Cách Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố định Hữu Hình
Có thể bạn quan tâm
Hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình – TSCĐHH là những tài sản vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc lưu thông hàng hoá hoặc dịch vụ và nó có thời gian sử dụng lâu dài hơn một kỳ kế toán. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu cách ạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình qua bài viết ngay dưới đây.
1. Khấu hao tài sản cố định hữu hình là gì?
– Khấu hao TSCĐHH chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐHH đã hao mòn.
– Hao mòn TSCĐHH là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐHH. Còn mục đích của trích khấu hao TSCĐHH là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại tài sản cố định hữu hình khi nó bị hư hỏng. Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra, bỉểu hiện ở chỗ hiệu suất của TSCĐHH giảm dần, cuối cùng bị hư hỏng thanh lý.
⇒ Hao mòn là một yếu tố rất khách quan nhất thiết phải thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐHH tương ứng với giá trị hao mòn của nó để tạo ra nguồn vốn đầu tư TSCĐHH. Trong quản lý doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế thu hồi vốn đầu tư.
– Khấu hao tài sản cố định hữu hình được biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình
2. Tài khoản kế toán hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214
TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 2141: Hao mòn TSCĐHH
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐHH trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐHH của doanh nghiệp.
Kết cấu của tài khoản:
+ Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐHH giảm do các lý do giảm TSCĐHH
+ Bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐHH tăng do trích khấu hao TSCĐHH, do đánh giá lại TSCĐHH
+ Số dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐHH hiện có ở đơn vị
Bên cạnh TK 214 – Hao mòn TSCĐ còn có TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản là Tài khoản được sử dụng để theo dõi việc hình thành tình hình sử dụng và còn lại của nguồn vốn khấu hao cơ bản
Kết cấu:
+ Số dư nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có
+ Bên Nợ: nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do trích khấu hao hoặc do đơn vị cấp dưới nộp vốn khấu hao
+ Bên Có: sử dụng vốn khấu hao cơ bản, nộp cho cấp trên sử dụng tái đầu tư TSCĐ, trả nợ tiền vay để đầu tư TSCĐ
3. Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
Định kỳ( tháng, quý…) tính trích khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐHH, ghi:
Nợ TK 627: khấu hao TSCĐHH dùng cho sản xuất chung
Nợ TK 641: khấu hao TSCĐHH dùng cho bán hàng
Nợ TK 642: khấu hao TSCĐHH dùng cho quản lý doanh nghiệp
Có TK 214: tổng số khấu hao phải trích
Đồng thời ghi nhận số khấu hao cơ bản đã trích vào tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Nợ TK 009 Nộp vốn khấu hao cho cấp trên
+ Nếu được hoàn lại:
Nợ TK 1368
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi giảm khấu hao
Có TK 009 (hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình)
+ Nếu không được hoàn lại kế toán ghi giảm nguồn vốn khấu hao
Nợ TK 411
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi giảm khấu hao cơ bản
Có TK 009 – Cho đơn vị khác vay vốn khấu hao
Nợ TK 128, 228 Có TK111, 112
Đồng thời ghi có TK 009
– Dùng vốn khấu hao cơ bản để trả nợ vay dài hạn ngân hàng
Nợ TK 315 Có TK111, 112
Đồng thời ghi có TK 009
– Đánh giá lại giá trị hao mòn của TSCĐHH
+ Đánh giá tăng nguyên giá của TSCĐHH, kế toán ghi:
Nợ TK 211: TSCĐHH
Có TK 412: chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 2141: hao mòn TSCĐ
+ Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn
Nợ TK 412 Có TK 2141
+ Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn
Nợ TK 2141
Có TK 412 (hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình)
+ Đánh giá giảm nguyên giá TSCĐHH, ghi:
Nợ TK 412
Nợ TK 2141
Có TK 211
– Trường hợp giảm TSCĐHH đồng thời với việc phản ánh giảm nguyên giá TSCĐHH phải phản ánh giảm giá trị đã hao mòn của TSCĐHH
– Đối với TSCĐHH đã tính đủ khấu hao cơ bản thì không tiếp tục trích khấu hao cơ bản nữa.
– Đối với TSCĐHH đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, bằng quĩ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào văn hoá phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mà chỉ trích hao mòn TSCĐHH 1 năm 1 lần.
Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình hy vọng giúp ích trong công tác làm nghề của nhà kế. Chúc các bạn năm mới nhiều sức khoẻ cống hiến cho nghề, dư giả tài chính để đầu tư cho khoá học Kế toán Online tiến bước chặng đường thành công!
Từ khóa » Hạch Toán Tk 2141
-
Cách Hạch Toán Hao Mòn Tài Sản Cố định - Tài Khoản 214 Theo TT 200
-
Cách Hạch Toán Hao Mòn Tài Sản Cố định (Cập Nhật 2022)
-
Cách Hạch Toán Hao Mòn Tài Sản Cố định - Tài Khoản 214
-
Cách Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố định - TK 214 Mới Nhất
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 214 - Hao Mòn Tài Sản Cố định
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 214 – Hao Mòn Tài Sản Cố định
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 214"Hao Mòn Tài Sản Cố định" Theo TT133
-
Hạch Toán Tài Khoản Khấu Hao. - Tin Học KEY
-
Tính Hao Mòn TSCĐ - Hướng Dẫn Sử Dụng MISA Mimosa.NET 2017
-
Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố định đầy đủ Nhất Năm 2021
-
Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố định Hữu Hình - VOER
-
Cách Hạch Toán Chi Tiết Tài Khoản 214 - Hao Mòn Tài Sản Cố định
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính