CÁCH LỰA CHỌN FONT CHỮ CHO LOGO CỦA BẠN - DpiCENTER

Khi chúng ta nghĩ về logo trong đầu chúng ta thường nghĩ tới những chi tiết đồ họa hoặc hình ảnh. Và tại sao không? Việc cô đọng một thương hiệu thành một chi tiết đồ họa đơn lẻ là một quá trình phức tạp. Nhưng việc lựa chọn font chữ cho logo của bạn cũng quan trọng ngang bằng bởi nó truyền đạt những thông tin quan trọng như tên và ngành của bạn.

Thiết kế bởi Vladanland

Thiết kế bởi Vladanland

Trong khi bạn sẽ có cơ hội sử dụng những font chữ khác trong bộ sưu tập thiết kế của mình – các website, tờ rơi, những sản phẩm dạng in, chữ kí email, danh thiếp – font chữ của logo là một trong những phần mà người xem sẽ nhớ tới nhiều nhất khi nhắc tới thương hiệu của bạn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là xem xét một font chữ sẽ thể hiện như thế nào khi khách hàng nhìn vào nó không chỉ một lần mà lặp đi lặp lại nhiều lần.

Khi nhìn thấy font chữ người mua sẽ liên tưởng tới điều gi? Họ sẽ đánh giá về thương hiệu của bạn như thế nào dựa vào lựa chọn font chữ đó? Để trả lời những câu hỏi đó và nhiều hơn nữa, chúng tôi đã tổng hợp những thủ thuật và hướng dẫn này để giúp bạn chọn một font chữ cho logo phù hợp nhất. Hãy đọc tiếp để tìm kiểu chữ tốt nhất cho nhãn hàng của bạn.

Những dạng kiểu chữ cơ bản và sự liên quan của chúng với thương hiệu

Những font chữ khác nhau truyền tải những đặc tính khác nhau và mỗi kiểu chữ lại có cá tính riêng. Những khách hàng tương lai của bạn sẽ có những ấn tượng ban đầu và suy nghĩ về doanh nghiệp của bạn chỉ thông qua font chữ xuất hiện trên logo của bạn. Điều này diễn ra trong tiềm thức và thậm chí họ không nhận ra điều đó đang xảy ra! Đó là lý do vì sao – với logo chứ không phải bất cứ thành phần nào khác của thiết kế thương hiệu – điều quan trọng đối với font chữ logo bạn chọn là nó cần cộng hưởng với thương hiệu của bạn.

2 3

Dưới đây là những đặc trưng cơ bản của những thể loại font thường sử dụng, nhưng hãy đọc chi tiết hơn ở những phần dưới để hiểu sâu hơn về đặc tính của các loại font cũng như những nội dung chúng gợi ra với người dùng như thế nào nhé!

  • Serif
  • Đặc trưng cho: sự cổ điển, trau chuốt, bảo thủ, truyền thống
  • Sans-Serif
  • Đặc trưng cho: sự hiện đại, gọn gàng, đối xứng, đơn giản.
  • Slab serifs
  • Đặc trưng cho: sự hoài cổ, bụi bặm, nam tính
  • Script
  • Đặc trưng cho: sư trau chuốt, nữ tính, bóng bảy, sang trọng
  • Font dạng viết tay
  • Đặc trưng cho: sự cá tính độc nhất, tùy biến, thường ngày, dễ tiếp cận
  • Các font chữ màn hình: đánh máy, tiểu thuyết, và các thứ khác
  • Đặc trưng cho: sự sôi nổi, hiếm có

4 5 6

Phong cách và độ đậm nhạt của font

Một khi bạn đã lựa chọn được thể loại font mà mình ưng ý, bạn có thể thu hẹp phạm vi lựa chọn của mình thông qua những đặc trưng phong cách của font. Hầu hết các kiểu chữ đều có sẵn một dải các biến thế và nét đậm nhạt khác nhau – từ mảnh như sợi tóc cho tới siêu đậm và dày, khoảng cách giữa các nét có thể từ chật tới rộng. Một nét đậm có thể là lựa chọn tốt cho một cái tên ngắn nhưng có thể trông quá đậm và cồng kềnh cho một cái tên dài hơn. Một font với nét chữ mảnh có thể trông tuyệt vời trên một tấm bảng quảng cáo nhưng cũng có thể khá nhạt nhòa trên một thiết kế danh thiếp ở kích thước chữ nhỏ. Những kiểu chữ mảnh sẽ luôn gây cảm giác tinh tế và phù hợp hơn cho một logo được gọt dũa, trong khi những kiểu chữ đậm hơn có cảm giác quyết đoán hơn.

