Rát Hậu Môn: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
1. Rát hậu môn do nguyên nhân gì?
Không phải bất cứ trường hợp nào bị đau rát hậu môn cũng là triệu chứng bệnh lý, trong đó có không ít trường hợp do nguyên nhân sinh lý hoặc do thói quen sinh hoạt, đại tiện không tốt.
Rát hậu môn là triệu chứng rất thường gặp
1.1. Rát hậu môn do nguyên nhân sinh lý
Thường gặp những nguyên nhân sau:
Do ăn nhiều thức ăn cay nóng
Nhiều người có thói quen ăn nhiều thực phẩm, gia vị cay nóng mạnh, đặc biệt là vào mùa đông song đây là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa. Thực tế hệ tiêu hóa không thể phân hủy hoàn toàn các gia vị cay nóng này, phần còn dư sẽ được đào thải ra ngoài qua đường phân. Hậu môn và niêm mạc hậu môn lại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương do kích thích từ cặn dư của thực phẩm cay nóng gây ra đau rát khó chịu.
Đau rát hậu môn do thực phẩm cay nóng dễ nhận thấy nhất khi đi vệ sinh.
Do thói quen nhịn đi đại tiện
Không ít người do bận rộn hoặc có thói quen nhịn đi vệ sinh khiến phân lưu lại lâu trong trực tràng gây mất nước và táo bón. Táo bón càng nghiêm trọng thì mỗi lần đi đại tiện càng khó khăn, gây đau rát hậu môn. Hơn nữa, phân cứng còn gây tổn thương niêm mạc hậu môn gây chảy máu, nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú gây bệnh.
Do quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được khuyến khích do là nguyên nhân gây nứt hậu môn, đi cầu đau hậu môn. Hơn nữa, hoạt động quá mạnh còn làm tổn thương, nứt hậu môn, tăng nguy cơ nhiễm trùng,... Do đó, nên hạn chế thói quen không tốt này tránh gây ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe.
1.2. Đau rát hậu môn do nguyên nhân bệnh lý
Đau rát hậu môn do nguyên nhân bệnh lý thường xảy ra sau khi đi đại tiện xong, dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:
Bệnh lý da liễu
Vùng da ở hậu môn tương đối nhạy cảm và có thể mắc bệnh da liễu như: mụn, vẩy nến, nấm,... gây ngứa ngáy, chảy máu, đau rát khó chịu. Bệnh da liễu nói chung khó điều trị dứt điểm, nhất là vùng da hậu môn thường xuyên ở trong tình trạng ẩm ướt, không khô thoáng sạch sẽ hoàn toàn. Cần xét nghiệm sinh thiết phần da mắc bệnh để chẩn đoán bệnh lý và tác nhân gây bệnh chính xác.
Trĩ ngoại tắc mạch
Bệnh trĩ rất phổ biến hiện nay, có đến hơn 50% dân số Việt Nam mắc bệnh này với mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Đặc điểm chung của trĩ là vùng tĩnh mạch hậu môn bị căng, sưng giãn quá mức gây đau đớn, chảy máu cả khi đi vệ sinh lẫn bình thường.
Có hai loại trĩ bao gồm:
-
Trĩ nội thường ít gây đau đớn nhưng gây chảy máu trong hậu môn.
-
Trĩ ngoại gây đau rát hậu môn nhiều, nhất là khi cọ xát hoặc khi đi đại tiện.
Trĩ thường gây đau rát hậu môn liên tục
Bệnh trĩ thường gặp ở các đối tượng sau: phụ nữ mang thai, người có chế độ ăn uống ít rau xanh và chất xơ, người thường xuyên ngồi lâu một chỗ,... Nếu đau rát hậu môn do trĩ, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cùng với điều trị tích cực, nếu không bệnh càng trở nên nghiêm trọng và gây biến chứng.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn xảy ra khi hậu môn bị cào xước bởi phần cứng do táo bón hoặc ăn ít chất xơ, do hoạt động tình dục hoặc các tổn thương khác. Vết rách, xước ở vùng hậu môn rất dễ bị nhiễm trùng gây đau đớn, ngứa rát khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Nhiều trường hợp nứt kẽ hậu môn gây chảy máu tươi đi kèm theo phân hoặc thấy trên giấy vệ sinh.
