Kỹ Thuật Chăn Nuôi - - Trại Dế Xuân Phúc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sản phẩm
    • Dế giống
    • Dế thịt
    • Dụng cụ chăn nuôi
    • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Thức ăn cho chim, cá cảnh
    • Tắc kè
    • Rắn mối
    • Bò cạp
  • Thư viện ảnh & video
  • Ẩm thực
    • Ẩm thực dế>
      • Dế chiên giòn
    • ẩm thực heo rừng
    • Ẩm thực rắn mối, bò cạp, nhông, tắc kè ...
    • Ẩm thực rắn mối
    • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực Âu
    • Ẩm thực Á
    • Mẹo vặt
    • Dinh dưỡng và sức khỏe
    • Văn hóa ẩm thực
    • Thức ăn chữa bệnh
    • Nhà hàng, khách sạn, cafe ...>
      • Tại Hội An
      • Tại Tam Kỳ>
        • Nhà Hàng
        • Khách sạn
        • Cafe
      • Núi Thành
      • Phước Sơn
      • Điện Bàn
  • Tài liệu chăn nuôi
    • Tài liệu nuôi dế
    • Kỹ thuật nuôi nhím
    • Kỹ thuật nuôi Dông
    • Kỹ thuật nuôi lợn rừng
    • Kỹ thuật nuôi thỏ
    • Kỹ thuật nuôi gà
    • Kỹ thuật nuôi cá>
      • Thủy sản
      • Dịch bệnh trên cây trồng
  • Bài viết về dế
    • Bí mật của dế mèn
    • Chọi dế
    • Dế mèn vị thuốc
    • Câu chuyện về dế mèn

KỸ THUẬT NUÔI DẾ MÈN

( trại dế Xuân Phúc: Bình Định Bắc, Thăng Bình, Quảng Nam, đt: 01689 959 867) web: traidexuanphuc.weebly.com1. Phân biệt dế đực, dế cái - Dế đực cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt. -Dế cái cánh màu đen, bóng mượt. - Dế đực bụng nhỏ hơn. -Dế cái bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng. - Dế đực không có kim để đẻ trứng. -Dế cái có kim đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo dể dế cái cắm xuống đất đẻ trứng. - Dế đực kêu để ve vãn con cái. -Dế cái không kêu được.2. Vòng sinh trưởng - Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh sau 9 - 12 ngày dế con sẽ nở. Tuy nhiên vào mùa đông do thời tiết lạnh nên có khi trên 20 ngày trứng mới nở, vì thế chúng ta cứ yên tâm chuẩn bị dụng cụ để nuôi dế con. - Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch khoảng 40 - 45 ngày. - Dế trưởng thành từ 50 - 55 ngày trở đi bắt đầu sinh sản.3. Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi - Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi là khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi dế. Nó không chỉ liên quan đến kinh phí đầu tư trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng cũng như mức độ hao hụt của dế. Nuôi trong chậu nhựa: chậu cao 35 - 40cm, đường kính 40 - 50cm, nuôi bằng chậu đỡ tốn diện tích, phù hợp vì giá cả không quá cao, rất tiện ích nên trang trại chúng tôi chọn cách nuôi này. Nuôi trong thùng nhựa: dùng loại thùng 60 lít, nên mua loại có nắp đậy sau đó chọc thủng lỗ nhỏ bằng đầu que diêm lên nắp thùng tạo độ thoán, đọ thoáng ít dế sinh trưởng rất chậm và dễ bị bệnh. Nuôi trong khay hình chữ nhật và sếp các hộp đè lên nhau để tiết kiệm diện tíc, phù hợp với nuôi với quy mô lớn. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cần đầu tư lớn nhất. Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa cát tông: tuy nhiên cách nuôi này dế sẽ bò được ra ngoài, cắn thủng trốn thoát dễ gây mất mát.( nên sử dụng thùng xốp để nuôi dế con rất có hiệu quả và tiết kiệm được diện tích, dế con lớn rất nhanh, cần bố trí mật độ cho phù hợp). Ngoài ra có thể tận dụng các vật liệu khác để nuôi dế như thùng tôn, thùng gỗ, chum, lu, vại, và các dụng cụ nuôi khác đảm bảo cho dế phát triển và ngăn ngừa được kẻ thù của dế. - Cái rế bắc nồi cơm, cọng rơm, giấy là những vật tạo khoảng không cho dế mèn sinh sống leo trèo, lột xác và trốn tránh kẻ thù. Mỗi lấn lột xác dế rất dễ bị đồng loại cắn, ăn vì thế cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế như vậy sẽ tránh được hao hụt trong chăn nuôi. Các loại giấy đã qua sử dụng hoặc giấy báo được vo lại rất hữu ích để nuôi dế đặc biệt