Thiết kế bởi EWMDesigns

Thiết kế bởi EWMDesigns

Hãy dám chắc bạn đã xem lại font một cách tổng thể trước khi bạn quyết định. Mỗi font có một hoặc hai chi tiết nhỏ khiến nó mới mẻ và khác biệt – các một chữ cái “y” xoắn dưới một chữ cái khác hoặc có thể là cách chữ cái “P” và “r” dựa vào nhau. Trong trường hợp của logo The Fields trong ví dụ ở trên đây, phần chân serif dày của chữ “E” là rất độc đáo và khác biệt. Bởi chúng chỉ xuất hiện 2 lần trong thiết kế logo, chúng tạo ra sự thú vị về thị giác – hơn mức đó có thể phản tác dụng: gây sao nhãng cho người xem và là sự lựa chọn tồi tệ.

Những đặc trưng này là những nét chấm phá nhỏ khiến thiết kế logo của bạn độc đáo nhưng cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Hãy tưởng tượng bạn bỏ tiền ra mua bản quyền sử dụng font chữ trong mơ của mình và phát hiện ra bạn ghét chữ cái “S” viết hoa của bộ kiểu chữ – không phải vấn đề to tát, đúng không? Trong trường hợp này, có lẽ bạn cần tới sự hỗ trợ của một doanh nghiệp có tên Sally’s Salon! Dù sao, hãy dành thời gian nhìn kĩ mọi kí tự, cả nét hoa và nét thường trước khi bạn quyết định chọn mua kiểu chữ đó!

Thỏa mãn những kì vọng cùng ngành

Một sự cân nhắc quan trọng khi lựa chọn một kiểu font cho logo là bạn cần đảm bảo nó không chỉ đẹp mà còn cần nó gây được cảm giác gì từ người nhìn. Logo của bạn có cần phải có một ý nghĩa lịch sử hoặc một tinh thần khéo léo và hiện đại không? Điều này chủ yếu đến từ ngành mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động. Một tinh thần mộc mạc có thể phù hợp với một cửa hàng bán đồ cơ khí nhưng nó sẽ sai chỗ đối với logo của một công ty phần mềm. Việc tìm một kiểu chữ thích hợp với ngành kinh doanh nhất định thực ra là biểu hiện của việc làm hài lòng những kì vọng của khách hàng.

Thiết kế bởi olimpio

Thiết kế bởi olimpio

Thiết kế bởi petiteplume

Thiết kế bởi petiteplume

Cùng lúc đó, hãy thận trọng với những kiểu chữ mang lại cảm giác gì đó quá mức. Những font slab serif hoài cổ quá phổ biến với những nhà sản xuất bia tới mức nó không thể nổi bật với những đối thủ cùng ngành. Điều tương tự diễn ra với những font dạng sans-serif thông thường cho những công ty công nghệ. Có một sự cân bằng cần xác định rõ giữa dễ nhận diện và bị làm quá. Bạn muốn một logo có sự liên quan nhất định tới những logo của đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đủ tươi mới và khác biệt.

Cách kết hợp những kiểu chữ khác nhau trong cùng một logo

Thiết kế bởi Anastasia S.

Thiết kế bởi Anastasia S.

Trước hết: không bao giờ sử dụng nhiều hơn hai hoặc ba kiểu chữ khác nhau trong cùng một logo. Một tác phẩm thiết kế phải duy trì thứ bậc về hình ảnh để mắt người nhìn biết rõ ràng thứ bậc tầm quan trọng của các dữ liệu được biểu diễn.

