Phòng Tránh đau Bắp Chân Khi Chạy Bộ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bắp chân bị đau nhức khi chạy bộ, nhưng quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để bảo đảm không gây ảnh hưởng đến việc tập luyện của bạn.

Phong-tranh-dau-bap-chan-khi-chay-bo-SK-703-2017 ok

Nếu thường xuyên chạy bộ, bạn dễ gặp những vấn đề liên quan đến chân, bàn chân, bắp chân và gót chân. Tổn thương do đau bắp chân khi chạy bộ xảy ra khá phổ biến và đôi khi có thể làm bắp chân suy yếu. Về cơ bản, bắp chân là sự kết hợp của ba cơ bắp, bất cứ tổn thương hay căng thẳng ở những cơ này sẽ làm bắp chân trên hay dưới bị đau, tùy vào nguyên nhân và các cơ có liên quan. Đôi khi, cơn đau có thể diễn ra nhẹ nhưng cũng có thể dữ dội trong một số trường hợp. Cách duy nhất để khắc phục cơn đau là xác định nguyên nhân tại vị trí đầu tiên và chú ý một số yếu tố gây đau.

Tìm hiểu nguyên nhân

Đau bắp chân khi đang chạy bộ đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng, có thể do tổn thương nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Cách chạy bộ cũng ảnh hưởng đến cơn đau ở bắp chân và bàn chân.

– Nếu bị đau bất thình lình, nhất là khi thực hiện bất cứ hoạt động nào, thường là do một cơ bắp bị rách hay kéo giãn. Trường hợp này thường xảy ra khi các cơ dưới chân bị kéo căng quá mức. Tình trạng căng này có thể dẫn đến tổn thương nhẹ các mô mềm, ảnh hưởng đến các sợi cơ, gây đau nghiêm trọng, đặc biệt nếu các sợ cơ bị đứt hẳn.

– Cảm giác đau bắp chân, nhất là phía dưới chân khi đang chạy bộ, nếu tăng khoảng cách, cường độ hay thời gian tập luyện. Để khắc phục, hãy thay đổi thói quen tập luyện để giảm bớt cơn đau và căng thẳng.

– Đau bắp chân cũng có thể do chuột rút cơ hay co thắt cơ. Mặc dù có thể gây đau đớn nhưng co thắt cơ sẽ tự biến mất trong một thời gian ngắn. Đôi khi, co thắt nhiều có thể dẫn đến vết thâm tím.

– Đau bắp chân lúc đang chạy bộ có thể do trong tĩnh mạch xuất hiện các cục máu đông. Điều này thường xảy ra trong một tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể, tức huyết khối tĩnh mạch sâu. Những cục máu đông này thường phát triển ở bắp đùi hay dưới chân. Bạn có thể có một cục máu đông nếu thừa cân, ít vận động trong thời gian dài, hút thuốc lá hay sử dụng một số thuốc uống được cho là làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông.

– Đau bắp chân hay dưới chân là do bệnh động mạch ngoại biên. Trường hợp này, thành động mạch bị tắc nghẽn và giảm lượng máu chảy đến các vùng bị ảnh hưởng. Đau dưới chân tăng cao khi đi bộ, chạy bộ hay leo trèo cao, có thể là do bệnh này.

Cách giải quyết vấn đề

– Co duỗi là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa mọi trường hợp đau bắp chân hay các nhóm cơ bắp khác trong cơ thể. Cần co duỗi các cơ bắp đúng cách, đặc biệt nếu đang bị đau bắp chân mạn tính, tốt nhất nên co duỗi trong lúc đang chạy. Những động tác co duỗi này cần dùng đến một loạt chuyển động của các khớp. Cách tập là, ngồi dưới sàn, hai chân duỗi ra phía trước. Từ từ đẩy các ngón chân hướng xuống mặt sàn trong khi uốn cong gót chân. Từ từ nâng cao ngón chân hướng thẳng lên trên và lặp lại từ 12-20 lần. Cố gắng tăng phạm vi chuyển động trong mỗi lần tập.

– Uống nhiều nước trước khi chạy bộ. Điều quan trọng là uống nước trong lúc tập luyện nếu dự tính chạy bộ trong thời gian dài. Mất nước thường gây chuột rút và đau nhức cơ, thậm chí là đau bắp chân. Bảo đảm uống nhiều nước sau khi chạy bộ xong.

– Chú ý độ dài của bước chân để xem nó có phải là nguyên nhân gây đau bắp chân hay không. Bảo đảm các ngón và gót chân chạm đất với áp lực ngang nhau. Bởi vì bạn sẽ không cảm thấy đau nếu giảm áp lực lên các ngón và tăng áp lực lên bàn chân trước.

– Bảo đảm tăng dần khoảng cách khi chạy vì đau bắp chân càng tăng nếu có những thay đổi đột ngột thói quen tập luyện.

– Kiểm tra giày nếu đó là nguyên nhân gây đau bắp chân, để giữ bắp chân co duỗi đúng cách, tránh căng thẳng.

  • Hoàng Uyên theo Md-health
Từ khoá: bắp chânchạy bộđau bắp chânphòng tránh đau bắp chân

Từ khóa » Căng Cơ Bắp Chân Khi Chạy Bộ