Cách Pha Hóa Chất Trong Phòng Thí Nghiệm | Pha Loãng HCl, NaOH

Trong hóa học, không phải cứ cho chất này tác dụng với chất kia là sẽ xảy ra phản ứng. Với mỗi loại thí nhiệm, mỗi chất, mỗi môi trường,... muốn phản ứng xảy ra chuẩn xác thì chất tham gia cần phải có nồng độ sao cho phù hợp. Vậy nên, việc đầu tiên mà một người làm nghiên cứu cần phải nắm vững đó là cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm sao cho đúng chuẩn và an toàn nhất. Vậy pha chế các loại hóa chất cần phải tuân theo nhưng nguyên tắc nào? Hãy cùng LabVIETCHEM đi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Mục lục
  • Các nguyên tắc pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm
  • Thao tác pha hóa chất trong phòng thí nghiệm
    • 1. Cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm đối với chất rắn
    • 2. Cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm đối với chất lỏng
    • 3. Cách pha chế thuốc thử
  • Một số bài tập về pha chế hóa chất 
  • Nên mua hóa chất tinh khiết ở đâu để thực hiện cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm tốt nhất?

Các nguyên tắc pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm

Trước khi tiến hành pha hóa chất trong phòng thí nghiệm, các bạn cần phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Các dụng cụ phục vụ cho việc pha chế hóa chất phải được vệ sinh sạch sẽ và tráng lại bằng nước cất - Dung dịch kiềm muốn pha chế phải được để trong bát có chất liệu bằng sứ.
  • Tính toán tỉ mỉ lượng dung môi và chất tan cần pha chế. Các loại hóa chất phải là hóa chất thí nghiệm tinh khiết.
  • Sau khi đã hoàn thành việc pha chế, không để trọn lẫn các chất vào nhau. Nhớ dán nhãn bên ngoài và đặt lại đúng vị trí quy định.
  • Khi pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm, cần dùng bình định mức, ống loại to, pipet chia độ.
  • Khi muốn trộn lẫn các dung dịch đã pha chế, chỉ sử dụng ống thủy tinh có một đầu bịt bằng cao su.

 

Tiến hành vệ sinh sạch sẽ sau khi đã pha hóa chất trong phòng thí nghiệm xong

Tiến hành vệ sinh sạch sẽ sau khi đã pha hóa chất trong phòng thí nghiệm xong

  • Pha chế dung dịch theo nồng độ quy định.
  • Tuân thủ những nguyên tắc trong phòng thí nghiệm đối với các chất dễ gây cháy nổ, chất độc.
  • Sử dụng đồ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, kính mắt….để bảo đảm an toàn.
  • Pha chế theo các bước một cách thận trọng, chậm rãi, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Thao tác pha hóa chất trong phòng thí nghiệm

1. Cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm đối với chất rắn

+ Pha dung dịch nồng độ mol/l (Cm):

Lượng cân chất rắn cần lấy có nồng độ Cm để pha Vm dung dịch là:

m = Cm.M.V.100 : (1000.p)

Trong đó:

  • m: Khối lượng chất rắn (g)
  • Cm: Nồng độ mol/l (M)
  • M: Khối lượng phân tử
  • V: Thể tích cần pha
  • P: Độ tinh khiết của hóa chất

+ Pha chế dung dịch có nồng độ đương lượng

 m= Cn.Đ.V.100: (1000.p)

Trong đó: 

  • m: Khối lượng cân chất rắn (g)
  • Cn: Nồng độ đương lượng dung dịch cần pha
  • V: Thể tích cần pha (ml)
  • p: Độ tinh khiết chất rắn.

+ Nồng độ phần trăm khối lượng

Chất rắn không ngậm nước:

Mm=C%.mdd: (100.p)

Trong đó:

  • m: Khối lượng cân
  • mdd: Khối lượng chất rắn cần pha.

Chất rắn ngậm nước:

Mm=C%.mdd: (100.p) x M1:M2

Trong đó:

  • M1: Khối lượng phân tử ngậm nước
  • M2: Khối lượng phân tử không ngậm nước.

 

Sử dụng thiết bị bảo hộ khi tiến hành cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm

Sử dụng thiết bị bảo hộ khi tiến hành cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm

2. Cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm đối với chất lỏng

+ Pha dung dịch nồng độ mol/l:

Vdd= Cm.M.V.100 : (1000.d.C%)

 m= Cm.M.V.100 : (1000.C%)

Trong đó:

  • Vdd: Thể tích dung dịch đậm đặc (ml)
  • m: Khối lượng cân (g)
  • V: Thể tích dung dịch cần pha (ml)
  • D: Tỉ trọng (g/ml)
  • C%: Nồng độ phần trăm của dung dịch.

+ Pha dung dịch có nồng độ đương lượng

Vdd= Cn.Đ.V.100: (1000d.d.C%)

Trong đó:

  • Vdd: Thể tích dung dịch đậm đặc (ml)
  • V: Thể tích dung dịch cần pha
  • d: Khối lượng riêng của dung dịch
  • C%: Nồng độ phần trăm của dung dịch đậm đặc

Tham khảo video cách pha loãng dung dịch

XEM NGAY >> Bảng giá hóa chất thí nghiệm Merck tại Hà Nội, HCM, Việt Nam

3. Cách pha chế thuốc thử

Cách pha thuốc thử tương đối đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Pha ống thuốc bột chứa 200.000đv thuốc với 2ml nước cất. Rút ra 1/10ml
  • Bước 2: Pha 1/10ml vừa rút được với 1ml nước cất. Rút ra tiếp 1/10ml
  • Bước 3: Pha 1/10ml vừa rút được với 1ml nước cất. Rút ra tiếp 1/10ml.