Rát hậu môn do áp xe và rò hậu môn
Áp xe và rò hậu môn cũng là nguyên nhân phổ biến gây ngứa rát hậu môn. Ổ áp xe ở cạnh hậu môn và trực tràng chứa nhiều mủ là đường dẫn tuyến bã bị nhiễm trùng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác như: sưng nóng, chảy dịch mủ hậu môn,...
Khi bị áp xe hậu môn, phẫu thuật dẫn lưu mủ áp xe trong hậu môn là phương pháp điều trị bắt buộc và cần thực hiện nhanh chóng để tránh biến chứng nặng.
Tiêu chảy kéo dài và đi ngoài nhiều lần gây rát hậu môn
Rát hậu môn do tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài cũng là nguyên nhân gây đau rát hậu môn trong và sau khi đại tiện, đặc biệt khi người bệnh bị tiêu chảy nặng, đi ngoài từ 5 - 10 lần mỗi ngày. Cần can thiệp điều trị sớm, tránh đại tiện quá nhiều gây tổn thương niêm mạc hậu môn.
2. Làm gì để giảm đau rát hậu môn?
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây rát hậu môn, đặc biệt khi triệu chứng này xuất hiện trong và sau khi đi đại tiện. Nếu không phải do nguyên nhân bệnh lý cần điều trị, bạn có thể tự cải thiện bệnh tại nhà bằng các phương pháp sau:
-
Uống nhiều nước: Cần uống từ 2- 3 lít nước mỗi ngày để cải thiện tiêu hóa, làm mát đường ruột và để đi đại tiện dễ dàng hơn.
-
Chế độ ăn nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa: trái cây, rau xanh, củ, nước ép hoa quả, sinh tố,...
-
Hạn chế những hành động có thể làm tổn thương hậu môn: tránh dùng giấy vệ sinh quá cứng, không gãi trực tiếp hậu môn, tránh xà bông hoặc chất tẩy rửa quá mạnh,...
Nên thay đổi chế độ ăn lành mạnh để giảm rát hậu môn
Nếu tình trạng đau rát hậu môn không được cải thiện với các biện pháp phòng ngừa trên và triệu chứng bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cần đi khám để xác định nguyên nhân bệnh lý và điều trị. Đau rát hậu môn do bệnh lý sẽ cần điều trị lâu dài hơn với phương pháp thích hợp, bệnh nhân không nên chủ quan vì biến chứng bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục triệu chứng đau rát hậu môn. Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi có các bệnh lý về hậu môn, trực tràng. Quy trình khám bệnh hậu môn trực tràng gồm các bước sau:
-
Quan sát những biểu hiện ở hậu môn trực tràng bằng mắt.
-
Xác định mức độ bệnh bằng cách đưa ngón tay trỏ vào hậu môn và có thể gây đau.
-
Tiến hành siêu âm hoặc nội soi để hỗ trợ chẩn đoán bệnh.
Nếu cần hỗ trợ thêm, khách hàng hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » đau Rát Hậu Môn Sau Khi đại Tiện
-
Nguyên Nhân Bạn đi đại Tiện Bị đau Rát Hậu Môn - Vinmec
-
Đau Rát Hậu Môn Khi đi đại Tiện Do đâu? Cách điều Trị
-
Đi đại Tiện đau Rát Hậu Môn Là Bị Bệnh Gì ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Đi Ngoài Bị Nóng Rát Hậu Môn: 8 Nguyên Nhân Gây Nên
-
Đau Rát Hậu Môn Khi đi đại Tiện Có Phải Bị Bệnh Trĩ Không?
-
Đi Ngoài đau Rát Hậu Môn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Đau Rát Khó Chịu Hậu Môn Phải Làm Sao?
-
Làm Thế Nào để Hết đau Rát Hậu Môn - COTRIPRO Gel
-
Đi Cầu Ra Máu Và đau Rát Hậu Môn - Coi Chừng Bệnh Nguy Hiểm
-
Bị đau Hậu Môn Sau Khi đi Cầu Là Bệnh Gì?
-
6 Nguyên Nhân Thường Gặp Gây đau Hậu Môn - Bệnh Viện Việt Đức
-
Đau Hậu Môn - Tuổi Trẻ Online
-
8 Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng Mà Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Ngứa Hậu Môn Sau Khi đi đại Tiện Chớ Nên Coi Thường
-
Đau Tức Hậu Môn Là Bệnh Gì - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Cách Giảm Đau Rát Hậu Môn Tại Nhà Do Trĩ, Táo Bón
-
Bệnh Trĩ Ngoại: Triệu Chứng, Cách điều Trị, Có Nguy Hiểm Không?