là dế con, dưới đáy chậu nuôi được lót 1 lớp giấy sẽ dễ dàng hơn cho lần vệ sinh sau, đồng thời đây cũng là thứ để dế mèn gậm nhấm. - Khay đựng thức ăn: bạn có thể tận dùng nắp nhựa có sẵn, vỏ hộp sữa chua, các đĩa chấm thức ăn có đường kính từ 4 - 5cm, có vành cao 1cm, hoặc các bạn có thể tự đổ bằng xi măng. - Khay đựng nước uống: tương tự như khay đựng thức ăn. Các bạn chú ý dù làm khay đựng thức ăn hay nước uống đều phải làm nhám cả hai mặt để dế mèn có thể leo trèo ăn uống dễ dàng. Các khay bằng nhựa nên dùng giấy nhám làm cho bề mặt không còn trơn, tránh trường hợp dế mèn khi uống nước không có chỗ bám mà chết đuối. - Đất cho dế đẻ: tôi thường dùng đất cát, hoặc có thể trộn theo tỷ lệ 2 đất, 1 cát giữ ẩm cho dế đẻ, đất phải tơi xốp không dùng những loại đất quá cứng vì dế khi nở không thể lên trên được dẫn đến chết.4. Thức ăn cho dế - Các bạn có thể tận dụng nhiều loại thực vật như các loại cỏ, lá rau khoai lang, lá sắn, lá đu đủ, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột... tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn. Chú ý: Dế là loại côn trùng rất dị ứng với thuốc trừ sâu nên sử dụng các loại rau có trong vườn nhà để cho dế ăn. - Ngoài ra các bạn có thể cho dế ăn bổ xung các loại cám đã nghiền mịn, các loại cám này có thể tự chế biến hoặc mua tại các cửa hàng thức ăn gia súc, gia cầm. - Cần đảm bảo dế luôn có nước sạch để uống.5. Cách chọn dế giống - Chọn dế to, khỏe, đầy đủ râu, cánh, chân, linh hoạt… - Ghép theo tỷ lệ 1 đực với 2 cái. - Tùy thuộc hình thức nuôi để các bạn quyết định số lượng dế giống, trong một chậu các bạn để 1 khay nước cho dế uống, 1 khay đất cho dế đẻ, 2 khay đựng thức ăn, 3 cái dế cho dế mèn đậu, trèo leo. 6. Cách cho dế đẻ - Sau khi dế mọc cánh các bạn chọn và ghép giống. - Thường 2 - 3 ngày sau dế cái sẽ bắt đầu đẻ trứng, khi đó các bạn cho khay đất ẩm vào cho dế đẻ. Tôi thường cho khay đất cho dế đẻ từ sáng hôm trước và sáng hôm sau thay bằng khay đất khác, hoặc từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau. - Những ngày đầu tỷ l nở của trứng ít hơn do không phải tất cả trứng đều được thụ tinh 100%. - Dế đẻ liên tục đến khi rạc thì chết thường từ 20 đến 30 ngày, đối với dế trống thì sau khi dế mái đã chết hết không nên tiêu thụ vì chất lượng thịt không còn thơm ngon nữa, nên cho gà, kỳ đà, tắc kè…ăn.7. Cách ấp trứng - Sau khi lấy khay trứng ra tôi thường xịt nước cho ẩm ngày 1 đến 2 lần. việc phun nước rất quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ dế nở sau này, không nên phun nước quá nhiều hoặc quá ít, đất đủ ẩm như thế là vừa, sau đó cho vào trong thùng ấp, xếp các khay trứng chồng lên nhau, dùng khăn ẩm để phủ lên. Vào mùa đông do thời tiết lạnh nên dế rất lâu nở, muốn ép cho dế mau nở thì cần dùng thêm bóng đèn để làm tăng nhiệt độ trong thùng ấp. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 - 25 độ C. - Sau 9 - 12 ngày dế sẽ nở, các bạn nên ghi nhớ thời gian, hoặc quan sát trứng, để cho khay trứng ra chậu nuôi kịp thời. Trứng nở sau 4 - 5 ngày là hết, các bạn bỏ khay đó ra ngoài vét hết đất và tiếp tục cho dế đẻ lần sau. - Tôi thường để 2 - 3 khay trứng vào một chậu nuôi như thế vừa đảm bảo mật độ vừa tạo đồng đều cho dế mèn. Các bạn không nên để khay trứng đẻ của 2 - 3 ngày khác nhau vào cùng một chậu, như vậy khi dế nở sẽ có con to, con nhỏ không đồng đều.8. Cách nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi - Dế mới nở từ 2 khay trứng trung bình được khoảng 2000 con. Các bạn để từ 1 - 2 cái rế bắc nồi cơm vào chậu nuôi. Tốt nhất nên dùng giấy báo rồi vo tròn cho dế có chỗ đậu, leo treo, trú ẩn Để vào chậu dế 2 - 3 khay thức ăn (loại khay nhỏ). - Do lúc này dế vẫn còn nhỏ nên các bạn không được để khay nước vào mà chỉ cho dế uống nước bằng cách phun vào búi cỏ, hoặc lá rau cho dế ăn. Các bạn cũng có thể dùng