 

Sử dụng đũa thủy tinh để đảm bảo an toàn khi pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm

Sử dụng đũa thủy tinh để đảm bảo an toàn khi pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm

  • Bước 4: Sau lần 1, ta rút được 10.000đv thuốc, sau lần 2 rút được 1000 đv thuốc, sau lần ba rút được 100 đv thuốc. Pha thêm 1/10ml vừa rút được với 1ml nước cất, ta được 1ml chứa 100đv thuốc. Và khi sử dụng, ta chỉ rút 1/10ml vừa rút được ở bước cuối cùng này thôi, tương đương 10 đv thuốc.

Một số bài tập về pha chế hóa chất 

Bài tập 1: Từ 50 gam dung dịch CuSO4 10%, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và nêu cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm.

Lời giải:

- Khối lượng chất tan được tính như sau:

mCuSO4 = (C%.mdd)/ 100% = (10%.50)/ 100% = 5g

- Áp dụng công thức: mdung dịch = mdung môi + mchất tan

=> mdung môi = mdung dịch - mchất tan = 50 - 5 = 45 g

Vậy là sẽ cần 45 gam nước cất để pha chế 50 gam dung dịch CUSO4 10%.

- Cách pha chế: Tiến hành cân lấy 5g CuSO4 khan cho vào cốc (hoặc bình) có dung tích 100ml. Sau đó, tiếp tục cân lấy 45 gam nước cất rồi đổ từ từ vào cốc. Dùng dụng cụ khuấy nhẹ ta sẽ thu được 50 gam dung dịch CuSO4 10%. 

Bài tập 2: Từ 50 ml dung dịch CuSO4 1M, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và nêu cách pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước.

Lời giải:

- Áp dụng công thức: CM = n/ v => nCUSO4 = CM.V = 0,05 mol

=> mCuSO4 = 0,05 . 160 = 8 gam. 

Vậy để tạo ra 50 ml dung dịch CUSO4 1M cần thêm vào 8g CuSO4.

- Cách pha chế: Tiến hành cân lấy 8gam CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100 ml, tiếp theo đó đổ từ từ nước vào cốc cho đủ 50 ml dung dịch và khuấy nhẹ, sẽ thu được 50 ml dung dịch CuSO4.

Bài tập 3: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 100 ml MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M.

Lời giải:

(Đổi: 100ml = 100/1000 = 0,1 lít)

- Số mol chất hòa tan trong 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M là:

nMgSO4 - CM.V = 0,4. (100/1000) = 0,04 (mol)

- Thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có chứ 0,04 mol MgSO4 là:

V' = n/ C'M = 0,04/2 = 0,02 (lít) = 20 (ml)

- Cách pha chế: Tến hành lấy 20 ml dd MsSO4 2M cho vào cốc chia độ dung tích 200 ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc, đến vạch 100 ml và dùng dụng cụ khuấy đều. Như vậy ta sẽ thu được 100 ml dung dịch MgSO4.

Bài tập 4: Có cho nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế 150g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 2,5%.

Lời giải:

- Khối lượng NaCl có trong 150g dung dịch NaCl 2,5% là:

mNaCl = (2,5/100). 150 = 3,75 (g)

- Khối lượng dd NaCl ban đầu có chưa 3,75g NaCl là:

mdd = 3,75 . (100/100) = 37,5 (g)

- Khối lượng nước cần dung để pha chế là:

mH2O = 150 - 3,5 = 122,5 (g)

- Cách pha chế: Cân lấy 37,5g dd naCl 10% ban đầu, đổ vào bình tam giác hoặc cốc có dung tích 200ml. Tiếp tục đong 112,5 ml nước cất rồi đổ vào cốc (bình) đừng đ NaCl phía trên. Dùng dụng cụ khuấy đều, ta được 150g dung dịch NaCl 2,5%.

Nên mua hóa chất tinh khiết ở đâu để thực hiện cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm tốt nhất?

Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích về cách pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn nào đang phân vân chưa biết tìm mua hóa chất ở đâu để thực hiện thí nghiệm thì đừng lo lắng, chúng tôi sẽ cho bạn một gợi ý, đó là công ty LabVIETCHEM - một trong những địa chỉ cung cấp hóa chất thí nghiệm hàng đầu cả nước cho thị trường từ Bắc đến Nam. 

Đến với LabVIETCHEM, quý khách không chỉ được mua sản phẩm chất lượng, giá tốt mà còn được tư vấn chi tiết về các sản phẩm để có thể lựa chọn được mặt hàng phù hợp với yêu cầu công việc nhất. 

Để được tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ ngay 0826 020 020 hoặc chat trực tuyến trên website labvietchem.com.vn. Tìm kiếm liên quan:

- Bài tập pha chế hóa chất

- Cách pha dung dịch bão hòa

- Cách pha loãng axit HCl

- Cách pha NaOH 10%

- Cách pha chế dung dịch mẹ

- Các pha nồng độ ppm

Từ khóa » Pha Loãng 5 Lần