Tính Hao Mòn TSCĐ - Hướng Dẫn Sử Dụng MISA Mimosa.NET 2017

1. Định khoản

- Cuối năm, căn cứ vào Bảng tính hao mòn TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình hiện có do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách:

Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định (Chi tiết TK 2141 và TK 2143)

- Hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh ghi:

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ

- Đối với TSCĐ do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ Ngân sách dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì hàng tháng, khi trích KH TSCĐ ghi:

Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 431: Các quỹ (Chi tiết TK 4314: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) (Nếu được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp )

Có TK 333: Các khoản phải nộp Nhà nước (Nếu phải nhà nước)

- Phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách do TSCĐ điều chuyển, thanh lý, nhượng bán, phát hiện thiếu:

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại )

Có TK 211: TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213: TSCĐ vô hình (Nguyên giá)

- Phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay do TSCĐ thanh lý, nhượng bán hoặc phát hiện thiếu:

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 511 : Các khoản thu (Chi tiết TK 5118 : Thu khác) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 311 : Các khoản phải thu (Chi tiết TK 3118 : Phải thu khác) (Giá trị còn lại)

Có TK 211: TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213: TSCĐ vô hình (Nguyên giá)

- Điều chỉnh tăng, giảm hao mòn TSCĐ khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của Nhà nước:

+ Trường hợp điều chỉnh tăng hao mòn TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch tăng hao mòn của TSCĐ)

Có TK 214: Hao mòn TSCĐ (Số chênh lệch tăng hao mòn của TSCĐ)

+ Trường hợp điều chỉnh giảm giá trị hao mòn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (Số chênh lệch giảm hao mòn của TSCĐ)

Có TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch giảm hao mòn của TSCĐ)

2. Mô tả nghiệp vụ

1.Cuối năm, kế toán tính hao mòn (đối với các TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp) và tính khấu hao TSCĐ (đối với TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD) theo quy định

2.Kế toán hạch toán nghiệp vụ hao mòn và ghi sổ TSCĐ

3. Các bước thực hiện

1. Vào nghiệp vụ Tài sản cố định, chọn Tính hao mòn\Tính hao mòn.

2. Kiểm tra lại thông tin trên chứng từ Hao mòn tài sản cố định do phần mềm tự động sinh dựa vào số liệu đang có.

Tai_san_co_dinh_tinh_hao_mon_TSCD_1

3. Nhấn Cất

4. In/Xem sổ, báo cáo liên quan bằng cách chọn chức năng Báo cáo trên thanh công cụ.

Từ khóa » Hạch Toán Tk 2141