Đau Bắp Chân-Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - IMSPORTS

1. Đau bắp chân là gì?

Đau bắp chân là cụm từ dùng để ám chỉ chung chung việc bắp chân của bạn bị đau trong quá trình chạy bộ, sau chạy bộ,… Trên thực tế, đau bắp chân được chia ra làm nhiều loại như chuột rút, đau nhức hay thậm chí là bị thương và mỗi kiểu đau lại có một nguyên do khác nhau.

Đau bắp chân

Lấy ví dụ về chuột rút, đó có thể là do cơ thể của bạn bị mất cân bằng điện giải hoặc chỉ đơn giản là bởi vì bạn không quen với một số loại bài tập. Ngoài ra, việc bạn không khởi động kĩ hay tăng cường độ tập luyện quá nhanh và đột ngột cũng góp phần gây ra tình trạng trên. Chưa kể tới việc thời tiết nóng bức và tuổi già cũng khiến bạn dễ bị chuột rút hơn.

2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bắp chân bị đau:

Như bạn đã biết, đau bắp chân có rất nhiều loại nên cũng chính vì vậy mà nguyên nhân cũng rất đa dạng. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ tóm gọn chúng lại thành một vài nguyên do chính. Đầu tiên, nếu như bạn là một người mới làm quen với chạy bộ thì rất có thể là do bạn đang sử dụng loại giày không phù hợp với chân của mình. Giày chạy bộ đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình chạy bộ không chỉ trên phương diện thoải mái mà nó còn hỗ trợ cho bàn chân của bạn nếu như bạn đang gặp các vấn đề như chân lệch trong, lệch ngoài hay chạy không đúng tư thế. Do đó, việc bạn lựa chọn sai giày chạy bộ có thể sẽ khiến cho một vài khu vực bị ảnh hưởng hoặc chịu áp lực quá lớn từ đó dẫn tới đau bắp chân hay một số tình trạng khác tệ hơn.

Đau bắp chân do chọn giày chạy bộ không phù hợp

Thứ hai, nếu như bạn thấy bị chuột rút ở bắp chân thì điều này có nghĩa là bạn đang không cung cấp đủ các chất điện giải cho cơ thể của mình trong và sau khi tập luyện. Một số runner có thể sẽ không bị chuột rút ngay và sau quá trình chạy mà cho tới tận ban đêm, những cơn đau mới bắt đầu xuất hiện. Để đối mặt với vấn đề này, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên uống bổ sung các loại viên điện giải hoặc nước điện giải bởi sau một buổi tập nặng, việc bạn uống một viên điện giải sẽ giúp bạn ngăn những cơn đau ập tới.

Tìm hiểu thêm: Tất bó cơ và lợi ích đối với đau bắp chân

Cuối cùng là một trường hợp đặc biệt – căng bắp chân. Cơn đau do căng bắp chân gây ra sẽ thường xảy ra đột ngột trong quá trình bạn chạy hay vận động. Loại đau bắp chân này thường chỉ xảy ra khi bạn tăng tốc hay chuyển hướng một cách quá đột ngột.

3. Bạn nên nghỉ tập bao lâu trong trường hợp bị căng bắp chân?

Căng bắp chân được chia ra làm nhiều cấp độ. Ở cấp độ 1, bắp chân của bạn sẽ suất hiện những vết rách siêu nhỏ gây đau đớn và mặc dù hơi đau nhưng bạn vẫn có thể hoạt động một cách hạn chế. Sau đó, cơn đau sẽ hết sau một vài tuần. Tiếp tới là cấp độ 2, một phần cơ của bạn bị rách. Ở cấp độ này, bạn sẽ không thể tiếp tục chạy hay hoạt động một cách bình thường như trước và thời gian hồi phục sẽ kéo dài từ 5 cho tới 8 tuần.

Các cấp độ đau bắp chân

Cuối cùng và nguy hiểm nhất là bạn bị rách hoàn toàn bắp chân hay còn gọi là cấp độ 3. Khi gặp phải trường hợp này, nếu nhẹ, bạn sẽ mất tới hàng tháng trời để hồi phục. Còn nếu như nặng thì bạn thậm chí sẽ phải tới cơ sở y tế gần nhất để thực hiện một cuộc phẫu thuật để giúp bắp chân của mình hồi phục.

4. Một số nguyên nhân khác gây đau bắp chân:

Ngoài các nguyên nhân đã kể ở trên, có thể bắp chân của bạn đang gặp phải các vấn đề khác như bầm tím, chấn thương ngoài hay tồn tại những cục máu đông nguy hiểm có thể gây chết người.

Đau bắp chân do bị bầm tím và chấn thương ngoài

Vậy nên nếu như bắp chân của bạn quá đau và không thuyên giảm theo thời gian, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám và điều trị. Ngoài ra, nếu như bạn thấy cơn đau có vẻ lan xuống thấp hơn thì đó có thể là do gân Achilles bị tổn thương. Do đó, bạn cần phải xác định chính xác vị trí đau nhức của mình trước khi đi khám hay áp dụng các phương pháp có trong bài viết này.

5. Liệu bạn có thể chạy khi bắp chân bị đau không?

Câu trả lời là tùy thuộc vào mức độ đau của bạn. Bắp chân của bạn vốn dĩ được cấu thành từ 3 bộ phận và được kết nối tại Achilles và khi bạn chạy, 3 nhóm bộ phận này sẽ phối hợp với nhau một cách ăn í để giúp bạn tiến về phía trước. Đầu tiên, bắp chân sẽ tạo thành một bệ phóng chắc chắn giúp bạn lên phía trước, sau đó nó sẽ đẩy bạn về phía trước và cuối cùng là ổn định trở lại để tái tạo một chu kì mới.

Cấu tạo của bắp chân

Vì vậy, nếu như cơn đau của bạn nhẹ và không quá đau, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục chạy nhưng với cường độ thấp hơn một chút so với bình thường. Nhưng, khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm khi bạn chạy chậm lại hoặc không chạy nữa thì bạn nên cân nhắc nghỉ ngơi và ngừng chạy một thời gian để hồi phục. Trong quá trình hồi phục, bạn không cần phải nằm nghỉ hoàn toàn mà hoàn toàn có thể tập một số bài tập giãn cơ dành riêng cho bắp chân. Điều đó sẽ giúp cơn đau của bạn thuyên giảm.

6. Làm sao để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đau bắp chân?

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương, bạn cần nhớ 4 điều sau:

- Bổ sung đầy đủ chất điện giải:

Khi bạn được bổ sung đầy đủ chất điện giải, bắp chân của bạn sẽ ít bị chuột rút hơn

- Khởi động kĩ trước khi chạy:

Việc khởi động sẽ giúp các cơ chuẩn bị sẵn sàng cho bài tập sắp tới, đặc biệt là vào mùa đông

- Giãn cơ:

Nếu như bạn bắt đầu cảm thấy đau trong khi chạy, hãy dừng lại một chút và tập các bài tập giãn cơ để giúp bắp chân giải tỏa áp lực.

- Chạy chậm lại:

Chạy quá nhanh chính là một trong những nguyên nhân gây ra đau bắp chân. Bạn cần chạy với tốc độ phù hợp với sức của mình để tránh việc các cơ bị quá tải. Việc chạy nhanh hay chậm không quan trọng bằng việc bạn chạy được bao xa đúng không nào?

7. Phương pháp điều trị R.I.C.E giúp giảm đau hiệu quả:

Phương pháp điều trị R.I.C.E là một trong những cách vô cùng hiệu quả giúp bạn hồi phục và giảm đau nhanh chóng. Phương pháp trị liệu này gồm 4 phần:

- Rest (Nghỉ ngơi)

- Ice (Chườm đá giúp giảm sưng tấy, khó chịu)

- Compress (Nén cơ bằng băng gạc hoặc một số sản phẩm chuyên dụng có khả năng bó bắp)

- Elevate (Nâng cao bắp chân giúp giảm sưng)

Phương pháp trị liệu R.I.C.E

Bằng việc áp dụng phương pháp này mỗi ngày khi bị đau bắp chân, cơn đau của bạn sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với một số bài tập giãn cơ giúp giảm đau nhanh hơn. Con lăn bọt cũng chính là một giải pháp bổ sung hữu hiệu kết hợp với R.I.C.E, bạn hãy thử và cảm nhận kết quả nhé! Bạn sẽ vô cùng bất ngờ đó.

Hoàng Việt

Từ khóa » Căng Cơ Bắp Chân Khi Chạy Bộ