Cách Giảm đường Huyết Cao Sau Bữa ăn - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
❓Hỏi bác sĩ từ xa miễn phí, 👉 gửi câu hỏi
Chuyên mụcChuyên mục sức khỏe
Tiểu đường
Bệnh tim mạch
Bệnh hô hấp
Ung thư - Ung bướu
Bệnh tiêu hóa
Tâm lý - Tâm thần
Xem tất cả chuyên mụcTâm điểm
Các chủ đề Tâm điểmCarePath
Chuyên trang tiêu hoá và đề kháng cho bé!
Tăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"
Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi
Kiểm tra sức khỏeCông cụ sức khỏe
Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?
Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm
Công cụ kiểm tra sức khoẻ da
Công cụ dự đoán chiều cao của bé
Theo dõi cử động của thai nhi
Tính ngay với Hello Bacsi app
Hộp thuốc cá nhân
Tính ngay với Hello Bacsi app
Xem tất cả công cụCông cụ nổi bật
Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai
Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.
Xem thêmĐo chỉ số BMI
Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.
Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.
Xem thêmCộng đồngTìm cộng đồng của bạn
Mang thai
Tiểu đường
Nuôi dạy con
Bệnh truyền nhiễm
Sức khỏe phụ nữ
Sức khỏe tinh thần
Xem tất cả cộng đồngBài đăng nổi bật
Xem thêmCommunity AdminMang thai•8 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTCommunity AdminMang thai•a month🔥 [Minigame] - Giáng sinh lung linh - Rinh blindbox "Baby three" 🔥 Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppTiểu đườngHướng dẫn
Cách giảm đường huyết cao sau ăn, liệu bạn đã biết?Chúng ta đều biết những gì ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Bởi vậy, sau mỗi bữa ăn sẽ là thời điểm mà đường huyết tăng cao nhất. Để tránh tình trạng chỉ số này lên quá cao gây ra biến chứng, bạn cần biết cách giảm đường huyết cao sau ăn thế nào cho hiệu quả nhanh chóng và an toàn.
Cùng HelloBacsi tìm hiểu ngay nhé!
Đường huyết tăng đột biến sau khi ăn có thể gây hậu quả gì?
Sau bữa ăn, mức đường huyết thường tạm thời tăng cao đột biến. Ngay cả ở những người không bị tiểu đường, sau khi ăn lượng đường huyết cũng tăng một chút. Tuy nhiên, nếu lượng đường tăng quá cao sẽ dẫn tới biến chứng.
Khi lượng đường trong máu từ 240 mg/dL trở lên, hãy tự xét nghiệm xeton trong nước tiểu và đến bệnh viện ngay. Xeton cao có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm toan đái tháo đường – một trường hợp cấp cứu, cần được điều trị ngay lập tức. Xeton là chất được tạo ra khi chất béo bị phân hủy để lấy năng lượng. Gan của bạn bắt đầu phân hủy chất béo khi không có đủ insulin trong máu để đưa lượng đường trong máu vào tế bào. Khi nồng độ xeton trong máu tăng đột ngột, chúng có thể gây nhiễm toan đái tháo đường. Tình trạng này rất nghiêm trọng và có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:- Thở nhanh và sâu.
- Da và miệng khô.
- Mặt đỏ bừng.
- Đi tiểu thường xuyên hoặc khát nước kéo dài một ngày hoặc hơn.
- Hơi thở có mùi trái cây.
- Đau đầu.
- Cứng cơ hoặc đau nhức.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Đau bụng.
Nhiễm toan xeton xảy ra nhiều nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và đôi khi là dấu hiệu đầu tiên được ghi nhận. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể bị nhiễm toan xeton, nhưng ít gặp hơn.
Nếu bạn nghi ngờ mình hạ đường huyết, hãy kiểm tra ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên rằng nên giữ đường huyết dưới 180 mg/dl sau bữa ăn 1–2 giờ.
Cách giảm đường huyết cao sau ăn hiệu quả
Cách giảm đường huyết cao sau bữa ăn nhanh nhất là tiêm insulin. Có nhiều loại insulin khác nhau và cách dùng cũng có nhiều khác biệt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người để chỉ định loại phù hợp. Bạn cần phải sử dụng insulin đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau khi dùng thuốc, tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn vẫn xảy ra, bạn cần đi khám lại ngay để bác sĩ đánh giá và điều chỉnh.
