Cách Nuôi Dế Sinh Sản - Mô Hình Nuôi Dế Hiệu Quả Cho Giá Trị Kinh Tế ...
Có thể bạn quan tâm
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang có diễn biến phức tạp thì nuôi dế sẽ là một mô hình kinh tế mới, hướng đi mới cho bà con phát triển kinh tế nông thôn. Kỹ thuật nuôi dế sinh sản đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, không cần diện tích rộng, thời gian thu hoạch lại nhanh. Tuy nhiên, dế lại có vòng đời rất ngắn, nên để giúp bà con có những bước đi vững chắc, giảm thiểu rui ro chăn nuôi, khomay3a.com chia sẻ đầy đủ nhất cách nuôi dế sinh sản, mô hình nuôi dế hiệu quả cho giá trị kinh tế cao.
1.Chọn giống dế nuôi sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao
Có những giống dế nuôi thương phẩm nào?
Hiện nay có khoảng hơn 100 loài dế khác nhau. Ở Việt Nam, có 3 giống dế được nuôi phổ biến nhất là dế cơm, dế Thái và dế ta. Dế cơm to, chất lượng tốt, giá thành rất đắt vì rất khó nuôi và chăm sóc. Thông thường, dế Thái và dế ta sẽ là lựa chọn an toàn dành cho các mô hình nuôi dế mới hình thành.
Sau một thời gian nuôi, khi đã có được nhiều kinh nghiệm thức tế, bà con có thể nuôi thêm dế cơm để tăng hiệu quả kinh tế.
Cách phân biệt dế đực, dế cái chuẩn nhất
Khi chọn giống, cần phân biệt dế đực và dế cái ở thời điểm trưởng thành để đảm bảo số lượng sinh sản tốt nhất trong mỗi lứa.
- Dế đực: đầu to nhưng phần bụng lại thuôn, nhỏ. Cánh dế không bóng loáng, thương có màu đen hoặc đen pha nâu. Tới mùa sinh sản, ban đêm, dế đực thương gáy vang để gọi bạn tình.
- Dế cái: bụng lớn do có nhiều trứng. Cánh bóng láng, đen nháy. Phần đít sẽ có một máng dài đựng trứng và đẻ trứng. Dế cái không biết gáy.
Cách chọn con giống nuôi tốt
- Chọn con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh tật.
- Dế đực phải to khỏe, cánh mượt mà, tiếng gáy to.
- Dế cái ưu tiên chọn những con bụng lớn.
- Tỉ lệ đực cái khi chọn giống dế mèn thường là: ½ hoặc 1/3 . Tức là cứ 15 con đực thì sẽ chọn ra khoảng từ 30 - 45 con cái để thả vào cùng một thùng nuôi.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
2.Cách làm chuồng nuôi dế mèn
Bà con có thể tận dụng khu vực làm chuồng nuôi dế như nhà kho, sân thượng, sân trước nhà… nhưng phải có mái che, không bị nước mưa hắt trực tiếp vào. Dế có thể thích nghi rất tốt với nhiệt độ cao lên tới 40 - 45 độ C nên việc lựa chọn địa điểm không quá khó khăn.
Cách làm chuồng nuôi dế mèn đơn giản, bà con có thể tận dụng thùng nhựa, thùng xốp, xô, chậu, thùng gỗ, thùng carton…
Thùng xốp:
Nuôi dế con từ 1 - 15 ngày tuổi. Bà con chỉ cần dùng băng dính dán một đường rộng ở xung quanh mép trên, mặt bên trong để chúng không leo ra ngoài. Giai đoạn này dế con còn nhỏ nên quy trình chăm sóc đơn giản, không cần phải dọn dẹp vệ sinh. Sau 15 ngày tuổi phải chuyển sang thùng khác.
Thùng carton:
Chỉ cần thùng có kích thước khoảng 60cm x 60cm đã có thể nuôi khoảng 1 - 2kg dế. Thùng carton hút ẩm tốt, khô thoáng, không mùi, có thể nuôi vài ba lứa mới phải thay thùng.
Thùng lưới:
Vào mùa hè có thể nuôi dế mèn bằng thùng lưới để đảm bảo sự thông thoáng.
Xô nuôi:
Xô nhựa đựng nước cũng có thể dùng để nuôi dế. Đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản. Xô 45 lít thả được 10 dế đực và 20 dế cái. Xô 80 lít thả được 15 dế đực và 30 dế cái sinh sản.
