Hạch Toán Khấu Hao Tài Sản Cố định đầy đủ Nhất Năm 2021

Hạch toán khấu hao tài sản cố định khi mua tài sản cố định về hạch toán như thế nào. Khoản trích khấu hao hàng tháng, năm hạch toán ra sao. Hãy cùng dịch vụ kế toán tphcm bePro.vn tìm hiểu về cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định trong nhiều trường hợp.

Khấu hao tài sản cố định là gì

Là việc tính toán,phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản. Do sự hao mòn làm cho giá trị của tài sản giảm dần theo thời gian. Giá trị được khấu hao này sẽ được tính dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp hay chi phí sản xuất kinh doanh.

Hạch toán khấu hao tài sản cố định đầy đủ nhất năm 2021

Hạch toán khấu hao tài sản cố định đầy đủ nhất năm 2021

Hạch toán khấu hao tài sản cố định

Sau khi ghi tăng TSCĐ, kế toán cần xác định TSCĐ này phục vụ cho mục đích gì. Và do bộ phận nào quản lý để trích khấu hao cho phù hợp.

Với TSCĐ phục vụ kinh doanh hoặc quản lý doanh nghiệp:

– Ghi nợ TK 641, TK 642.

– Ghi có TK 214.

Với TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm:

  • Nợ TK 623, TK 627 (TT200).
  • Nợ TK 154 (TT133).
  • Có TK 214.

Cuối năm, kế toán kiểm tra và đối chiếu số dư TK 214 với Giá trị khấu hao luỹ kế cuối năm trên sổ sách. Để đảm bảo thực hiện khấu hao đúng và theo nguyên tắc liên tục.

Hạch toán TSCĐ khi mua về

Nợ TK 2111: (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT).

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 1121/ TK 331:

– Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình.

Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.

Sau khi đã xác định được việc mua TSCĐ về dùng cho bộ phần nào. Các bạn xác định ngày đưa vào vào sử dụng để tính trích khấu hao hàng tháng.

Hạch toán khấu hao tài sản cố định đầy đủ nhất năm 2021

Hạch toán khấu hao tài sản cố định đầy đủ nhất năm 2021

Hạch toán ghi giảm TSCĐ

– Khi bán TSCĐ bạn phải tăng doanh thu và giảm TSCĐ, cụ thể như sau:

a. Hạch toán tăng doanh thu từ việc bán TSCĐ:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng thanh toán.

Có TK 711: Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (Nếu DN bạn kê khai theo phương pháp khấu trừ).

b. Hạch toán giảm TSCĐ:

Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn.

Nợ TK 811: Giá trị còn lại.

Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ.

Đó là những công việc mà kế toán phải làm khi phát sinh việc mua, bán TSCĐ. Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng

Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao tài sản cố định trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng :

Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133).

Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133).

Bộ phận Quản lý (Theo TT 133) – Nợ TK 6422 .

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200).

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200).

Chi phí bán hàng (Theo TT 200) – Nợ TK 641 .

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200).

Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình.

Có TK 2142, 2143, 2147 (Tùy từng loại TSCĐ).

Chú ý: Các bạn chỉ hạch toán trích khấu hao tới khi bằng nguyên giá (Bên TK 211).

Kế toán khấu hao tài sản cố định

1. Tài khoản sử dụng

a.TK 214- Hao mòn TSCĐ

Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do giảm TSCĐ.

Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao.

Dư Có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có.

Tài khoản này có các tài khoản cấp 2:

– TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình.

– TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.

– Và TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình.

b.TK 009- Nguồn vốn khấu hao cơ bản

Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng.

Bên Có: Nguồn vốn khấu hao cơ bản giảm.

Dư Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có.

c. TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: 

Phản ánh chi phí khấu hao cơ bản của các TSCĐ là máy móc thiết bị, nhà xưởng. Và các TSCĐ khác sử dụng ở phân xưởng sản xuất.

d.TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh: 

Phản ánh chi phí khấu hao của TSCĐ dùng chung cho quản lý doanh nghiệp và các bộ phận khác.

Hạch toán khấu hao tài sản cố định đầy đủ nhất năm 2021

Cách hạch toán tài sản cố định đầy đủ nhất năm 2021

2. Trình tự kế toán trích khấu hao

Định kỳ khi trích khấu hao kế toán phản ánh 2 bút toán.

Bút toán 1: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao cho từng bộ phận sử dụng TSCĐ. Kế toán ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh và tăng giá trị hao mòn TSCĐ:

Nợ TK 154: Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất ở phân xưởng.

Nợ TK 642: Khấu hao TSCĐ khác dùng chung toàn doanh nghiệp.

Có TK 214: Mức khấu hao TSCĐ phải trích.

Bút toán 2: Phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản:

Nợ TK 009: Số vốn khấu hao đã trích

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về hạch toán khấu hao tài sản cố định đầy đủ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nguồn thông tin cần thiết cho các bạn kế toán và doanh nghiệp. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.   

Từ khóa » Hạch Toán Tk 2141