Ngứa Hậu Môn Sau Khi đi đại Tiện Chớ Nên Coi Thường
Có thể bạn quan tâm
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là tình trạng khá phổ biến và có thể gây nhiều phiền toái cho người mắc. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố như vệ sinh không đúng cách, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách khắc phục, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là bệnh gì?
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở vùng hậu môn, liên quan đến nhiều bệnh lý như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn, polyp đại trực tràng, bệnh eczema, bệnh chàm, bệnh đường tình dục (giang mai, lậu, sùi mào gà,…). Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt tuổi tác hay giới tính.
2. 9 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là dấu hiệu của nhiều căn bệnh. Vậy nên để biết chính xác là biểu hiện của bệnh lý nào, tốt nhất người bệnh nên đi khám trực tiếp bác sĩ. Điển hình có 9 nguyên nhân gây ngứa.
2.1. Bệnh trĩ
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện kèm theo biểu hiện ra máu thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Triệu chứng kèm theo có thể là sa búi trĩ, vùng hậu môn có cảm giác ẩm ướt, bị táo bón liên tục và kéo dài. Nghiêm trọng hơn chảy máu thiếu máu, nghẹt búi trĩ và viêm nhiễm hậu môn.
2.2. Bệnh nứt kẽ hậu môn
Hiện tượng ngứa hậu môn sau khi đi nặng có thể là triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn. Khi đó người bệnh sẽ thấy những vết nứt nhỏ xung quanh rìa hậu môn và cứ thể sau mỗi lần đi đại tiện sẽ có cảm giác ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Nứt kẽ hậu môn nặng hơn có thể gây viêm nhiễm hậu môn, áp xe hậu môn hay rò hậu môn.
2.3. Bệnh viêm đại trực tràng
Bệnh viêm đại tràng cũng là một trong 9 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện. Triệu chứng bị viêm đại tràng kèm theo đau rát hậu môn, đau bụng, khó chịu vùng bụng. Bệnh viêm đại tràng biến chứng nặng có thể gây xuất huyết nặng, thậm chí thủng đại tràng, ung thư đại tràng.
2.4. Bệnh polyp đại trực tràng
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện cũng có thể là dấu hiệu của bệnh polyp đại trực tràng. Bệnh diễn ra âm thầm rất khó phát hiện nên rất nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư trực tràng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
2.5. Bệnh lý đường tình dục
Những bệnh liên quan đến đường tình dục như lậu, giang mang, sùi mào gà cũng có thể kích thích vùng da hậu môn bị ngứa ngáy sau khi đi đại tiện. Triệu chứng đi kèm mọc các nốt mụn sùi, mụn nước, mụn mủ,… nếu để chảy mủ có thể kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
2.6. Nhiễm nấm Candida
Nấm Candida sinh sống trong môi trường âm đạo phụ nữ có thể di chuyển đến vùng hậu môn khiến cho hậu môn bị ngứa ngáy nặng hơn khi đi tiện.
2.7. Bệnh eczema, chàm
Tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện cũng là dấu hiệu của bệnh eczema và bệnh chàm do các cơ quan dưới niêm mạc bị rối loạn chức năng sinh lý làm tăng tiết bã nhờn hoặc kích ứng từ các loại xà phòng, hóa chất.
2.8. Bệnh do dị ứng
Dị ứng với dung dịch vệ sinh, hậu môn ẩm ướt sau khi đi vệ sinh hoặc hậu môn quá khô đều là tác nhân gây bệnh ngứa hậu môn sau đại tiện. Ngoài ra còn do tác dụng của thuốc tránh thai hay thuốc nhuận tràng.
2.9. Bệnh do giun kim
Giun kim tác nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện vào ban đêm là rõ nhất. Bởi ban đêm giun kim bò ra đẻ trứng gây ngứa hậu môn dữ dội.
3. Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện có nguy hiểm không?
Ngứa hậu môn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ ngứa cũng khác nhau. Ngứa ở mức độ nhẹ không có gì phải đáng lo, có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng ngứa kéo dài và tăng dần thì không thể xem thường.
Ngứa rát hậu môn sau khi đi vệ sinh làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, người bệnh mất tự, e ngại khi xuất hiện trước đông người.
Ngứa diễn ra vào ban đêm khiến người bệnh thức giấc, giấc ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, tinh thần bất ổn.
Ngứa nhiều, tần suất tăng lên, nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như trĩ, polyp trực tràng, ung thư trực tràng,… đe dọa đến tính mạng.
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện nếu không phát hiện và chữa trị sớm, dứt điểm sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên coi thường xem nhẹ bệnh lý này mà cần đi thăm khám và chữa trị ngay, tránh để bệnh có điều kiện chuyển biến nặng hơn và gây ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.
