Cách Nhận Biết Các Dấu Câu Học ở Lớp 6 đơn Giản Mà Hiệu Quả

Tổng quan về dấu câu trong tiếng Việt

Nếu bạn đang phân vân liệu không biết nên hướng dẫn con hiểu về các dấu câu học ở lớp 6 và tác dụng của nó như thế nào trong đời sống. Monkey sẽ giúp bạn giải đáp ngay dưới đây nhé.

Dấu câu là gì?

Dấu câu hay được gọi là dấu chấm (cách viết trong văn bản “.”) thể hiện bằng khoảng trắng, được hiểu là một hành động việc chèn điểm và ký hiệu vào các đoạn văn. Mục đích trong giao tiếp giúp người nghe hiểu được. Mặt khác, trong văn bản dấu câu hỗ trợ cho phần diễn dịch, phân chia văn bản thành câu, mệnh đề bằng các dấu câu.

Dấu câu giúp cho câu, đoạn văn có nghĩa và dễ hiểu hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tại sao dấu câu lại quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt?

Thật ra, trong cuộc sống dấu câu đóng một vai trò khá quan trọng. Nó được xem là một phương tiện giúp hỗ trợ cả trong văn bản và lời nói, đặc biệt là trong chữ viết. Dấu câu giúp một câu rõ hơn về mặt ngữ pháp (chủ ngữ và vị ngữ). Bằng các chỉ ra ranh giới giữa các câu, thành phần câu đơn, các vế câu ghép, yếu tố của ngữ và của liên hợp.

Ngoài biểu hiện cho ngữ pháp, nó còn là phương tiện để biểu thị các sắc thái của nghĩa của câu, tư tưởng lẫn về tình cảm và thái độ của người viết. Nếu một bài viết được đặt dấu câu đúng giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về câu nói. Nếu không dùng dấu sẽ dễ gây ra hiểu lầm, dùng sai tạo nên một câu ngữ pháp sai nghĩa.

Các kiến thức cơ bản về các dấu câu học ở lớp 6

Để dạy bé về dấu câu thì không khó, nhưng trước tiên các em cần nắm rõ nền tảng cơ bản của các dấu trong tiếng Việt lớp 6. Hãy cùng Monkey tìm hiểu cụ thể hơn nhé.

Dấu chấm (Được viết là: “.”)

Được xem là dạng dấu câu sử dụng nhiều nhất trong các văn bản. Dấu chấm có công dụng dùng để kết thúc một câu trần thuật, giúp người đọc hiểu được câu chuyện đang được chuyển sang vấn đề khác. Ngoài ra, một quy tắc khác chính là: Sau các dấu chấm chúng ta đều phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo.

Dấu chấm được sử dụng khi kết thúc một câu hoặc đoạn văn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông thường, dấu chấm được đặt ở cuối câu báo hiệu câu đó đã kết thúc. Quy tắc khi đọc có dấu chấm phải nghỉ một hơi (nghỉ hơi bằng quãng thời gian đọc một chữ). Khoảng cách của chữ cái đầu sau dấu chấm bằng 1 lần nhấn phím space trên bàn phím.

Ví dụ: Lan là một cô gái tốt bụng. Cô ấy thường giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn.

Dấu ba chấm (Được viết là: “...”)

Dấu ba chấm hay được gọi là dấu chấm lửng xuất hiện khi người viết không thể liệt kê hết tất cả các sự vật, hiện tượng nào đó liên quan đến chủ đề đang nói.

Ví dụ: Nhà tôi vừa mới sắm các vật dụng nhà bếp mới toanh như: nồi, chảo, đũa,...

Bên cạnh đó, dấu ba chấm còn được sử dụng để:

  • Đặt ở cuối câu: Trường hợp này xuất hiện khi người viết không muốn nói hết ý mà người đọc vẫn hiểu những ý không muốn nói

  • Đặt sau từ ngữ: Biểu thị cho một lời nói đứt quãng

  • Đặt sau từ ngữ tượng thanh: Dùng để biểu thị cho sự kéo dài âm thanh

  • Đặt sau một cụm từ nào đó: Nhằm để thể hiện cho sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suy nghĩ của người đọc

Dấu chấm hỏi (Được viết là: “?”)

Nếu dấu chấm dùng để kết thúc một câu trần thuật thì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc một câu nghi vấn hoặc câu hỏi nào đó. Điểm chung giữa dấu chấm và dấu chấm hỏi chính là sau hai dấu câu này đều phải viết hoa chữ cái đầu tiên. Ngoài ra, thời gian để nghỉ lấy hơi sau dấu chấm hỏi cũng như dấu chấm.

Ví dụ: Có phải trời vừa mới mưa không?

Dấu chấm hỏi thường dùng khi kết thúc là một câu hỏi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hai chấm (Được viết là: “:”)

Người viết thường dùng dấu hai chấm có tác dụng dùng để liệt kê một sự vật, hiện tượng nào đó. Chẳng hạn: Có rất nhiều loài hoa độc đáo ở Đà Lạt như: Hoa dã quỳ, hoa cẩm tú cầu, hoa lavender,...

Bên cạnh tác dụng liệt kê, dấu hai chấm còn biểu thị cho:

  • Dùng để nhấn mạnh ý được trích dẫn

  • Chỉ phần đứng sau dấu hai chấm có tác dụng thuyết minh, giải thích cho vế trước

  • Báo hiệu nội dung lời của các nhân vật đối thoại

Ví dụ: Các nước giáp với Việt Nam bao gồm: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

Dấu chấm than (Được viết là: “!”)

Tác dụng của dấu chấm than trong các văn bản gồm:

  • Kết thúc một câu cảm thán hay câu cầu khiến

  • Kết thúc một câu gọi hoặc câu đáp

  • Dùng để tỏ thái độ mỉa mai, ngạc nhiên đối với vấn đề vừa nêu

Ví dụ: Ôi, cái cây này trông lạ thế!

