l} a + y = 2\\ 3a - 2y = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 2a + 2y = 4\\ 3a - 2y = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 5a = 5\\ 3a - 2y = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 1\left( {tm} \right)\\ y = 1 \end{array} \right.\)
Với \(a = 1 \Rightarrow \left| {x - 1} \right| = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2\\ x = 0 \end{array} \right.\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x; y) = (2; 1) và (x; y) = (0; 1)
e, \(\left\{ \begin{array}{l} 2\left( {{x^2} - 2x} \right) + \sqrt {y + 1} = 0\\ 3\left( {{x^2} - 2x} \right) - 2\sqrt {y + 1} = - 7 \end{array} \right.\)(I), điều kiện \(y + 1 \ge 0 \Leftrightarrow y \ge - 1\)
Đặt \(a = {x^2} - 2x;b = \sqrt {y + 1} \left( {b \ge 0} \right)\)
Hệ (I) trở thành:
\(\left\{ \begin{array}{l} 2a + b = 0\\ 3a - 2b = - 7 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 4a + 2b = 0\\ 3a - 2b = - 7 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 7a = - 7\\ 3a - 2b = - 7 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = - 1\\ b = 2\left( {tm} \right) \end{array} \right.\)
Với \(a = - 1 \Rightarrow {x^2} - 2a = - 1 \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = 1 \Leftrightarrow x = 1\)
Với \(b = 2 \Rightarrow \sqrt {y + 1} = 2 \Leftrightarrow y + 1 = 4 \Leftrightarrow y = 3\left( {tm} \right)\)
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm (x; y) = (1; 3)
f, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{5}{{x - 2}} - \frac{{2y - 4}}{{y - 3}} = 2\\ \frac{{x + 2}}{{x - 2}} - \frac{2}{{y - 3}} = 4 \end{array} \right.\)(I), điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l} x - 2 \ne 0\\ y - 3 \ne 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ne 2\\ y \ne 3 \end{array} \right.\)
\(\left( I \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{5}{{x - 2}} - \frac{{2\left( {y - 3} \right) + - 2}}{{y - 3}} = 2\\ \frac{{\left( {x - 2} \right) + 4}}{{x - 2}} - \frac{2}{{y - 3}} = 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{5}{{x - 2}} - 2 + \frac{2}{{y - 3}} = 2\\ 1 + \frac{4}{{x - 2}} - \frac{2}{{y - 3}} = 4 \end{array} \right.\)
Đặt \(a = \frac{1}{{x - 2}};b = \frac{1}{{y - 3}}\left( {a \ne 0;b \ne 0} \right)\)
Hệ (I) trở thành:
\(\left\{ \begin{array}{l} 5a + 2b = 4\\ 4a - 2b = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 9a = 7\\ 4a - 2b = 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = \frac{7}{9} (tm)\\ b = \frac{1}{{18}} (tm) \end{array} \right.\)
Với \(a = \frac{7}{9} \Rightarrow \frac{1}{{x - 2}} = \frac{7}{9} \Rightarrow x - 2 = \frac{9}{7} \Leftrightarrow x = \frac{{23}}{7}\) (tm)
Với \(b = \frac{1}{{18}} \Rightarrow \frac{1}{{y - 3}} = \frac{1}{{18}} \Rightarrow y - 3 = 18 \Leftrightarrow y = 21\)(tm)
Vậy hệ phương trình có nghiệm
III. Bài tập tự luyện giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ
Giải các hệ phương trình dưới đây:
1, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{2}{x} + \frac{5}{y} = 43\\ \frac{7}{x} - \frac{3}{y} = 7 \end{array} \right.\) | 2, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{3}{{x - 1}} - \frac{2}{{y + 2}} = - 1\\ \frac{3}{{x - 1}} + \frac{2}{{y + 2}} = 2 \end{array} \right.\) |
3, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{x}{{x - 1}} + \frac{y}{{y - 1}} = 0\\ \frac{{2x}}{{x - 1}} - \frac{y}{{y - 1}} = 6 \end{array} \right.\) | 4, \(\left\{ \begin{array}{l} 2{x^2} + {y^2} = 4\\ 3{x^2} - {y^2} = 1 \end{array} \right.\) |
5, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{4}{{2x + 1}} + \frac{9}{{y - 1}} = - 1\\ \frac{3}{{2x + 1}} - \frac{2}{{y - 1}} = \frac{{13}}{6} \end{array} \right.\) | 6, \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{2}{{x + y - 1}} - \frac{1}{{x - y + 1}} = \frac{{ - 14}}{5}\\ \frac{1}{{x + y - 1}} - \frac{1}{{x - y + 1}} = \frac{{ - 13}}{5} \end{array} \right.\) |
7, \(\left\{ \begin{array}{l} 2x + 4\left| y \right| = 14\\ x - 5y = - 7 \end{array} \right.\) | 8, \(\left\{ \begin{array}{l} \left| x \right| + 4\left| y \right| = 18\\ 3\left| x \right| + \left| y \right| = 10 \end{array} \right.\) |
9, \(\left\{ \begin{array}{l} {x^2} + {y^2} = 13\\ 3{x^2} - 2{y^2} = - 6 \end{array} \right.\) | 10, \(\left\{ \begin{array}{l} 3\sqrt x + 2\sqrt y = 16\\ 2\sqrt x - 3\sqrt y = - 11 \end{array} \right.\) |
11, \(\left\{ \begin{array}{l} 5\left| {x - 1} \right| - 3\left| {y + 2} \right| = 7\\ 2\sqrt {4{x^2} - 8x + 4} + 5\sqrt {{y^2} + 4y + 4} = 13 \end{array} \right.\) |
-------------------
Ngoài các dạng Toán 9 ôn thi vào lớp 10 trên, mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt!
Tham khảo thêm
Tìm giá trị x nguyên để A nhận giá trị nguyên
Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Tìm m để phương trình sau có nghiệm
Sử dụng sơ đồ Hoocne (Horner) để chia đa thức
Chứng minh 3 điểm thẳng hàng trong đường tròn
Bài tập phương trình bậc hai Có đáp án
Bất đẳng thức Bunhiacopxki
Bài tập về đường thẳng và parabol Toán 9
Cách tính delta và delta phẩy phương trình bậc 2
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức chứa dấu căn
Từ khóa » Dặt ẩn Phụ
-
Giải Hệ Phương Trình Bằng Cách đặt ẩn Phụ Và Bài Tập Vận Dụng
-
Cách Giải Phương Trình Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ Cực Hay
-
Cách Giải Phương Trình Vô Tỉ Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ Cực Hay
-
Phương Pháp đặt ẩn Phụ Phương Trình Vô Tỉ - O₂ Education
-
Giải Hệ Phương Trình Bằng Cách đặt ẩn Phụ Lớp 9 - Toploigiai
-
Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ - Bài Tập Toán 9
-
Phương Pháp đặt ẩn Phụ Không Hoàn Toàn Giải Phương Trình Vô Tỷ
-
Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ Lớp 9, Lớp 10
-
Bí Kíp Giải Phương Trình Mũ Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ
-
Giải Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ - Giáo Án, Bài Giảng
-
Bài Tập Về Giải Hệ Phương Trình Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ Có ...
-
Co 4 Phương Phap Dặt ẩn Phụ Chinh
-
Bài 4: Phương Trình Logarit - Phương Pháp đặt ẩn Phụ
-
Giải Phương Trình Và Bất Phương Trình Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