Cách Giảm Đau Rát Hậu Môn Tại Nhà Do Trĩ, Táo Bón
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Nhiều người gặp phải tình trạng đau rát hậu môn do bệnh trĩ, táo bón gây ra mong muốn tìm cách giảm đau ngay tại nhà. Đặc biệt đối với bệnh trĩ, các búi trĩ hình thành và phát triển có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đại tiện. Kịp thời giảm đau tại nhà, sau đó tiến hành thăm khám y tế để điều trị sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Cách giảm đau rát hậu môn tại nhà do trĩ, táo bón
Bệnh trĩ (lòi dom) là bệnh lý thường gặp. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này là khá cao. Nguyên nhân gây bệnh có thể kể như do tình trạng táo bón lâu ngày, nhịn đi đại tiện thường xuyên hoặc do thói quen ăn uống không lành mạnh,…gây nên. Vùng hậu môn của người bệnh sẽ bị tăng áp lực, khiến tĩnh mạch giãn nở quá mức, hình thành búi trĩ.
Bệnh có thể gây ra nhiều trị chứng khác nhau. Trong đó, điển hình là tình trạng đau rát hậu môn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn. Không chỉ trong lúc đi đại tiện, ngay cả lúc bình thường, trĩ cũng có thể gây ra nhiều vấn đề “khó nói” cho người bệnh. Khi bệnh chuyển nặng có thể gây sa búi trĩ, xuất huyết hậu môn, áp xe hậu môn nguy hiểm.
Khi gặp phải tình trạng đau rát hậu môn, nhiều người bệnh mong muốn tìm cách giảm đau ngay tại nhà (trong trường hợp chưa thể lập tức đến thăm khám y tế). Để hỗ trợ cải thiện cảm giác khó chịu mà bệnh trĩ hoặc tình trạng táo bón lâu ngày gây ra, bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây:
1. Ngâm hậu môn với nước ấm giảm đau rát
Hậu môn bị đau rát khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, nhất là khiến quá trình đại tiện gặp khó khăn. Lúc này, bạn có thể áp dụng phương pháp ngâm nước ấm để xoa dịu cơn đau. Người bệnh cũng có thể sử dụng kèm với thuốc ngâm trĩ theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau tại nhà.
Trường hợp bạn chưa thăm khám, có thể sử dụng một ít muối tinh khiết hoặc giấm, baking soda hòa với nước ấm để giúp làm dịu hậu môn. Đây là cách giảm đau rát hậu môn đơn giản, dễ thực hiện.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng sữa tắm hay các loại xà phòng để pha nước ngâm. Chỉ nên dùng nước ấm và những nguyên liệu tự nhiên để việc giảm đau được an toàn.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một chậu ngâm nông, sạch sẽ. Chiều cao, rộng có thể ngồi thoải mái, ngâm ngập vùng hậu môn.
- Sau đó đổ nước ấm vào, không nên dùng nước quá nóng có thể làm bỏng hậu môn, bộ phận sinh dục. Kiểm tra trước bằng cách nhỏ vài giọt lên vùng da tay mỏng, điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp nhất. Nếu bạn có bồn tắm thì có thể sử dụng bồn để ngâm.
- Cho vào nước thuốc ngâm hoặc muối tinh, baking soda, giấm,…hoặc chỉ sử dụng nước ấm.
- Ngâm hậu môn vào trong nước khoảng 15 – 20 phút, sau đó nhẹ nhàng lau khô bằng khăn bông mềm, sạch. Tránh chà xát mạnh ảnh hưởng đến vùng bị tổn thương.
Bạn cũng nên lưu ý việc vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi ngăm. Đồng thời vệ sinh chậu ngâm sau khi thực hiện, cất nơi khô ráo để lần sau tiếp tục sử dụng.
Mách bạn: Các loại thuốc ngâm trĩ tốt nhất và lưu ý khi dùng
2. Cách giảm đau rát hậu môn bằng đá lạnh
Chườm lạnh là phương pháp giúp giảm đau rát hậu môn khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không trực tiếp chườm viên đá lạnh vào hậu môn, mà cần thông qua một lớp vải, khăn hay băng gạc mỏng. Bởi, nhiệt độ thấp cũng có thể khiến da hậu môn bị bỏng hoặc gây ảnh hưởng cho búi trĩ, làm phản tác dụng điều trị.
Cách làm này có công dụng giảm đau rát tức thời. Độ lạnh của nước đá sẽ giúp giảm sưng viêm hậu môn, cầm máu. Bạn nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi thực hiện. Bên cạnh đó, nước sử dụng đông đá nên đảm bảo là nước lọc sạch, tinh khiết, không nhiễm bẩn để bảo đảm không khiến hậu môn bị viêm nhiễm nặng hơn.
