Tăng đường Huyết Sau ăn Là Gì? Mô Hình Chỉ Số đường Huyết?

Không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà nhóm tiền tiểu đường cũng cần chú ý vấn đề “tăng đường huyết sau ăn” cũng như các chỉ số đường huyết quan trọng.

Danh mục nội dung

  • 1. “Tăng đường huyết sau ăn” là gì?
  • 2. Tại sao lại xảy ra tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”?
  • 3. Tại sao “tăng đường huyết sau ăn” là vấn đề quan trọng?
  • 4. Mô hình chỉ số đường huyết là như thế nào?
  • 5. Cần chú ý đặc biệt đến tình trạng nguy hiểm: “tăng đường huyết sau ăn” !
  • 6. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch có khác nhau giữa “tăng đường huyết sau ăn” và “tăng đường huyết lúc đói” không?
  • 7. Các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn do tình trạng “tăng đường huyết sau bữa ăn”

1. “Tăng đường huyết sau ăn” là gì?

“Tăng đường huyết sau bữa ăn” là một vấn đề quan trọng không chỉ trong bệnh tiểu đường mà còn đối với nhóm tiền tiểu đường.

Đường glucose từ việc ăn uống được hấp thụ trong ruột và di chuyển vào máu, sau đó nhờ hoạt động của insulin, glucose này sẽ được đưa vào các mô như gan, cơ bắp và được chuyển hóa, sử dụng như năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Do đó, khi ăn uống, lượng đường trong máu tạm thời sẽ tăng lên.

Trong trường hợp một người khỏe mạnh, lượng đường trong máu sau ăn 2 giờ sẽ giảm xuống dưới 140 mg/dL, tuy nhiên nếu lượng đường trong máu không giảm và duy trì ở trạng thái cao hơn 140 mg/dL sau khi ăn được gọi “tăng đường huyết sau bữa ăn”. Tình trạng “tăng đường huyết sau ăn” như vậy được chỉ ra là sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, dù chỉ số đường huyết khi đói ở mức bình thường nhưng cũng có trường hợp xuất hiện tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”.

Tăng đường huyết sau bữa ăn 1
Tình trạng đường huyết sau ăn ở người khỏe mạnh và bệnh nhân tiểu đường

2. Tại sao lại xảy ra tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”?

Tăng đường huyết sau bữa ăn là tình trạng phổ biến ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường.

Khi lượng đường trong máu tăng lên ở một người khỏe mạnh, một lượng insulin phù hợp được tiết ra từ tuyến tụy vào thời điểm thích hợp và insulin này hoạt động giúp làm giảm lượng đường trong máu, do đó khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết trở về giá trị khi đói.

Mặt khác, ở người bị tiểu đường và nhóm tiền tiểu đường, lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tốc độ tiết chậm và chức năng làm giảm đường trong máu không đủ, do đó 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết sẽ không giảm và tình trạng tăng đường huyết sẽ tiếp diễn.

Tăng đường huyết sau bữa ăn 6
Tăng đường huyết sau ăn là tình trạng phổ biến ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường.

3. Tại sao “tăng đường huyết sau ăn” là vấn đề quan trọng?

Ở nhóm tiền tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu, chỉ số đường huyết lúc đói thường ở mức bình thường (dưới 110 mg/dL). Do đó, nếu cố gắng xác định bệnh tiểu đường chỉ dựa trên chỉ số đường huyết lúc đói, bệnh nhân có thể bỏ qua tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”, vì vậy bệnh nhân cần phải cẩn thận khi bệnh tiểu đường có thể khởi phát và tiến triển âm thầm.

“Tăng đường huyết sau ăn” là trạng thái lượng và hoạt động của insulin bị suy giảm nên không thể hỗ trợ chuyển hóa hết glucose trong mô cơ thể và có “rối loạn chức năng dung nạp glucose”- tình trạng “hiệu quả giúp đưa đường huyết về giá trị bình thường” không tốt. Ngoài ra, sự rối loạn chức năng dung nạp glucose sẽ thúc đẩy xơ vữa động mạch tiến triển.

Nếu bệnh nhân tiến triển từ rối loạn chức năng dung nạp glucose đến xơ vữa động mạch, sẽ có nguy cơ cao xuất hiện rối loạn mạch máu lớn như đột quỵ, do đó bệnh nhân cần quản lý chặt chẽ không chỉ lượng đường trong máu khi đói mà cả tình trạng “tăng đường huyết sau bữa ăn”.

4. Mô hình chỉ số đường huyết là như thế nào?

Bệnh tiểu đường được chẩn đoán chính xác bằng các kiểm tra khác nhau như chỉ số đường huyết và hemoglobin A1c (HbA1c). Từ hai chỉ số: chỉ số đường huyết lúc đói và chỉ số sau 2 giờ dung nạp glucose, kết quả được phân loại thành “loại tiểu đường“, “loại bình thường” và “loại tiền tiểu đường” ở giữa hai loại trên.

Loại tiểu đường

Loại tiểu đường là tình trạng được chẩn đoán bệnh tiểu đường và sẽ tiến hành điều trị bằng chế độ ăn uống và luyện tập khi đồng thời theo dõi các chỉ số như đường huyết và hemoglobin A1c (HbA1c). Trường hợp đã duy trì điều trị trong 2~3 tháng nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu quản lý đường huyết thì sẽ chuyển sang điều trị bằng thuốc.

Loại tiền tiểu đường

Loại tiền tiểu đường là người ở giai đoạn trước khi khởi phát bệnh tiểu đường và bao gồm cả những bệnh nhân trong quá trình cải thiện bệnh. Bệnh nhân loại tiền tiểu đường sẽ ở trong tình trạng rối loạn chức năng dung nạp glucose, do đó có thể xuất hiện tình trạng xơ vữa động mạch. Bệnh nhân loại tiền tiểu đường cần cải thiện lối sống, theo dõi tình trạng rối loạn chức năng dung nạp glucose và tiến hành điều trị cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid trong trường hợp cần thiết.

Tăng đường huyết sau bữa ăn 2
Mô hình chỉ số đường huyết

5. Cần chú ý đặc biệt đến tình trạng nguy hiểm: “tăng đường huyết sau ăn” !

Mặc dù tình trạng “tăng đường huyết sau ăn” đều xuất hiện trong “loại bệnh tiểu đường” và “loại tiền tiểu đường”, tuy nhiên nguy cơ như xơ vữa động mạch và tử vong không giống nhau giữa hai loại.

Trong cuộc khảo sát ※1 với đối tượng là người châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,…), ở “loại bệnh tiểu đường” với chỉ với giá trị OGTT 2 giờ ※2 cao, nguy cơ tử vong cao gấp khoảng 3,5 lần so với “loại bình thường” và cao hơn “loại tiền tiểu đường”.

Những người dù có đường huyết lúc đói bình thường vẫn cần chú ý đặc biệt đến tình trạng tăng đường huyết sau ăn”.

※1: Nghiên cứu DECODA (2004)

※2: Giá trị 2 giờ của xét nghiệm dung nạp đường uống

Tăng đường huyết sau bữa ăn 3
Tỷ lệ nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch dựa trên chỉ số OGTT 2 giờ

6. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch có khác nhau giữa “tăng đường huyết sau ăn” và “tăng đường huyết lúc đói” không?

Cuộc điều tra tại Nhật Bản ※ đã chỉ ra rằng dù trong cùng một “loại tiền tiểu đường”, ở người bị tăng đường huyết sau ăn (rối loạn chức năng dung nạp glucose, IGT) và người có chỉ số đường huyết lúc đói cao (IFG), nguy cơ khởi phát bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim,…) có một sự khác biệt.

So với người bình thường (NGT) có chỉ số OGTT 2 giờ <140 mg/dL, người bị tăng đường huyết sau ăn (IGT) và bệnh nhân tiểu đường (DM) có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn (Đồ thị bên trái).

Mặt khác, những người có chỉ số đường huyết lúc đói cao (IFG), nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giống như người bình thường (NFG), tuy nhiên ở bệnh nhân tiểu đường (DM) nguy cơ này cũng khá cao (Đồ thị bên phải).

Kết quả này cho thấy “tăng đường huyết sau ăn” có ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lớn hơn là “tăng đường huyết lúc đói”.

※ Nghiên cứu Funagata (1999)

Tăng đường huyết sau bữa ăn 4
Kết quả của nghiên cứu thuần tập

7. Các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn do tình trạng “tăng đường huyết sau bữa ăn”

“Tăng đường huyết sau ăn” được cho là có khả năng gây ra và làm tiến triển nhiều bệnh khác.

Tăng đường huyết sau khi ăn 5
Các bệnh nguy hiểm tiềm ẩn do tình trạng “tăng đường huyết sau ăn”

Bạn đang xem bài viết: “Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết sau ăn, mô hình chỉ số đường huyết” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/ (Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

4.9 30 Chia sẻ

Từ khóa » Kết Quả đường Huyết Sau ăn 1h