Dân Sự - Trang Thông Tin Tuyên Truyền, Phổ Biến Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Khi bố mẹ nuôi tôi đi định cư ở nước ngoài đã cho vợ chồng tôi một căn nhà. Vợ chồng tôi cũng đã chuyển đến đây ở từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà lối đi ngang qua căn nhà này để ra đường lại là diện tích đất thuộc quyền sử dụng của người khác.
Nay gia đình tôi muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên của mình thì có phải đáp ứng điều kiện hay thỏa thuận gì với người có quyền sử dụng lối đi này hay không?
Trả lời
Quyền về lối đi qua được quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.
Như vậy, gia đình bạn có quyền về lối đi qua (lối đi chung), nhưng phải thỏa thuận với người có quyền sử dụng về lối đi qua đó. Việc gia đình bạn có phải đền bù cho họ hay không cũng do hai bên thỏa thuận. Đây không phải là điều kiện để gia đình bạn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, “là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 99 của Luật này. Đó là:
“a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất”.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật này thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Cụ thể:
“a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, nếu đáp ứng điều kiện nêu trên, có giấy tờ hợp pháp về việc được tặng cho quyền sử dụng đất và căn nhà được xây dựng gắn liền với đất, vợ chồng bạn thuộc trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Ngoài ra, đất mà vợ chồng bạn đang sử dụng phải không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Admin Admin Admin
Các tin khác- Thời hiệu chia thừa kế
- Di chúc chung vợ chồng thì hiệu lực như thế nào?
- Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông giữa phương tiện giao thông cơ giới và người đi bộ?
- Những người không được làm chứng trong việc lập di chúc miệng?
- Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm?
- Con dâu có thuộc hàng thừa kế theo pháp luật không?
- Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
- Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
- Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
- Cảnh giác ứng dụng AI kết hợp sử dụng DeepFake, DeepVoice... làm giả thông tin để lừa đảo
- Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong sử dụng điện tại cơ sở, hộ gia đình
- Cảnh giác với thủ đoạn lừa cài app ngân hàng giả mạo
- Khuyến cáo các biện pháp an toàn PCCC trong thời điểm mùa hanh khô
Từ khóa » Su Ra đát đi
-
Lối đi Khi Mảnh đất Bị Bao Vây Bởi Các Mảnh đất Khác - LSVN
-
Khi Sảy Ra Biến động đất đai Mà đi đăng Ký Chậm Thì Bị Phạt Thế Nào
-
Đất Bị Bao Quanh Bởi đất Của Người Khác Mà Không Có Lối đi Ra ...
-
Nhiều Người Giàu Lên Vì đất, Nghèo đi Vì đất, Tù Tội Cũng Liên Quan Tới ...
-
Cách Giải Quyết Khi Lấn Chiếm Ngõ đi Chung - Luật Long Phan
-
Tư Vấn Hướng Giải Quyết Khi đất Không Có Lối đi - Luật Long Phan
-
Merlion Park - Visit Singapore
-
Nhà đất Không Có Lối đi Giải Quyết Thế Nào? - LuatVietnam
-
Đất Cho ở Nhờ Trước Năm 1991, Không Giấy Tờ, Có đòi Lại được?
-
Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Ngõ đi Chung Theo Luật đất đai ?