Dấu chấm than thường dùng để bộc lộ cảm xúc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu gạch ngang (Được viết là: “-”)

Thông thường, dấu gạch ngang được dùng để:

  • Đặt đầu dòng trước bộ phận liệt kê, lời đối thoại

  • Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần còn lại trong câu

  • Nối những địa danh, tổ chức có liên quan nhau

  • Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm

Các tác dụng của dấu gạch ngang bao gồm:

  • Nhằm chỉ sự ngang hàng của một quan hệ từ

  • Đặt giữa hai con số có ý chỉ một khoảng thời gian, một liên số với nhau

  • Nối những địa danh và tổ chức liên quan đến nhau

  • Liệt kê những nội dung và bộ quan liên quan

  • Ngăn cách các thành phần khác với nhau

  • Đánh dấu lời nói của nhân vật, thường đặt dấu ở đầu dòng

Ví dụ: Trong thời chiến, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của ông cha ta kéo dài từ năm 1945 - 1975.

Xem thêm: Bí quyết giúp ba mẹ có cách dạy văn lớp 6 siêu dễ cho bé tiếp thu nhanh

Dấu ngoặc đơn (Được viết là: “()”)

Tác dụng chính của dấu ngoặc đơn gồm:

  • Cũng như dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác

  • Giải thích nghĩa của từ

  • Chú thích nguồn gốc của dữ liệu

Ví dụ: Bạn Quân (lớp phó học tập lớp tôi) là một người cực kì khó tính.

Dấu ngoặc đơn dùng để ngăn cách các phần chú thích với nhau. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu ngoặc kép (Được viết là: “”)

Dấu ngoặc kép được dùng để:

  • Đánh dấu tên tài liệu, sách hoặc báo dẫn trong câu

  • Trích lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp

  • Đóng khung tên riêng của một tác phẩm, một từ hay cụm từ cần lưu ý

  • Một số trường hợp khác dấu ngoặc kép còn đứng sau dấu hai chấm

Ví dụ: Tác phẩm “Sóng” được xem là bài thơ nổi tiếng bậc nhất của tác giả Xuân Quỳnh.

Dấu chấm phẩy (Được viết là “;”)

Là dấu được đặt giữa các vế hoặc bộ phận đẳng lập với nhau. Dấu chấm phẩy có tác dụng nhằm để ngăn cách các vế của câu ghép và thường đứng sau bộ phận liệt kê.

Ví dụ: Cháu tôi rất thích chơi ở công viên; đặc biệt là xích đu và cầu tuột.

Dấu phẩy (Được viết là “,”)

Trong văn bản, dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Không như dấu chấm, trong một câu sẽ có rất nhiều dấu phẩy. Với chức năng chính dùng để giúp cho các ý hay các thành phần trong câu được phân cách rõ ràng hơn. Dấu phẩy được dùng để:

  • Tách các bộ phận cùng loại, bộ phận phụ hay nòng cốt câu với nhau

  • Dùng để tách các câu ghép

Ví dụ: Ngoài bạn Hương, lớp 1A còn rất nhiều bạn được học sinh giỏi.

Dấu ngoặc vuông (Được viết là: “[ ]”)

Dấu ngoặc vuông rất ít dùng trong các văn bản thông thường, chúng chỉ được dùng nhiều ở các văn bản khoa học nhằm chú thích công trình khoa học của tác giả ở các mục lục được trích dẫn từ tài liệu hoặc sách. Mặt khác, dấu ngoặc vuông còn dùng để chú thích những chú thích đã có sẵn.

Ví dụ: [5] Vũ Cao Đàm, là người làm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT

Ngoài dấu ngoặc vuông, chúng ta còn có thêm dấu ngoặc nhọn. Thường được sử dụng trong ngôn ngữ lập trình, các bài toán hơn là trong các văn bản thông thường.

Một số bài tập ứng dụng các dấu câu ở lớp 6

Dưới đây là một số bài tập thông dụng ba mẹ có thể dạy bé làm nếu con đã nắm được nền tảng cơ bản về dấu câu nhé.

Bài 1: Hãy đặt các dấu câu thích hợp vào các câu sau:

A. Ôi một chiếc váy mới

B. Các bạn có đang hiểu tôi đang nói vấn đề gì không

C. Ngồi xuống tôi cần nói chuyện với bạn

Một số bài tập ứng dụng các dấu câu ở lớp 6. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn giải:

A. Ôi một chiếc váy mới!

B. Các bạn có đang hiểu tôi đang nói vấn đề gì không?

C. Ngồi xuống! Tôi cần nói chuyện với bạn.

Bài 2: Hãy đặt dấu câu vào những chỗ phù hợp trong đoạn văn dưới đây:

Lúa là một loại thuộc họ cây thân mềm rễ chùm và dài thân lúa thì mọc thẳng lá thì như lưỡi liềm khi còn non lúa mang màu xanh mỡ màng lúc thì lúa khoác một bộ áo vàng óng ả tạo nên một nét vẽ bình dị lạ thường

Hướng dẫn giải:

Lúa là một loại thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm và dài. Thân lúa thì mọc thẳng, lá thì như lưỡi liềm. Khi còn non, lúa mang màu xanh mỡ màng, lúc thì lúa khoác một bộ áo vàng óng ả tạo nên một nét vẽ bình dị lạ thường.

Bài viết là tổng hợp kiến thức cơ bản về các dấu câu học ở lớp 6, chức năng và bài tập áp dụng đơn giản mà hiệu quả. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến lợi ích cho bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Ví Dụ Về Tác Dụng Của Dấu Chấm Phẩy