Cách thực hiện:
- Sử dụng vài viên đá lạnh, cho vào khăn vải sạch, băng gạc y tế.
- Sau đó chườm lên hậu môn, khu vực đang bị đau rát.
- Chườm trong vài phút, sau đó để da phục hồi lại bằng nhiệt độ phòng bình thường. Tiếp tục chườm thêm lần thứ 2, lặp lại mấy vòng đến khi thấy cảm giác đau rát cải thiện.
- Mỗi ngày, bạn có thể áp dụng cách làm này 3 – 4 lần. Lưu ý không chườm quá lâu có thể làm hậu môn bị bỏng.
Sau khi thực hiện xong, dùng khăn bông mềm để thấm khô nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy tóc để sấy khô hậu môn nhẹ nhàng.
3. Điều chinh tư thế giúp giảm đau rát hậu môn
Một trong những cách giúp giảm đau rát hậu môn do trĩ hoặc táo bón là tạo điều kiện để cơ thể được nghỉ ngơi. Biện pháp này sẽ giúp giảm áp lực cho hậu môn, hạn chế việc các búi trĩ bị ma sát dẫn đến đau rát.
Người bệnh lúc này chỉ cần chọn vị trí thích hợp, nằm duỗi người, co chân lên cao trong khoảng 30 phút. Việc này sẽ giúp máu huyết lưu thông tới hậu môn tốt hơn, cải thiện các cơn đau hiệu quả.
Bên cạnh đó, để quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi, không gây nhiều áp lực cho hậu môn, búi trĩ bạn cũng nên lưu ý tư thế ngồi sao cho đúng kết hợp với kỹ thuật thư giãn cơ hậu môn sau đây:
Tư thế ngồi đại tiện đúng: Ngồi đúng tư thế sẽ giúp cải thiện cảm giác khó chịu ở hậu môn hiệu quả. Bên cạnh đó, cách này sẽ giúp quá trình phục hồi vết thương ở hậu môn diễn ra nhanh chóng:
- Ngồi cả mông lên ghế toilet, không nên khom lưng hoặc chống hai tay lên đùi.
- Đặt hai tay lên đùi tự nhiên, thả lỏng cơ thể.
- Mở rộng họng, hai chân di chuyển ra xa.
- Hơi nghiêng người về phía trước để lưng cong tự nhiên.
- Bạn cũng có thể sử dụng một cái ghế cao, để hai chân lên khi đi toilet. Tư thế này sẽ giúp cho việc đại tiện thoải mái, dễ dàng hơn.
Kỹ thuật thư giãn cơ hậu môn: Kỹ thuật này giúp thư giãn cơ hậu môn nhờ đó mà tình trạng đau rát được cải thiện đáng kể. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Khi bạn cảm thấy muốn đi đại tiện, hãy ngồi vào ghế toilet, nghiêng người về phía trước tương tự như biện pháp bên trân.
- Sau đó, chú ý hơi thở, hít sâu, thở ra 4 – 5 nhịp để cơ trong và xung quanh hậu môn được thư giãn.
- Phình bụng dưới, mở cơ thắt hậu môn. Trường hợp bạn cố rặn có thể làm cơ thắt hậu môn co lại, khiến bệnh trĩ, táo bón kéo dài và trầm trọng hơn.
4. Dùng rau diếp cá giảm đau rát hậu môn
Rau diếp cá có nhiều công dụng, không chỉ làm đẹp mà nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, điển hình là bệnh trĩ. Rau diếp cá có giá thành khá rẻ giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị. Sở dĩ loại rau này được tận dụng giảm đau rát hậu môn là vì bên trong nó có chứa các chất như methylnonylketon, decanoyl, acetaldehyd,…tốt cho người mắc bệnh trĩ.
Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính lạnh, vị cay, tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Chính vì thế, người bệnh sử dụng có thể sát trùng vết thương hiệu quả, cải thiện các triệu chứng do bệnh trĩ, táo bón gây ra. Đồng thời, những dưỡng chất có trong rau sẽ giúp cản trở những áp lực tại thành mạch, giảm tình trạng sưng tấy, phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoản 100g lá rau diếp cá tươi, bạn rửa sạch và để cho ráo nước.
- Sau đó có thể dùng máy xay hoặc giã bằng cối cho nát lá.
- Vệ sinh vùng hậu môn, dùng một cái khăn sạch bọc rau diếp cá đắp lên hậu môn.
- Giữ trong khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó vệ sinh lại hậu môn cho sạch sẽ.