Thùng gỗ:
Nếu nuôi dế quy mô rộng lớn, bà con có thể sử dụng thùng gỗ để dùng được lâu, tiết kiệm thời gian chăm sóc và diện tích chuồng nuôi, đặc biệt là mùa đông. Có nhiều kích thước thùng khác nhau:
- Thùng gỗ kích thước 60cm x 1,2m có thể nuôi được khoảng 20.000 con dế con cỡ 1 - 10 ngày tuổi và nuôi được khoảng 5kg dế thịt thương phẩm.
- Thùng gỗ kích thước 1,2m x 1,2m có thể nuôi được khoảng 40.000 con dế con cỡ 1 - 10 ngày tuổi và nuôi được khoảng 10kg dế thịt thương phẩm.
Các thùng mỗi phải có nắp đậy để dế không bay nhảy ra ngoài, đồng thời không cho động vật gây hại tấn công. Nếu tự đóng thùng nuôi dế, bà con có thể dùng nắp lồng bàn để đậy lại. Con nếu mua thùng nuôi dế ở ngoài thị trường thì nên dùng que sắt nung nóng và chọc khoảng 50 - 60 lỗ tạo sự thông thoáng
3.Dụng cụ cần thiết dùng để nuôi dế
Giá để dế đậu
Dế thích leo trèo và nghỉ ngơi ở trên cao. Do đó, bà con có thể dùng cái rế (rế đặt nồi cơm nấu bằng bếp củi ở quê) cho vào trong thùng, xếp thành nhiều tầng tạo thành một “căn nhà cao tầng” cho dế ở. Đồng thời cũng thuận tiện hơn cho việc san đàn, tránh trường hợp dế đực đánh nhau tranh giành dế cái. Nuôi với quy mô rộng, có khi phải chuẩn bị đến vài trăm cái rế nồi mới đủ.
- Khi dế trong thung nuôi được từ 4 - 5 ngày tuổi, ta đặt vào thùng 1 cái rế cho chúng đậu vào.
- Dế được từ 20 - 30 ngày tuổi, xếp 3 - 4 cái rế nồi chồng lên nhau.
- Giai đoạn nuôi dê thịt từ 30 - 50 ngày tuổi, có thể xếp vào khoảng 5 - 6 cái rế nồi.
Trước khi cho rế vào thùng cần vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng, sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 phút, rửa lại, phơi khô,
Khay đựng thức ăn
Khay đựng thức ăn cho dế chủ yếu là khay đựng cám, còn cỏ và rau xanh sẽ bỏ trực tiếp vào chuồng nuôi.
Bà con có thể tận dụng nắp xô nhựa, miếng bìa carton chứng, miếng mica… Bát ăn quá cao không phù hợp cho dế ăn.
Mỗi ngày cần vệ sinh khay ăn một lần, loại bỏ thức ăn thừa, ôi thiu để đảm bảo vệ sinh, giảm dịch bệnh.
Khay đựng nước uống
Mặc dùng trong cỏ và rau xanh đã có nước nhưng dế vẫn cần uống nước. Bà con sử dụng khay nhựa có phần thành cao khoảng 0,5 - 0,7cm, ngấn nước bên trong cao 2 - 3mm. Nếu cao quá, chúng dễ bị chết đuối. Dế càng lớn càng uống nhiều nước nên khi nuôi, ta cần theo dõi và bổ sung nước vào khay.
Khay cho dế đẻ
Ngoài tự nhiên, dế có tập tính đẻ vào cát. Do đó, bà con có thể làm khay cho dế đẻ bằng xi măng - cát nhân tạo kiểu như một cái gạt tàn thuốc. Đường kính 10 - 15cm, cao 1,5 - 2cm, mặt trên để vành có mép rộng 1 - 2cm. Ở giữa khoét một lỗ như gạt tàn để cho đất vào trong. Đất cho vào phải tơi xốp, mịn, ẩm.
Nuôi dế sinh sản, bà con phải chuẩn bị cả hàng trăm khay đẻ trứng, trung bình, mỗi thùng cần từ 20 - 25 khay/lứa, đặc biệt đến mùa sinh sản. Dế đẻ vào chập tối, sáng hôm sau bà con thu trứng mang đi ấp.
Bình phun sương
Thực ra đây chỉ là một cái bình phun nước nhỏ mà nhiều chị em hay dùng để xịt tóc, giá bán khoảng 10 - 15 nghìn đồng/ cái.
Bình phun sương dùng để phun tưới ẩm lên cỏ giai đoạn dế còn non. Và giai đoạn ấp trứng cũng cần phun lên lớp đất mặt giữ ẩm.
4.Thức ăn của dế sinh sản là gì?
