Cách Giải Quyết Tình Trạng Căng Cơ Bắp Chân Khi Chạy Bộ - S

Căng cơ bắp chân khi chạy bộ là tình trạng rất dễ xảy ra nếu bạn thường xuyên chạy bộ. Nếu như không có biện pháp chăm sóc và hồi phục kịp thời thì rất dễ dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Khám phá ngày những cách giải quyết phù hợp đối với người bị căng cơ bắp chân cùng S-Life Việt Nam ngay bạn nhé!

Biểu hiện của căng cơ bắp chân khi chạy bộ

Đối với những người thường xuyên chạy bộ, căng cơ bắp chân là vấn đề rất dễ xảy đến. Và có thể nhận biết rõ ràng thông qua những biểu hiện như:

  • Phần cơ ở xung quanh bắp chân trở nên cứng chắc, khi di chuyển có cảm giác như bị bóp chặt vào xương.
  • Bắt đầu xuất hiện những vùng cơ bắp sưng tấy, hiện rõ gân và mạch máu bên dưới, thậm chí có thể dần chuyển sang bầm tím ở một số vị trí.
  • Cảm nhận cơn đau rất rõ rệt khi chạy hoặc chuyển đổi thao tác nâng hạ chân, làm giảm sự linh hoạt của đôi chân.

Trong một số trường hợp, biểu hiện của căng cơ bắp chân khi chạy bộ có thể chuyển thành chấn thương nặng. Thường thấy nhất là rách, đứt cơ và khiến bạn không thể co duỗi cơ chân được nữa. 

Căng cơ bắp chân là vấn đề thường gặp khi tập luyện chạy
Căng cơ bắp chân là vấn đề thường gặp khi tập luyện chạy

Nguyên nhân bị căng cơ bắp chân khi chạy bộ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị căng cơ bắp chân khi chạy bộ. Nếu bạn cũng thường xuyên mắc phải vấn đề này thì dưới đây những nguyên nhân thường thấy:

  • Không thực hiện đầy đủ các động tác khởi động, cơ bắp không được tác động làm nóng và dễ bị co cứng ngay khi vừa chạy bộ.
  • Đeo giày quá chật cũng có thể là nguyên nhân làm đôi chân bị chèn ép khi chạy bộ, tạo ra cảm giác đau nhức ở đôi chân. Tình trạng này kéo dài dẫn tới co cơ, căng cứng bắp chân nếu chạy bộ trong thời gian dài.
  • Trong quá trình chạy bộ bị trượt ngã, mất thăng bằng làm các khối cơ bị chèn ép và xô lệch. Nếu không được chăm sóc hợp lý sẽ dẫn tới căng cơ cấp tính hoặc chấn thương vô cùng nguy hiểm.
  • Tập luyện liên tục với cường độ cao khiến các khối cơ chân chịu áp lực quá lớn. Cơ thể không thích nghi kịp với cường độ tập, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu chạy bộ.
  • Chạy bộ trong thời tiết lạnh làm các vùng cơ bắp liên tục co lại. Nếu không có các biện pháp giãn cơ hợp lý sẽ dẫn tới căng cơ ngay lập tức.
  • Không massage giãn cơ sau khi chạy bộ cũng làm đôi chân bị đau mỏi, và có thể chuyển thành co cứng cơ bắp.
Đau bắp chân khi chạy bộ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
Đau bắp chân khi chạy bộ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân

Cách làm giảm đau chân khi bị căng cơ

Rất khó để tránh khỏi những cơn đau do căng cơ gây ra, do đó bạn cần áp dụng một số cách giảm đau ngay từ sớm. Cụ thể là:

Chườm nóng lạnh vùng bắp chân

Thực hiện chườm nóng hoặc lạnh tại vùng bắp chân sau khi chạy bộ. Thay đổi nhiệt độ để tác động lên cơ bắp sẽ ngay lập tức làm dịu cảm giác đau, kích thích nới lỏng các mô cơ để giảm co rút. Biện pháp này cũng mang đến hiệu quả tương tự với các trường hợp bị chấn thương bầm tím ở chân khi chạy bộ.

Thực hiện chườm nóng lạnh để giảm đau cấp tốc
Thực hiện chườm nóng lạnh để giảm đau cấp tốc

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi

Hãy tạm dừng việc chạy bộ trong một khoảng thời gian nhất định, giúp cơ bắp có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Đây là cách giảm đau tự nhiên được nhiều vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp áp dụng, hạn chế đáng kể nguy cơ dẫn tới chấn thương do căng cơ. Tuy nhiên cách này thường chỉ hiệu quả đối với những trường hợp bị căng cơ dạng nhẹ.