miếng vải tẩm nước cho dế hút nước.9. Cách nuôi dế từ 15 đến 45 ngày tuổi - Lúc này dế đã lớn các bạn có thể đặt khay nước vào cho dế uống được mà không sợ dế bị chết đuối nữa. Tôi thường để 1 khay nước, 2 khay thức ăn cho dế. Các bạn nên cho thêm rế cho dế mèn đậu, hoặc làm các tấm phên bằng tre để tiết kiệm chi phí. Chú yscacs khay nước phải được đảm bảo vệ sinh. - Nếu mật độ dế quá đông các bạn nên tách bớt ra các chậu nuôi khác, chậu nuôi đảm bảo khoảng 1000 con. - Các bạn có thể cho thêm các loại lá rau, cỏ cho dế ăn. - Cứ mỗi ngày thay nước cho dế một lần, khay thức ăn thì 2 ngày một lần, nếu còn cám các bạn lên bỏ đi và thay cám mới. Tuỳ theo tốc độ dế ăn mà các bạn cho ăn phù hợp đảm bảo không lãng phí. - Khoảng 5 - 7 ngày các bạn nên vệ sinh chậu nuôi một lần.10. Cách làm thịt dế - Làm thịt dế trước khi dế mọc cánh, thường từ 45 - 50 ngày tuổi, vì lúc này trọng lượng dế lớn nhất, béo nhất, thu hoạch lúc này các bạn sẽ có sản phẩm thịt dế chất lượng nhất. - Trước khi làm thịt các bạn ngâm dế trong nước muối pha loãng khoảng 2 phút. Một tay cầm dế, tay kia cấu nhẹ phần mẩu đuôi và từ từ rút ruột dế ra khỏi bụng. - Sau khi đã làm sạch ruột dế các bạn rửa lại bằng nước sạch khoảng 2 - 3 lần và để ráo nước, lúc này các bạn có thể chế biến ra các món mình thích, hoặc trữ lạnh tiêu thụ dần. - Những con dế còn bé các bạn dồn lại, tiếp tục nuôi phục vụ những lần thu hoạch sau11. Bệnh thường gặp khi nuôi dế: Bệnh đường ruột: - Nguyên nhân: Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh… - Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng đục, 7-10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị. - Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày… 12. Một số vấn đề cần chú ý về phòng chống địch hại: Địch hại của Dế là chuột, kiến và thằn lằn.Đối với kiến, thằn lằn cần phòng bằng rảnh nước xung quanh khu vực nuôi (đối với quy mô chăn nuôi lớn), Nếu nuôi ít có thể đặt các hộp nuôi trên các giá có chân giá ngâm trong bát nước.Đối với chuột cần dùng cả sinh học để diệt chuột, dùng lưới sắt để che chắn.. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì từ trước tới nay dế ít khi bị bệnh. Hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu sâu về con Dế, trại dế Xuân Phúc mong nhận được sự bổ sung của bạn đọc cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi Dế để phát triển ngành nghề nuôi mới này ngày càng hiệu quả.

Các hình thức nuôi dế.

Qua tham khảo nhiều nguồn, thấy rằng có thể nuôi dế trong chậu nhự, thùng nhựa, thùng xốp hoặc thùng bìa cát tông… miễn có độ sâu để dế không thoáng ra ngoài. Bên trong nên để một ít cái rế tre, cộng rơm hoặc khay đựng trứng để có chỗ cho dế leo trèo, ẩn nấp như bên ngoài tự nhiên. Người chăn nuôi phải có dụng cụ để thức ăn, nước uống cho dế những các vật dụng này phải có độ nhám để thuận tiện cho chúng leo vào trèo ra và nên cẩn thận sử dụng vật đựng nước uống có độ nông để dế dễ dàng uống nước. Ta chọn cặp bố mẹ tốt để gầy dế con, tạo khay có chứa các sạch để khi thấy dế gáy và xù cánh là lúc dế chuẩn bị đẻ, lấy khay trứng ra khỏi chậu nuôi để một nơi khác để ấp trứng, giữ ẩm khi trứng chưa nở, khoảng 9-12 ngày trứng sẽ nở. Người nuôi nên cho dế con ăn thức ăn mềm, lá non; phun sương vào búi cỏ để dế con uống nước. Dế được 16 ngày tuổi, bố trí khay thức ăn lớn hơn và khay để nước uống. Ta tiến hành thu hoạch dế trước khi dế mọc cánh ( khoảng 45 ngày tuổi). Dế phải được bảo vệ phòng kiến và chuột tấn công (lúc trời tối nên đậy kín lòng bàn lên mỗi chậu hay thùng nuôi). Picture Nuôi dế trong chậu mũ Picture Nuôi dế trong thùng mũ Picture Nuôi dế trong hộp nhựa Picture Nuôi dế trong thùng giấy Picture Dùng rế tre để dế leo trèo Picture Khay giấy Picture Dế đang ăn (thức ăn là cải thảo)
Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Cách ép Dế đẻ