Dế mèn ăn gì?
Thức ăn của dế được chia làm 3 loại là thức ăn tinh và thức ăn thô xanh.
- Thức ăn xanh chủ yếu ăn cỏ, lá cây non, rau xà lách, rau xam, bắp cải, lá rau khoai lang … Bà con có thể tận dụng một số loại cỏ tự nhiên như cỏ chỉ, có gấu, cỏ nhung, cỏ gà. Ngoài ra, các loại cỏ trồng như cỏ sả lá nhỏ, cỏ ruzi, cỏ ghine… cũng là thức ăn khoái khẩu của dế mèn. Nếu bà con nuôi theo mô hình trang trại rộng lớn thì có thể chủ động trồng cỏ nuôi dế.
- Thức ăn tinh là cám dùng để nuôi gà hoặc cá. Đây là nguồn thức ăn quan trọng khi nuôi dế thịt thương phẩm nhằm cung cấp tối đa dinh dưỡng, các khoáng chất để chúng sinh trưởng nhanh, đồng đều.
- Thức ăn củ quả: vỏ dưa hấu, dưa gang, dưa hồng, cà rốt, sắn, khoai lang, khoai mì, bí đỏ, dưa leo…
Cách cho dế mèn ăn
Khi cho ăn, cần để riêng từng loại thức ăn vào trong thùng nuôi. Dế rất mẫn cảm với mùi lạ, nên nguồn thức ăn phải tươi ngon, sạch sẽ, không nhiễm độc, không ôi thu, ẩm mốc.
- Thức ăn tinh: cám cho dế ăn phải được nghiền mịn nhuyễn bằng máy trộn thức ăn chăn nuôi. Nếu phối trộn nhiều nguyên liệu khác nhau, phải trộn thật đều để đảm bảo tính đồng đều, chất lượng và dinh dưỡng. Bà con rải cám lên khay nhựa. Với kích thước khay thức ăn như ở trên thì mỗi lần chỉ cho ăn từ 1 - 2 thìa cafe, tránh để thừa lại quá nhiều gây ô nhiễm, mất vệ sinh, thối mốc.
- Thức ăn xanh: Rau cỏ đem búi thành từng bó nhỏ, mỗi bó khoảng 50 - 70gr để khi ăn, dế không làm cỏ bị vương ra lung tung trong thùng. Với mỗi thùng, một lần cho ăn 1 - 2 bó cỏ. Nếu ăn chúng ăn hết rồi thì mới thêm vào để rau cỏ không bị héo, úa vàng.
- Thức ăn củ quả: đây chỉ là nguồn thức ăn bổ sung. Bà con cần cắt nhỏ củ quả, không để nguyên quả.
Dế có sức ăn khá tốt. Nếu cho ăn theo bữa thì cần phải đúng lúc, đúng bữa và đủ số bữa
5.Kỹ thuật nuôi dế mèn sinh sản
Tìm hiểu vòng đời của dế sinh sản
Vòng đời của dế rất ngắn ngủ. Chúng thành thục và bước vào thời kỳ sinh sản từ 45 - 60 ngày tuổi và biết dùng tiếng gáy để gọi bạn tình. Dế lột xác 3 lần, từ 45 - 50 ngày tuổi, con dế mèn cũng bắt đầu lột xác lần 3. Lúc này, tập tính của dế đực vô cùng hung hăng, chúng sẽ đánh nhau để tranh giành con dế cái đến chết thì thôi.
Dế cái sau khi được thụ tinh sẽ đẻ liên tục trong 20 - 25 ngày, mỗi con đẻ được từ 600 - 700 quả trứng. Đến khi đẻ hết trứng, chúng sẽ chết.
Cách cho dế đẻ
-
Nhận biết thời điểm dế đẻ
Cách nhận biết đầu tiên là dựa vào tiếng gáy của dế đục. Sau khoảng từ 2 - 3 ngày kể từ khi bắt đầu gáy là đủ thời gian cho dế cái thụ tinh. Lúc này đã phải chuẩn bị các khay đẻ trứng xếp vào thùng.
Ngoài ra, bà con quan sát ở phần hậu môn phía sau của dế cái sẽ tiết ra một chất dịch nhầy màu trắng là dấu hiệu nhận biết thời điểm dế đẻ. Trong 1 - 2 ngày đầu tiên, chúng bắt đầu đẻ rải rác, trứng dế nhỏ dài như hạt gạo, màu trắng ngà, ít được thụ tinh nên tỉ lệ nở thấp.