4. Cách chữa ngứa hậu môn không do bệnh lý
Chữa ngứa ngáy hậu môn sau khi đi nặng không do bệnh lý thật dễ dàng, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, cụ thể như sau:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều ranh, uống nhiều nước từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày hoặc uống nước hoa quả.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn khó tiêu, không uống rượu bia, hút thuốc, …
- Không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu hay mang vác vật nặng khiến hậu môn bị áp lực, dễ bị bệnh trĩ.
- Luyện tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể trạng, sức khỏe đường tiêu hóa.
- Không gãi hậu môn khi bị ngứa vì có thể làm trầy xước, chảy máu, sưng, viêm nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ, lâu khô hậu môn bằng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh sau khi tắm, đại tiện.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh, đặc biệt là quan hệ bằng đường hậu môn.
- Không mặc quần lót bó sát, bí bách, ẩm ướt.
5. Cách chữa ngứa hậu môn do bệnh lý
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện do bệnh lý, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa về hậu môn để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
- Ngứa hậu môn do giun kim sử dụng thuốc điều trị Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg một liều duy nhất, điều trị nhắc lại sau 1 tháng với liều cũ. Lưu ý không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi hoặc phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, có thể sử dụng mẹo dân gian nước ép tỏi (cho trẻ trên 1 tuổi) hoặc dầu dừa để chữa trị.
- Ngứa hậu môn do các bệnh eczema, chàm, nấm,… sử dụng các thuốc kết hợp gồm kháng sinh, chống viêm nhóm Corticoid, kháng Histamin, …trong một thời gian nhất định.
- Ngứa hậu môn do các bệnh xã hội cần điều trị dứt điểm bằng các dùng thuốc kháng sinh hoặc dùng phương pháp điều trị ngoại khoa.
- Ngứa hậu môn do bệnh táo bón, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn sử dụng sản phẩm thảo dược “trong uống, ngoài bôi” điều trị. Sản phẩm thảo dược uống chứa Diếp cá, Đường quy, Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Curcumin dạng Meriva và Magie giúp điều trị hiệu quả táo bón, bệnh trĩ, làm tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa nứt kẽ hậu môn, chảy máu, viêm nhiễm. Sản phẩm thảo dược dạng gel bôi gồm Cao diếp cá, Cao thầu dầu thía, Cao trầu không, Cao nhọ nồi, Nghệ nano tác dụng nhanh chóng, làm mát, xoa dịu cơn ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm, sưng đau, chảy máu, táo bón, bệnh trĩ. Đặc biệt, an toàn cho mọi đối tượng, trẻ em, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
Triệu chứng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện có thể được kiểm soát tốt nếu bạn thực hiện đúng các biện pháp vệ sinh và điều trị cần thiết. Hãy theo dõi và điều chỉnh thói quen hàng ngày, đồng thời thăm khám bác sĩ nếu cần để đảm bảo sức khỏe toàn diện.
Bài viết liên quan:
- Tổng hợp cách trị ngứa hậu môn hiệu quả không ngờ
- Ngứa hậu môn về đêm là gì?
- Hiện tượng ngứa hậu môn và vùng kín
Từ khóa » đau Rát Hậu Môn Sau Khi đại Tiện
-
Nguyên Nhân Bạn đi đại Tiện Bị đau Rát Hậu Môn - Vinmec
-
Đau Rát Hậu Môn Khi đi đại Tiện Do đâu? Cách điều Trị
-
Đi đại Tiện đau Rát Hậu Môn Là Bị Bệnh Gì ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Đi Ngoài Bị Nóng Rát Hậu Môn: 8 Nguyên Nhân Gây Nên
-
Đau Rát Hậu Môn Khi đi đại Tiện Có Phải Bị Bệnh Trĩ Không?
-
Rát Hậu Môn: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Đi Ngoài đau Rát Hậu Môn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Rát Khó Chịu Hậu Môn Phải Làm Sao?
-
Làm Thế Nào để Hết đau Rát Hậu Môn - COTRIPRO Gel
-
Đi Cầu Ra Máu Và đau Rát Hậu Môn - Coi Chừng Bệnh Nguy Hiểm
-
Bị đau Hậu Môn Sau Khi đi Cầu Là Bệnh Gì?
-
6 Nguyên Nhân Thường Gặp Gây đau Hậu Môn - Bệnh Viện Việt Đức
-
Đau Hậu Môn - Tuổi Trẻ Online
-
8 Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng Mà Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Đau Tức Hậu Môn Là Bệnh Gì - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Cách Giảm Đau Rát Hậu Môn Tại Nhà Do Trĩ, Táo Bón
-
Bệnh Trĩ Ngoại: Triệu Chứng, Cách điều Trị, Có Nguy Hiểm Không?