- Thời gian áp dụng tốt nhất là sau khi bạn đi đại tiện xong.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày đến khi tình trạng đau rát hậu môn giảm dần.
- Đẩy búi trĩ vào đúng vị trí giảm đau rát hậu môn
Đừng bỏ qua: 3 Mẹo chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng cách
5. Lấy lá trầu không giúp giảm đau rát hậu môn
Lá trầu không có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, một trong số đó là điều trị các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Bởi vì, theo dân gian, lá cây này có tính ấm, vị cay nồng có thể kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Phù hợp cho người đang bị bệnh trĩ, táo bón khiến hậu môn đau rát khó chịu.
Trong 100g lá trầu không, có đến 2,4% tinh dầu betel phenol. Chất này có công dụng cầm máu, sát khuẩn, giúp các búi trĩ có cơ hội co lại. Sử dụng trầu không chữa đau rát hậu môn tại nhà là biện pháp được khá nhiều người bệnh áp dụng. Các hoạt chất trong lá trầu hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề mà người bệnh trĩ, táo bón đang gặp.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá trầu không, rửa và ngâm vài phút với nước muối pha loãng. Rửa lá trầu lại một lần nữa với nước sạch, sau đó để cho ráo nước.
- Lấy lá trầu giã nát cùng với một ít muối.
- Lọc lấy nước cốt, sau đó lấy bông y tế thấm và thoa lên búi trĩ, vùng hậu môn đang bị đau.
- Phần bã có thể tận dụng để đắp lên da xung quanh hậu môn.
- Giữ yên trong 20 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
- Mỗi ngày có thể thực hiện 1 – 2 lần, kiên trì để giảm đau rát hậu môn.
6. Cải thiện đau rát hậu môn với cây lá bỏng
Cây lá bỏng được nhiều người sử dụng để cải thiện những triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Ví dụ như tình trạng ngứa ngáy, đau rát hậu môn,…Đây là mẹo chữa dân gian nên người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, bạn phải kiên trì thực hiện để có được kết quả tốt nhất.
Theo y học hiện đại, trong loại cây này có chứa các chất như axit fumaric, axit izoxitric, axit citric, axit malic,…Chúng đều là những thành phần có công dụng tốt cho hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt là chất bryophylin trong lá bỏng giúp kháng viêm hiệu quả, đồng thời giúp kháng khuẩn, khắc phục nhiều triệu chứng của bệnh trĩ.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 6g cây lá bỏng kết hợp với 6g rau sam.
- Đem nguyên liệu rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng vài phút, sau đó để cho ráo nước.
- Cho cây lá bỏng, rau sam vào trong ấm nước, nấu trong khoảng 20 phút.
- Nước thu được dùng uống ấm để hỗ trợ chữa bệnh trĩ.
- Thực hiện cách giảm đau rát hậu môn này đều đặn, kiên trì, đến khi bệnh cải thiện.
Xem chi tiết: Những cách dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ hiệu quả bất ngờ
7. Thay đổi giấy vệ sinh mềm hoặc vòi xịt
Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng, khô cứng là nguyên nhân khiến cho hậu môn bị tổn thương, trầy xước. Do đó, bạn nên chú ý đến vấn đề này. Lựa chọn lại giấy vệ sinh, đồng thời chỉnh lại vòi xịt. Tránh sử dụng vòi xịt quá mạnh làm ảnh hưởng đến các búi trĩ.
Trường hợp sử dụng vòi xịt, sau khi đi đại tiện xong bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô hậu môn. Không nên cọ xát mạnh khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc để hậu môn bị ẩm ướt cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công, dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng.
8. Sử dụng thuốc Tây giảm đau rát hậu môn
Đau rát hậu môn do trĩ, táo bón có thể sử dụng thuốc Tây khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng sai cách dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân bị trĩ như:
- Thuốc giảm đau: Sử dụng theo đường uống, các dạng như acetaminophen, ibuprofen, aspirin.
- Thuốc kháng viêm: Tác dụng sau khi uống 3 giờ đồng hồ, giúp giảm sưng viêm, đau rát hậu môn.
- Thuốc làm mềm phân: Cải thiện tình trạng táo bón, giúp phần mềm giảm áp lực cho hậu môn.
- Dibucaine: Đây là loại giúp ngăn chặn tín hiệu đau ở hậu môn dẫn truyền đến thần kinh trung ương, đánh lừa cơ thể giảm đau hiệu quả.
- Trimebutin: Tác dụng giảm co thắt tại cơ vòng hậu môn, giảm tải áp lực giúp cơn đau nhanh chóng cải thiện.
