Dấu Chấm Phẩy Là Gì? Dấu Chấm Lửng Là Gì? Ví Dụ Minh Họa

Dấu chấm phẩy là gì? Dấu chấm lửng là gì? Khám phá thông tin về khái niệm, tác dụng và những ví dụ chi tiết về hai dấu chấm ngay trong bài viết này.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các kiến thức về khái niệm, cách sử dụng cũng như ví dụ minh họa về dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng trong câu, để các em vận dụng vào làm bài tập tốt hơn.

Mục lục

  • 1 Dấu chấm phẩy
    • 1.1 Khái niệm dấu chấm phẩy là gì?
    • 1.2 Ví dụ về dấu chấm phẩy và tác dụng trong câu
  • 2 Dấu chấm lửng
    • 2.1 Khái niệm dấu chấm lửng là gì?
    • 2.2 Ví dụ về dấu chấm lửng và tác dụng trong câu
    • 2.3 Truyện cười là gì? Mục đích và nghệ thuật của truyện cười
    • 2.4 Hành động nói là gì? Đặc điểm và ví dụ về hành động nói
    • 2.5 Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu trần thuật đơn
    • 2.6 Câu phủ định là gì? Chức năng và ví dụ về câu phủ định
    • 2.7 Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Ví dụ và bài tập
    • 2.8 Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Vai trò và ví dụ về trợ từ thán từ
    • 2.9 Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ về câu cầu khiến

Dấu chấm phẩy

Khái niệm dấu chấm phẩy là gì?

Dấu chấm phẩy được kí hiệu (;), đây là một loại dấu câu sử dùng để đánh dấu để xác định ranh giới giữa các vế ở trong một câu, hay có thể thấy ở những câu ghép phức tạp, bên cạnh đó dấu chấm phẩy cũng được dùng để đánh dấu cho ranh giới cho những câu có sử dụng phép liệt kê.

Ta có thể dễ dàng bắt gặp dấu phẩy nhất là trong những câu có vế sau bổ sung cho ý nghĩa của vế trước.

Khái niệm trên đây cũng bao gồm cách sử dụng dấu chấm phẩy trong câu, giúp cho các em dễ dàng nhận biết cũng như sử dụng dấu chấm phẩy đúng cách.

Nếu trong một câu có sử dụng dấu chấm phẩy, nên dừng lại một khoảng đọc ngắt quãng, thông thường thời gian ngắt nghỉ khi có dấu chấm phẩy trong câu thường sẽ nhiều hơn dấu phẩy nhưng không dài hơn dấu chấm.

Ví dụ về dấu chấm phẩy và tác dụng trong câu

Em rất thích chơi ở công viên; em thích chơi cầu tuột và xích đu ở công viên.

=> Trong câu trên là câu ghép có sử dụng dấu chấm phẩy, có tác dụng câu sau bổ sung ý nghĩa cho câu trước, cũng như chỉ ra ranh giới giữa các câu.

Ánh nắng vào buổi sáng rất đẹp và ấm áp, làm cho bầu trời cũng trở nên trong xanh và đẹp đến lạ kỳ; nhưng vào buổi trưa, ánh nắng dường như gắt hơn, khó chịu hơn.

=> Dấu chấm phẩy ở ví dụ trên có tác dụng ngăn cách vế trước và vế sau trong câu.

Dấu chấm lửng

Khái niệm dấu chấm lửng là gì?

Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

Mục đích của việc sử dụng dấu chấm lửng:

  • Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.
  • Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.
  • Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.
  • Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.

Chú ý: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ.

Ví dụ về dấu chấm lửng và tác dụng trong câu

Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài…

=> Dấu chấm lửng được sử dụng ở đây với mục đích vẫn còn nhiều ý chưa được liệt kê hết.

Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…

=> Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời.

Dấu chấm lửng cũng được bắt gặp rất nhiều trong giao tiếp mỗi ngày của chúng ta.

Mong rằng những kiến thức bên trên sẽ giúp mọi người và đặc biệt là các em học sinh hiểu về dấu chấm phẩy là gì, dấu chấm lửng là gì, từ đó sẽ giúp các em hiểu bài hơn. Chúc các em học tốt.

  • Xem thêm: Truyện cười là gì? Mục đích và nghệ thuật của truyện cười

Thuật Ngữ –

  • Truyện cười là gì? Mục đích và nghệ thuật của truyện cười

  • Hành động nói là gì? Đặc điểm và ví dụ về hành động nói

  • Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu trần thuật đơn

  • Câu phủ định là gì? Chức năng và ví dụ về câu phủ định

  • Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Ví dụ và bài tập

  • Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Vai trò và ví dụ về trợ từ thán từ

  • Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ về câu cầu khiến

Từ khóa » Ví Dụ Về Tác Dụng Của Dấu Chấm Phẩy