Tên chính của nhãn hàng nên được viết bằng một font và phần nội dung hỗ trợ, như mô tả thương hiệu hoặc slogan nên được viết với một font khác. Nếu bạn muốn bổ sung phần thông tin khác nữa – năm thành lập chẳng hạn – hãy giữ nó nhỏ và gọn gàng. Hãy xem xét sử dụng những nét đậm nhạt khác nhau của những font khác nhau để giữ mọi thành phần hài hòa nhau.

Hãy tập trung vào tìm kiếm những kiểu chữ với những tính chất tương tự nhau – một thứ gì đó trong cấu trúc hoặc thành phần của chúng khiến chúng xích lại gần nhau hơn. Cho dù chúng có đến từ những họ font khác nhau, những đặc tính chung cơ bản sẽ khiến logo có cảm giác gắn kết hơn.

Tên nhãn hàng là nơi có thể sử dụng những font chữ có cá tính nhất, như những font dạng script hoặc dạng viết tay. Phần nội dung hỗ trợ nên được hiển thị rõ ràng nhất: hãy gắn với những font sans serif hoặc serif có độ dễ đọc cao. Điều này sẽ đảm bảo khách hàng tiềm năng sẽ bị thu hút bởi tên nhãn hàng độc đáo của bạn nhưng phần thông tin hỗ trợ sẽ truyền tải nhanh chóng và gọn gàng điều bạn làm. Không bao giờ kết hợp những font dạng sript với nhau – chúng có quá nhiều đường nét cá tính và cho dù chúng khác biệt, bố cục tổng thể sẽ trở nên khó nhìn.

Thiết kế bởi aerith

Thiết kế bởi aerith

Thiết kế bởi winnertime

Thiết kế bởi winnertime

Nếu bạn có một chi tiết đồ họa, cân nhắc xem font bạn chọn có thể bổ sung với nó như thế nào. Hãy nhìn vào độ đậm nhạt của logo và đảm bảo rằng nó phù hợp với độ đậm nhạt nét chữ font bạn chọn. Nếu chi tiết đồ họa của bạn mềm mại và nữ tính, nó có thể ghép cặp tốt với những những nét chữ của dạng kiểu chữ script. Nếu nó là chi tiết đồ họa chi tiết, siêu thực, nó sẽ phù hợp hơn với những font chữ dạng sans-serif. Trong logo của cả Lifepath và Torchlight Studios, độ đậm của font phù hợp với tác phẩm line art của logo một cách hoàn hảo. Rõ ràng chúng được sinh ra để cùng ràng buộc trong cùng một thiết kế.

Thiết kế bởi JayJacks0n™.

Thiết kế bởi JayJacks0n™.

Bạn cũng có thể từ bỏ các chi tiết đồ họa một cách hoàn toàn và tạo ra những logo dạng chữ. Đôi khi đây là lựa chọn tốt hơn cho những doanh nghiệp nhỏ tập trung xây dựng khả năng nhận dạng thương hiệu. Hãy nghĩ về nó: bạn ưu tiên việc người dùng nhìn thấy logo của bạn và nhớ về thương hiệu và tên công ty thay vì quan tâm chi tiết đồ họa đó ngầu như thế nào.

Điều này cho thấy, điều quan trọng là cần đưa ra quyết định về việc loại logo nào – logo dạng thông thường hay logo dạng chữ – là loại bạn chủ ý sử dụng. Nếu bạn có kế hoạch sử dụng logo dạng thông thường, phần chữ có thể rất đơn giản, gọn gàng và thực hiện nhiệm vụ chỉ là hỗ trợ. Nếu font chữ sẽ luôn được sử dụng kèm với logo, đó là một lý do thuyết phục hơn để hợp nhất phần chữ với càng nhiều cá tính của thương hiệu càng tốt.

Những cân nhắc kĩ thuật

Để đảm bảo phần chữ luôn dễ đọc – đặc biệt từ một khoảng cách – hãy xem xét sử dụng một kiểu chữ có thể dãn khoảng cách giữa các chữ cái với nhau.