Xem thêm: Kỹ thuật giãn cơ khi chạy bộ

Sử dụng thuốc giảm đau đặc trị

Đối với những cơn đau do căng cơ cấp tính thì bắt buộc phải cần tới sự hỗ trợ của thuốc giảm đau. Một số loại thuốc điều trị căng cơ có thành phần chống viêm cực mạnh như Ibuprofen, Aleve hay Motrin đều có tác dụng giảm đau cấp tốc. Đồng thời cũng ngăn ngừa căng cơ về lâu dài, an toàn với sức khỏe và được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc giảm đau để đặc trị những trường hợp chạy bộ bị căng bắp chân
Sử dụng thuốc giảm đau để đặc trị những trường hợp chạy bộ bị căng bắp chân

Áp dụng biện pháp vật lý trị liệu

Đôi khi căng cơ bắt nguồn từ các chấn thương trong quá trình chạy bộ. Do đó cần tới sự can thiệp của các phương pháp vật lý trị liệu. Thường thấy nhất là massage, siêu âm, tập vật lý triệu liệu phục hồi chức năng vận động.

Bị căng cơ bắp chân không nên làm gì?

Nếu đang bị căng cơ bắp chân, bạn tuyệt đối không được thực hiện những hành vi sau đây:

  • Không chườm rượu nóng hoặc dùng rượu thuốc để xoa bóp vùng cơ bắp bị tổn thương. Thao tác này có thể làm phần dây chằng mất tính đàn hồi, cơ bắp bị yếu đi. Khả năng tái phát chấn thương về sau cũng cao hơn hẳn do không được điều trị triệt để.
  • Không được vận động mạnh khi đang bị căng cơ, phải điều chỉnh thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi ngay lập tức. Đây là điều cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy đến.

Cách trị căng cơ bắp chân an toàn

Để điều trị triệt để tình trạng căng cơ bắp chân và đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, có thể áp dụng một số cách như sau:

  • Thăm khám tại các đơn vị hoặc phòng khám y khoa, đánh giá chuẩn xác tình trạng tổn thương và được bác sĩ hướng dẫn biện pháp điều trị.
  • Trị liệu đau mỏi và giảm căng cơ tại các cơ sở massage chuyên nghiệp.
  • Áp dụng các biện pháp phẫu thuật, điều trị triệt để các mối nguy có thể dẫn tới chấn thương lâu dài.
Đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khi chạy bộ bị đau bắp chân
Đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khi chạy bộ bị đau bắp chân

Cách hạn chế tình trạng căng cơ bắp chân khi chạy bộ

Với những ai thường xuyên chạy bộ, hãy áp dụng một số cách thức dưới đây để hạn chế tình trạng căng cơ bắp chân:

  • Thực hiện khởi động kỹ càng trước khi tiến hành chạy bộ, bao gồm các động tác giãn cơ, đi bộ hoặc chạy bộ ở tốc độ chậm
  • Thực hiện chạy bộ đúng tư thế, tiếp đất khi chạy bộ bằng toàn bộ bàn chân, giữ phần lưng và cổ ở vị trí hợp lý để duy trì trọng tâm ổn định
  • Tự xác định thể lực và sức bền của bản thân, hạn chế tỉ lệ bị kiệt sức hoặc tạo áp lực quá lớn lên vùng bắp chân.
  • Lựa chọn cường độ chạy hợp lý để duy trì nhịp độ đều đặn, triệt tiêu những cơn đau căng cứng cơ thường thấy.
  • Chạy bộ kết hợp chung với các bài tập vận động toàn thân, hỗ trợ tăng cơ, cải thiện sức bền và phát triển thể chất toàn diện hơn
  • Bổ sung nước cho cơ thể để cân bằng chất điện giải trong cơ thể, giúp duy trì sự tỉnh táo và tập trung trên suốt đường chạy.
  • Lựa chọn trang phục và giày chạy bộ phù hợp, mang tới cảm giác thoải mái, không bị bó chặt cơ bắp vùng chân khi chạy ở tốc độ cao.
  • Chạy bộ trên các thiết bị hỗ trợ tập luyện an toàn, cụ thể là máy chạy bộ trong nhà, giúp hạn chế chấn thương.
Thực hiện khởi động và tập chạy bộ với cường độ hợp lý
Thực hiện khởi động và tập chạy bộ với cường độ hợp lý

Căng cơ bắp chân khi chạy bộ khi nào nên đi khám?

Đối với người bị căng cơ khi chạy bộ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Cơ đau do căng cơ kéo dài liên tục từ 5 – 7 ngày và không hề giảm bớt
  • Cảm giác đau được thể hiện rõ ràng khi di chuyển, kể cả khi ngồi im cũng vẫn đau
  • Xuất hiện những khối cơ bị sưng, cảm giác nóng, có màu đỏ hoặc đang chuyển dần sang màu tím 
  • Đôi khi xuất hiện cảm giác khó thở hoặc chóng mặt khi di chuyển.

Hi vọng với những thông tin mà S-Life Việt Nam vừa cung cấp, bạn có thể hiểu và ngăn ngừa triệt để tình trạng căng cơ bắp chân khi chạy bộ có thể xảy ra. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sở hữu cho mình một thân hình khỏe đẹp khi lựa chọn phương pháp chạy bộ.

160

Bài viết hữu ích ?

Từ khóa » Căng Cơ Bắp Chân Khi Chạy Bộ