-
Cách cho dế đẻ
Từ ngày thứ 3, trứng dế đẻ mới có khả năng ấp và nở thành con, người nuôi thu trứng hàng ngày.
Dế đẻ vào ban đêm nên 6h chiều, bà con đặt khay đẻ trứng vào trong thùng, ngay lập tức chúng sẽ bu vào.
Đến sáng hôm sau phải ra thu khay trứng, đánh số thứ tự. Cứ như vậy đến 6h chiều lại ưa khay đẻ trứng mới vào trong thùng nuôi.
-
Ấp trứng dế
Sau khi thu khay trứng, đem xếp lần lượt vào thùng ấp theo số thứ tự trước sau và ghi ngày tháng. Mỗi ngày, nhấc khay trứng ra ngoài, dùng bình phun sương để phun một lớp ẩm vào trong khay trứng khoảng 2 - 3 lần để giữ cho đất ẩm mà không bị ứ nước. Lưu ý không được phun quá nhiều nước dễ làm trứng bị ung (khi trứng ung sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đen); Còn thiếu nước, đất bị khô thì trứng cũng không nở được.
Nhiệt độ phòng thích hợp để ấp trứng dế là từ 24 - 25 độ C. Chăm sóc khoảng 7-10 ngày trứng bắt đầu nở, nếu thời tiết lạnh thì khoảng 15 - 20 ngày. Khi sắp đến ngày trứng nở (nhìn vào số thứ tự và ngày tháng ghi trên khay), đưa khay vào thùng nuôi khác, xếp từ 1 - 3 khay trứng.
Thời gian để nở hết trứng trong khay là từ 5 - 7 ngày, nở nhiều nhất vào ngày thứ 3.
-
San thùng
Quan sát nếu thấy số lượng trứng nở quá nhiều, cần phải san thùng, giãn mật độ nuôi, tách những con nở trước và nở sau để đảm bảo tính đồng đều, tránh sau này con to tranh giành thức ăn với con nhỏ.
Không dùng tay để bắt dễ làm cho con dế bị chết. Ta nghiêng thùng nuôi 1 góc 90 độ, dế sẽ dồn hết xuống mặt nghiêng, khi đó những con lớn hơn sẽ xông lên phía trước, bà con dùng một tấm bìa carton để đỡ lấy và gạt nhẹ sang thùng nuôi khác.
Kỹ thuật nuôi dế thịt thương phẩm
Cách nuôi dế con từ 1 - 30 ngày
Dế con mới nở cơ thế chỉ bằng 1 con kiến gió, màu trắng, sau khoảng 3h thì chuyển màu đen và hoạt động được ngay.
Giai đoạn nuôi dế con không nên đặt khay nước vào thùng mà chỉ dùng bình phun sương tưới ẩm cho cỏ non.
Sau 10 - 15 ngày nuôi thì con khay đựng cám và khay nước vào cho dế con ăn. Thay rửa máng ăn máng uống hàng ngày, không để vương vãi ra thùng nuôi.
Thời điểm này dế bắt đầu quy trình lột xác lần 1 để lớn. Bà con cần san thùng theo kích thước cơ thể chúng, không nuôi mật độ quá dày. Với 1 thùng có bán kính đế 40 - 50cm và chiều cao 50 - 60cm:
- 1 - 10 ngày tuổi nuôi mật độ 3.000 - 4.000 con.
- 15 - 20 ngày tuổi nuôi mật độ 1.500 - 2.000 con.
- Giai đoạn bắt đầu mọc cánh nuôi ở mật độ 500 - 700 con.
Khi nuôi, phải dùng đèn pin quan sát nếu có con bị chết, dập cánh, chân rụng nhiều… thì phải san đàn ngay do mật độ dày.
Nuôi dế thịt từ 30 - 45 ngày
Giai đoạn này dế ăn khỏe nhất, sung sức nhất và hoạt động nhiều nhất nên phải bổ sung đầy đủ thức ăn mỗi ngày, đặc biệt là thức ăn tinh.
Đây cũng là thời điểm dế bắt đầu lột xác lần 2, đầu và cánh sẽ bắt đầu nhú ra. Bà con xếp thêm các rế vào thùng để chúng có không gian nhảy nhót, leo trèo.
Những con khỏe mạnh được để lại làm giống, còn sau giai đoạn này thì dế đã có thể xuất bán cho nhà hàng, quán ăn đặc sản, điểm du lịch, thương lái thu mua thịt dế…
Thu hoạch dế thịt
Vì vòng đời rất ngắn ngủi nên bà con phải tìm hiểu kỹ thị trường đầu ra, thu hoạch đúng thời điểm và đúng cách để thịt dế không bị giảm chất lượng, chết.