Thiết kế bởi Zvucifantasticno

Thiết kế bởi Zvucifantasticno

Kerning là quá trình phân bổ khoảng cách giữa các chữ cái để tạo ra kết quả dễ đọc và dễ chịu về mặt thị giác. Cụ thể thì những kiểu chữ dạng sans serif giữ được sự dễ đọc khi nó dãn ra với lượng lớn không gian trắng. Các font dạng script dựa vào việc mọi chữ cái đều chạm vào chữ cái liền kề, và vì thế không nên tăng lượng không gian trắng giữa chúng.

Nếu logo của bạn sẽ được sử dụng chủ yếu trong không gian số, hãy chọn một kiểu chữ tối ưu cho web và những kích thước logo nhỏ. Điều này có nghĩa logo sẽ trông tuyệt ngang nhau khi hiển thị trên màn hình lớn và màn hình nhỏ hơn. Tìm hiểu sâu hơn vào miêu tả của kiểu chữ hoặc hãng thiết kế kiểu chữ thường cho bạn câu trả lời về vấn đề này.

Bạn cũng nên thử nghiệm logo của bạn trông như nào khi đặt trên những màu nền khác nhau. Bạn có thể thiết kế một logo với màu đậm và sau đó cần sử dụng nó trong một thiết kế tờ rơi với nền chuyển sắc gradient. Một số kiểu chữ mất kí tự và sự dễ đọc khi chúng bị đổi màu tất cả sang trắng hoặc thang đen xám. Sẽ tốt hơn nhiều nếu phát hiện và giải quyết rắc rối này ở giai đoạn thiết kế hơn là bị mắt kẹt với sản phẩm cuối cùng của mình.

Hãy đảm bảo font chữ bạn chọn phù hợp với nhiều không gian màu sắc khác nhau. Thiết kế bởi reza ernanda.

Hãy đảm bảo font chữ bạn chọn phù hợp với nhiều không gian màu sắc khác nhau. Thiết kế bởi reza ernanda.

Nếu bạn tải về một kiểu chữ, luôn đảm bảo rằng bạn đã có được giấy phép phù hợp để sử dụng logo của mình trên những thiết kế ấn bản và tư liệu số khác nhau mà bạn cuối cùng sẽ muốn tạo ra. Một số kiểu chữ chỉ được cấp phép cho mục đích sử dụng cá nhân. Hãy đảm bảo bạn không xâm phạm bản quyền của bất cứ ai – nếu bạn điều hành một trang website bán sách, bạn sẽ vướng phải rắc rối pháp lý nếu bạn chọn một kiểu trông quá giống cái của Amazon!

Thiết kế bởi nevergohungry.

Thiết kế bởi nevergohungry.

Như mọi khi, hãy luôn xem xét lựa chọn một kiểu font tùy chỉnh hoặc handmade hơn là một kiểu chữ có sẵn với mọi người trên những phần mềm văn phòng phổ biến. Trong khi những font phổ biến kia là lựa chọn tuyệt vời để viết báo cáo hoặc luận án, chúng không phù hợp để tạo ra những thiết kế logo gây ấn tượng và chú ý. Một kiểu font tùy biến thửa riêng sẽ có những chi tiết độc nhất và nổi bật và chúng sẽ đảm bảo logo của bạn nổi bật giữa đám đông.

Tạm kết

Lựa chọn font chữ luôn luôn là một cân nhắc quan trọng cho bất kì dự án hay tài sản thiết kế nào. Nhưng khi nhắc tới việc thiết kế thương hiệu và nhận diện, nó là cực kì quan trọng. Trong khi bạn muốn lựa chọn một font chữ bạn thích và nghĩ là có vẻ đẹp thẩm mỹ cao, điều quan trọng cần nhớ là cảm nhận và sự liên quan nó gợi lên đối với khách hàng và người dùng tương lai.

Hãy sử dụng những giá trị của thương hiệu như là sự chỉ dẫn khi theo sát những hướng dẫn trên và bạn sẽ trên đường đạt được một thiết kế logo có giá trị!

Muốn học thêm về thiết kế logo? Hãy tìm đọc thêm những bài viết khác của chúng tôi về chủ đề này nhé!

Nguồn: 99designs.com

Từ khóa » Chọn Font Chữ Cho Logo