Cách Giải Quyết Khi Lấn Chiếm Ngõ đi Chung - Luật Long Phan

Cách giải quyết khi lần chiếm ngõ đi chung khi hàng xóm lấn chiếm là câu hỏi mà nhiều gia đình đang thắc mắc. Ngõ đi chung được sử dụng cho các hộ gia đình liền kề để kết nối với đường chính. Nhiều trường hợp có những gia đình có những hành vi lấn chiếm đất, tường rào gây ảnh hưởng đến những người sử dụng chung lối đi đó.

Tranh chap loi di chung do mot ben lan chiem
Tranh chấp lấn chiếm lối đi chung có thể giải quyết tại UBND hoặc Tòa án có thẩm quyền

Mục Lục

  • 1 Ngõ đi chung theo quy định của pháp luật
  • 2 Cách giải quyết khi lối đi chung bị lấn chiếm
    • 2.1 Tố cáo hành vi lấn chiếm
    • 2.2 Yêu cầu UBND cấp xã giải quyết tranh chấp lối đi chung
  • 3 Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất thuộc phần ngõ đi chung

Ngõ đi chung theo quy định của pháp luật

Mỗi căn nhà đều cần có ít nhất một lối đi để có thể kết nối bất động sản của mình với trục đường chính. Trên thực tế, không phải mảnh đất của ai ban đầu cũng có được những điều kiện thuận lợi. Có những trường hợp đất bị bao quanh bởi các bất động sản khác, không có đường để đi ra. Trong trường hợp này, người có đất bị bao quanh không có lối đi có quyền yêu cầu các chủ của bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra nơi công cộng.

Theo quy định tại Điều 254 BLDS 2015:

  • Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
  • Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
  • Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  • Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có thể yêu cầu chủ sở hữu khác dành cho mình một lối đi sao cho lối đi đó thuận tiện nhất, ít gây bất tiện, ít gây thiệt hại cho chủ bất động sản cho mở lối đi đó. Bên cạnh đó phải bồi thường cho chủ sở hữu có lối đi đó một số tiền về việc đã cho phép mở lối đi trên đất của họ.

Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi. Do đó để đảm bảo tốt nhất về quyền đối với lối đi, chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.

Khi sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề thì người người sử dụng lối đi này phải thực hiện thủ tục Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau khi xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề theo quy định tại (Điểm i, khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013).

>>> Xem thêm: Xử phạt hành vi gây cản trở, thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác

Cách giải quyết khi lối đi chung bị lấn chiếm

Khi có hành vi lần chiếm đất là ngõ đi chung thì người sử dung chung lối đi đó có thể thương lượng với người có hành vi lấn chiếm. Trong trường hợp nếu thỏa thuận không có kết quả thì có thể nhờ đến sự can thiệp giải quyết của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tố cáo hành vi lấn chiếm

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Khi phát hiện hành vi lần chiếm đất thuộc lối đi chung, chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố các hành vi nói trên tại UBND cấp xã giải quyết.

Hành vi trên đã vi phạm những quy định trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Yêu cầu UBND cấp xã giải quyết tranh chấp lối đi chung

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

co nen khoi kien hang xom lan chiem dat
Hàng xóm tranh chấp lối đi chung xảy ra rất phổ biến hiện nay

Các bạn phải làm đơn yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm ngõ đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, UBND xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp hòa giải không thành, các bạn có thể lựa chọn hòa giải theo các phương án sau:

  • Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục TTDS;
  • Yêu cầu UBND cấp huyện nơi có tranh chấp giải quyết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai.

Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất thuộc phần ngõ đi chung

Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối vơi tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất cũng như trong trường hợp này là việc lấn chiếm ngõ đi chung thì phải tiến hành thủ tục hòa giải tại UBND thì mới đủ điều kiện để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 Đối với tranh chấp liên quan đến lấn chiếm lối đi chung thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất đang tranh chấp.

>>> Xem thêm: Thủ Tục Kiện Đòi Mở Lối Đi Vào Nhà Đất

trinh tu hoa giai lan chiem dat di chung
Chủ tịch UBND cấp xã có nhiệm vụ Hòa giải tranh chấp đất đai khi có yêu cầu

Nếu việc lấn chiếm có gây ra thiệt hại và chứng minh được thiệt hại đó thì chúng ta cũng có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.

Trình tự thủ tục khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết được thực hiện như sau:

  1. Nộp đơn khởi kiện
  2. Tòa án thụ lý giải quyết
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo kháng nghị.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến hướng dẫn giải quyết tranh chấp lấn chiếm lối đi chung. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1900636387 để được luật sư tư vấn chi tiết và cụ thể. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết./.

Từ khóa » Su Ra đát đi