Dùng vợt nilon nhỏ để thu hoạch và cho vào thùng cùng với rế, một ít cỏ tươi. Như vậy, khi vận chuyển đi xa sẽ không làm cho dế bị chết.
Nếu vận chuyển quá 100km thì nên trữ đông bằng cách: vợt dế ra, ngâm vào nước muối pha loãng nồng độ 5%, sau 3 - 5 phút thì vớt ra, để ráo nước, đóng gói, trữ đông và vận chuyển.
6.Vệ sinh chuồng nuôi, phòng trừ dịch bệnh gây hại
Dế ưa sạch sẽ, sống trong điều kiện khô ráo, thoáng mát do đó cần đảm bảo chuồng và thùng nuôi sạch sẽ.
Mỗi ngày sau khi cho ăn nên quan sát tình trạng ăn uống và điều chỉnh cho phù hợp, nhặt bỏ thức ăn thừa còn sót lại hoặc những lá rau cỏ đã bị úa vàng, úng, thối. Tuyệt đối không cho dế ăn cám bị ôi mốc và uống nước bẩn.
Thường xuyên quét dọn nền chuồng sạch sẽ, không để thức ăn thừa hoặc nước uống vương vãi làm phát sinh mầm bệnh.
Đến giai đoạn trưởng thành, nên dãn cách mật độ nuôi trong thùng bằng cách xếp các lớp rế bên trong cho chúng leo trèo, nhảy nhót, tạo độ thông thoáng.
Không xịt trực tiếp các loại thuốc xịt muỗi, thuốc xịt côn trùng vào khu vực nuôi dế.
Không để kiến, gián xâm nhập và ăn tranh thức ăn của dế.
Nói chung, con dế mèn dễ nuôi, ít bệnh tật nên trong suốt quá trình nuôi hầu như chỉ cần thực hiện công tác phòng bệnh với 3 tiêu chí: Ăn sạch - uống sạch - ở sạch.
Nuôi dế ta thường bị bệnh đường ruột. Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị bệnh như sau:
- Nguyên nhân: mật độ nuôi cao, chuồng ẩm ướt, trong chuồng có lẫn phân và nước, thức ăn ô nhiễm, ôi thiu, thùng nuôi bẩn, mất vệ sinh…
- Biểu hiện: Đột ngột bỏ ăn, chỉ uống nước, cơ thể yếu dần, râu bị gãy ngang, đi ngoài phân trắng đục, cầm cự khoảng 7 - 10 ngày sẽ chết. Bệnh này khó trị và dễ lây lan sang các con khác trong cùng 1 thùng.
- Phòng và trị: vì bệnh này khó trị nên chủ yếu phòng bệnh là chính. Thực hiện đúng các công tác vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh như ở trên.
Dế là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên của nhiều loài động vật. Một số trang trại nuôi cá kiểng, gà, vịt, lợn… cũng thu mua dế thịt để chế biến thức ăn chăn nuôi an toàn sinh học. Không những vậy, thịt dế lại thơm ngon, giàu dinh dưỡng, có chứa ít chất béo được con người khai thác chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Như vậy, dế có nhiều thị trường tiềm năng và nghề nuôi dế thương phẩm, quy mô lớn có nhiều lợi thế để phát triển.
Chúc bà con thành công với cách nuôi dế sinh sản - mô hình nuôi dế cho năng suất cao nhất mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu
Từ khóa » Cách ép Dế đẻ
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Sinh Sản Thành Công Crickets Farm In VietNam
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Sinh Sản – đơn Giản, Hiệu Quả Cho Bà Con
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Tại Nhà - Dế Khỏe - Nhanh Cho Thu Hoạch
-
KỸ THUẬT NUÔI DẾ MÈN, TÀI LIỆU NUÔI DẾ, KY THUAT NUOI DE ...
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Dế Thành Công | Farmvina Nông Nghiệp
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế - Trung Tâm Khuyến Nông
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế - Cổng Thông Tin điện Tử Lâm Đồng
-
“Mách” Bạn Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Và Dế Cơm đơn Giản Kiếm Lời “khủng”
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Tại Nhà – Dế Khỏe – Nhanh Cho Thu Hoạch
-
Cách Nuôi Dế Mèn Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Người Mới Nuôi
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi - - Trại Dế Xuân Phúc
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Sinh Sản Năng Suất Cao - Triệu Phú Nông Dân
-
KỸ THUẬT NUÔI Dế Cơm - Tài Liệu Text - 123doc