Cách giảm đường huyết cao bền vững chính là lối sống
Bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách giữ lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu. Mỗi bệnh nhân sẽ có mức đường huyết mục tiêu riêng. Nhưng nhìn chung, muốn có cách giảm đường huyết cao sau ăn, tránh tình trạng này tái diễn thường xuyên, thì tốt nhất là bạn nên tập trung cả vào những phương pháp giảm đường huyết tổng thể, bền vững.
Chúng bao gồm:
- Hãy năng động hơn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định. Quan trọng là không được tập thể dục nếu có xeton trong nước tiểu. Điều này có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng cao hơn nữa.
- Uống thuốc hoặc tiêm insulin theo hướng dẫn: Nếu lượng đường trong máu của bạn ở mức cao thường xuyên, bác sĩ có thể thay đổi lượng thuốc bạn dùng hoặc thời điểm bạn dùng thuốc.
- Thực hiện bữa ăn cho bệnh tiểu đường: Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn trong việc tuân thủ nó. Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa; chọn thực phẩm ít calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối; uống nước thay vì nước trái cây hoặc soda; hạn chế đồ uống có cồn. Nếu thèm đồ ngọt, bạn hãy chọn trái cây thay vì các món có đường.
- Kiểm soát khẩu phần ăn của bạn. Bạn có thể sử dụng phương pháp đĩa: 1/2 đĩa bằng rau xanh, 1/4 là đạm nạc và 1/4 ngũ cốc hoặc thực phẩm giàu tinh bột.
- Kiểm tra lượng đường trong máu hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra thường xuyên hơn nếu bạn đang ốm hoặc nghi ngờ đường huyết tăng/giảm bất thường.
Trên đây là các cách giảm đường huyết cao sau ăn. Hi vọng đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
Blood Sugar Level Ranges https://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html Ngày truy cập: 11/09/2023
Manage Blood Sugar https://www.cdc.gov/diabetes/managing/manage-blood-sugar.html Ngày truy cập: 11/09/2023
How To Lower Your Blood Sugar Naturally https://health.clevelandclinic.org/how-to-lower-blood-sugar/ Ngày truy cập: 11/09/2023
High blood sugar (hyperglycaemia) https://www.nhs.uk/conditions/high-blood-sugar-hyperglycaemia/ Ngày truy cập: 11/09/2023
How to Bring Down High Blood Sugar Levels https://www.diabetes.co.uk/how-to/bring-down-high-blood-sugar-levels.html Ngày truy cập: 11/09/2023
Lịch sử phiên bản
Phiên bản hiện tại
11/09/2023
Tác giả: Ngoc Luyen
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật bởi: Lương Lan
Bài viết liên quan
20 lý do khiến đường huyết không ổn định
Cảnh báo 9 dấu hiệu tiểu đường bạn rất dễ bỏ qua
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Ngoc Luyen · Ngày cập nhật: 11/09/2023
Quảng cáoBài viết này có hữu ích với bạn?
Quảng cáoQuảng cáoLoadingTừ khóa » Kết Quả đường Huyết Sau ăn 1h
-
Cách Duy Trì Chỉ Số đường Huyết Bình Thường đơn Giản Nhất
-
Chỉ Số đường Huyết Sau Khi ăn Bao Nhiêu Là Bình Thường? | Vinmec
-
Đường Huyết Bình Thường 2 Giờ Sau Khi ăn Là Bao Nhiêu? | Vinmec
-
5 Sai Lầm Khi đo đường Huyết Tại Nhà
-
Chỉ Số đường Huyết An Toàn Sau ăn Là Bao Nhiêu.
-
Chỉ Số đường Huyết Sau ăn 1h, 2h Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Đường Huyết Sau ăn 2 Tiếng Bao Nhiêu Là Bình Thường
-
Chỉ Số đường Huyết Sau ăn Bao Nhiêu Là ổn định? - Giảo Cổ Lam
-
Giải Mã đường Huyết Sau ăn Theo Nghiên Cứu Mới Nhất - YouMed
-
VÌ SAO LƯỢNG ĐƯỜNG HUYẾT SAU ĂN 2H VÀ KHI ĐÓI LẠI THẤT ...
-
Chỉ Số đường Huyết Sau Khi ăn 1h, 2h Của Người Bình Thường
-
Đường Huyết Sau ăn 1h Của Người Bình Thường
-
Đường Huyết Sau ăn Bao Nhiêu Là Bình Thường? - YouMed
-
Tăng đường Huyết Sau ăn Là Gì? Mô Hình Chỉ Số đường Huyết?