“Mách” Bạn Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Và Dế Cơm đơn Giản Kiếm Lời “khủng”
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- 1. Kỹ thuật nuôi dế mèn
- 2. Kỹ thuật nuôi dế cơm
Nuôi dế được xem là một công việc nhàn nhã nhưng lại có thu nhập rất cao. Vì thế mà ngày càng có nhiều người tìm hiểu cách nuôi dế để có được hướng kinh doanh hiệu quả nhất. Nhưng, kỹ thuật nuôi dế như thế nào? Mỗi loài dế có điểm gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin ngay bây giờ nhé.
Thực ra thì lựa chọn nuôi dễ cũng không phải là dễ như chơi như mọi người đang nghĩ. Muốn có hiệu quả nuôi cao thì bạn cần phải biết được kỹ thuật nuôi dế sinh sản như thế nào? Kỹ thuật làm chuồng dế ra sao? Hay lựa chọn nuôi dế cơm, nuôi dế thịt hay nuôi dế mèn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất?… Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ lưu ý bạn một số vấn đề quan trọng trong kỹ thuật nuôi dế mèn và kỹ thuật nuôi dế cơm sao cho hiệu quả nhất nhé.
1. Kỹ thuật nuôi dế mèn
Dế mèn là món ăn đặc sản của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Loài động vật này chứa nhiều chất đạm, canxi và hương vị rất ngon khi thưởng thức. Vì thế mà nhu cầu tiêu thụ cũng rất cao trên thị trường hiện nay. Để có thể biết được kỹ thuật nuôi dế nhốt chuồng như thế nào thì bạn nên chú ý các vấn đề sau đây.
- Dụng cụ nuôi dế mèn
Thực ra thì bạn không cần phải lo lắng đến cách làm chuồng nuôi dế mèn bởi nuôi dế mèn thì bạn có thể nuôi trong chậu nhựa có độ cao từ 35-40cm hoặc thùng nhựa loại 60 lít hay nuôi trong khay… Trong kỹ thuật nuôi dế thì bạn có thể tận dụng nhiều vật dụng khác nhau để có thể nuôi dế được tiết kiệm nhất.
- Chọn giống nuôi dế mèn
Dế mèn được chọn nuôi thường là dế mèn đen và dế mèn vàng.Bạn nên chọn nuôi dế mèn có kích thước to, khỏe, đầy đủ râu, cánh, chân. Khi chọn giống thì bạn tiến hành ghép theo tỷ lệ 1 đực với 2 cái. Tùy vào từng mô hình nuôi khác nhau mà bạn chọn giống cho thích hợp.
- Thức ăn khi nuôi dế
Kỹ thuật nuôi dế mèn cần chú ý đến thức ăn cho dế. Loài dế này ăn cỏ và cám hỗn hợp. Nước uống của dế không đổ trực tiếp mà bạn nên phun sương quanh thùng để dế uống giống như chúng đang uống sương trên ngọn cỏ vậy.
- Kỹ thuật nuôi dế mèn sinh sản
Nuôi dế sinh sản không quá khó. Vì hầu hết các loài dế có đặc tính khá giống nhau. Khoảng từ 2 tháng sau khi nuôi là chúng bắt đầu sinh sản. Dế có đặc tính sinh trong vòng 2 tháng là thải loại. Trong cách nuôi dế sinh sản bạn cần chuẩn bị khay đẻ cho dế mèn khi sinh sản . Thực ra thì khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc lá vậy. Khay có chứa đất ẩm và có độ sâu 1,5 cm.Khay được đặt và thay hàng ngày trong thùng có dế bố mẹ. Trung bình thì ,ỗi ngày 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ. Khay có trứng dế được đưa đi ép nở để nở ra dế con. Nhiệt độ cần cho trứng nở vào khoảng 24 – 25 độ C.