- Kem preparation H: Tác dụng vào mạch máu ở hậu môn, giúp teo búi trĩ, giảm đau rát.
Thông thường, những loại thuốc này chỉ có công dụng tức thời, không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị. Đặc biệt, chỉ phù hợp khi người bệnh trĩ nhẹ. Do đó, tốt nhất sau khi giảm đau rát hậu môn, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra rõ hơn tình trạng bệnh của bản thân.
Bạn cần biết: 15+ thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay 2024 và những lưu ý khi dùng
9. Cải thiện đau rát hậu môn bằng lối sống lành mạnh
Áp dụng phương pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp giảm đau rát hậu môn an toàn và hiệu quả. Đồng thời, khi ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, hệ tiêu hóa cũng được cải thiện, giúp quá trình đào thải chất thải ra ngoài diễn ra thuận lợi. Do đó, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, ăn trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể. Lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tránh việc ăn tập trung vào một nhóm thực phẩm cố định trong thời gian dài.
- Tránh ăn nhiều dầu mỡ, món ăn chế biến mặn. Không nên sử dụng rượu, bia, chất kích thích nếu muốn việc điều trị bệnh diễn ra an toàn, nhanh chóng.
- Vận động thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu tốt hơn. Không nên ngồi quá lâu hoặc nhịn đại tiện.
- Để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh.
Trên đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà tình trạng đau rát hậu môn. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn nếu thấy chúng phù hợp với nhu cầu và tình trạng thực tế. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên kết hợp với thăm khám y tế để xác định mức độ bệnh cũng như có biện pháp điều trị cho phù hợp.
Một vài lưu ý khi áp dụng cách giảm đau rát hậu môn tại nhà
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, để bảo vệ sức khỏe cho hệ tiêu hóa, bài tiết, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Không sử dụng xà bông, xà phòng tắm chứa nhiều thành phần hóa chất tẩy mạnh. Sử dụng giấy vệ sinh mềm mại, tránh cọ xát khu vực bị tổn thương.
- Giữ hậu môn sạch sẽ, không sử dụng tay hoặc vật cứng cào gãi hậu môn. Việc này có thể làm cho hậu môn bị trầy xước, thậm chí dẫn đến nứt rách nguy hiểm.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế mặc đồ bó sát, chất liệu cứng có thể làm gia tăng áp lực, gây đau rát kéo dài và nặng nề hơn.
- Nếu áp dụng các cách giảm đau rát hậu môn kể trên không mang lại hiệu quả, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
Những cách giảm đau rát hậu môn do trĩ, táo bón trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc lựa chọn được phương pháp khắc phục tại nhà hiệu quả. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, ngay khi cơn đau rát khó chịu qua đi, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Kiểm tra và áp dụng đúng biện pháp điều trị sẽ giúp bệnh cải thiện nhanh chóng hơn, tránh xảy ra các nguy cơ không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà – Áp dụng là khỏi
- 5 cách làm rụng búi trĩ tại nhà đơn giản
Từ khóa » đau Rát Hậu Môn Sau Khi đại Tiện
-
Nguyên Nhân Bạn đi đại Tiện Bị đau Rát Hậu Môn - Vinmec
-
Đau Rát Hậu Môn Khi đi đại Tiện Do đâu? Cách điều Trị
-
Đi đại Tiện đau Rát Hậu Môn Là Bị Bệnh Gì ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Đi Ngoài Bị Nóng Rát Hậu Môn: 8 Nguyên Nhân Gây Nên
-
Đau Rát Hậu Môn Khi đi đại Tiện Có Phải Bị Bệnh Trĩ Không?
-
Rát Hậu Môn: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Đi Ngoài đau Rát Hậu Môn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Rát Khó Chịu Hậu Môn Phải Làm Sao?
-
Làm Thế Nào để Hết đau Rát Hậu Môn - COTRIPRO Gel
-
Đi Cầu Ra Máu Và đau Rát Hậu Môn - Coi Chừng Bệnh Nguy Hiểm
-
Bị đau Hậu Môn Sau Khi đi Cầu Là Bệnh Gì?
-
6 Nguyên Nhân Thường Gặp Gây đau Hậu Môn - Bệnh Viện Việt Đức
-
Đau Hậu Môn - Tuổi Trẻ Online
-
8 Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng Mà Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Ngứa Hậu Môn Sau Khi đi đại Tiện Chớ Nên Coi Thường
-
Đau Tức Hậu Môn Là Bệnh Gì - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bệnh Trĩ Ngoại: Triệu Chứng, Cách điều Trị, Có Nguy Hiểm Không?