2. Kỹ thuật nuôi dế cơm
Không khác nhiều so với dế mèn nhưng khi bạn nuôi dế cơm thì kỹ thuật nuôi dế cũng có một số điểm cần lưu ý như sau:
- Chọn giống nuôi dế cơm
Để dế cơm có khả năng sinh sản tốt thì bạn nên chọn dế là những con bố mẹ tơ. Loại dế này vừa mới biết gáy. Đối với dế mái thì chọn con chưa sinh sản. Dế cơm được chọn làm giống phải to, khỏe mạnh nhất trong đàn. Đặc biệt là trong kỹ thuật nuôi dế cơm sinh sản cần chọn những con dế không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân…) để làm giống.
- Chuồng nuôi dế
Chuồng dế là một trong những điều quan trọng trong kỹ thuật nuôi dế nhốt chuồng mà bạn cần biết. Để cho dế cơm có thể phát triển và sinh sản tốt thì bạn có thể chọn xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy để làm chuồng nuôi dế. Nhưng phải đảm bảo là đặt chuồng ở nơi yên tĩnh và thoáng mát. Đặc biệt là chuồng nuôi dế sinh sản phải có mái che mưa che nắng. Để tránh mèo, chuột bắt dế thì xung quanh chuồng cần phải có lưới đề phòng. Ngoài ra thì chuồng cũng phải có rãnh nước đề phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế.
- Kỹ thuật nuôi dế cơm sinh sản
Đối với dế cơm thì chúng sẽ đẻ trứng vào máng đẻ sau khi thả giống 2-3 ngày. Khi nuôi dế sinh sản mà bạn nhìn thấy dế mái có dấu hiệu đi thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy chuồng là có nghĩa dế sắp đẻ trứng. Bạn nên bỏ máng đẻ vào cho chúng. Vì dế cơm có đặc tính rất nhát. Vì thế cho nên, khi đặt máng đẻ cho dế thì bạn nên đặt vào ban đêm. Cứ sau mỗi đêm thì bạn lại lấy máng đẻ ra đưa đi ấp. Sau đó lại đưa máng mới vào chuồng nuôi dế vào ban đêm.
- Chăm sóc dế
Ngoài việc đảm bảo thức ăn và nước uống hàng ngày cho dế cơm được tốt thì trong kỹ thuật nuôi dế cơm bạn cần chú ý là phải đảm bảo vệ sinh chuồng dế sạch sẽ để dế không bị bệnh trong quá trình phát triển nhé.
Trên đây là những lưu ý trong Kỹ thuật nuôi dế mèn và dế cơm để bạn có thể nắm được những thông tin cơ bản nhất. Chúc bạn có thể thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dế và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhé.
Từ khóa » Cách ép Dế đẻ
-
Cách Nuôi Dế Sinh Sản - Mô Hình Nuôi Dế Hiệu Quả Cho Giá Trị Kinh Tế ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Sinh Sản Thành Công Crickets Farm In VietNam
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Sinh Sản – đơn Giản, Hiệu Quả Cho Bà Con
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Tại Nhà - Dế Khỏe - Nhanh Cho Thu Hoạch
-
KỸ THUẬT NUÔI DẾ MÈN, TÀI LIỆU NUÔI DẾ, KY THUAT NUOI DE ...
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Dế Thành Công | Farmvina Nông Nghiệp
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế - Trung Tâm Khuyến Nông
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế - Cổng Thông Tin điện Tử Lâm Đồng
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Tại Nhà – Dế Khỏe – Nhanh Cho Thu Hoạch
-
Cách Nuôi Dế Mèn Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả Cho Người Mới Nuôi
-
Kỹ Thuật Chăn Nuôi - - Trại Dế Xuân Phúc
-
Kỹ Thuật Nuôi Dế Mèn Sinh Sản Năng Suất Cao - Triệu Phú Nông Dân
-
KỸ THUẬT NUÔI Dế Cơm - Tài Liệu Text - 123doc