Cách Pha Loãng Mẫu Làm Xét Nghiệm Phèn, độ Cứng (vôi).

Cách pha loãng mẫu làm xét nghiệm phèn, độ cứng.

Không phải ai cũng biết cách nhận biết nguồn nước nhiễm phèn, nước nhiễm đá vôi để chọn giải pháp lọc nước phù hợp nhất. Chúng tôi sẽ hướng dẫn “cách pha loãng mẫu làm xét nghiệm phèn, độ cứng (vôi)” trong khi thực hiện xét nghiệm nước để chọn giải pháp lọc nước phù hợp và ít tốn kém chi phí nhất.

Cách nhận biết cảm quan:

Đối với nước nhiễm phèn:

– Khi bơm nước từ nước giếng lên, không thấy phèn ngay mà để qua ngày hôm sau hoặc vài ngày nữa thì nước chuyển sang màu vàng.

– Ở nơi các thiết bị vật dụng vệ sinh, lavabo, chậu rửa, sàn nhà vệ sinh, dưới đáy bồn ( bể nước) có xuất hiện lớp cặn màu vàng, hoặc ố vàng. Đó là dấu hiệu của Phèn

Nước giếng nhiễm phènThử phèn bằng cách dân gian: Dùng nhựa chuối từ trái chuối, hay bẹ chuối nhỏ vào nước muốn thử, thì thấy nước chuyển sang màu đỏ sậm. Nước đổi màu sậm là do chất chát trong mủ chuối ( nhựa) phản ứng với phèn gây ra.

thử phèn bằng nhựa chuối

Đối với nước nhiễm vôi ( độ cứng):

– Nước nhìn trong khi bơm từ giếng lên. Tuy nhiên, khi đun sôi hoặc nấu lên để nguội sẽ xuất hiện lớp cặn trắng hoặc mảng bám màu xám đen dưới đáy xoong nồi, bếp đun. Đây là dấu hiệu nước bị nhiễm đá vôi, hay độ gọi là độ cứng. Ngoài ra, tắm rửa thấy tóc khô xơ cứng, bột giặt không ra bọt, có nhiều mảng bám trên thiết bị vệ sinh.

Nhận biết nước bị ô nhiễm như vậy thì rất dễ dàng. Nhưng để xác định hàm lượng ô nhiễm bao nhiêu là rất khó để đưa ra phương án xử lý phù hợp thì cần phải làm xét nghiệm bằng công cụ dụng cụ nhập khẩu từ Châu Âu. Trong khi xét nghiệm mẫu nước ô nhiễm, cách pha loãng mẫu để phân tích chính xác là cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, nếu làm sai hoặc không đúng khâu pha loãng thì kết quả sẽ sai trầm trọng và giải pháp đi kèm sẽ không hiệu quả.

Vì vậy, Chúng tôi hướng dẫn cách pha loãng mẫu phân tích cho các bạn để thực hiện chính xác hơn.

Bộ xử lý phèn và độ cứng ( vôi)

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Cách nhận biết phải pha loãng mẫu nước.

  • Test phèn: thấy màu cam của mẫu đậm hơn so với màu cam chỉ định so sánh là tiến hành bỏ thí nghiệm này, làm lại thí nghiệm mới và pha loãng mẫu.
  • Test độ cứng: đã chuẩn độ hết ống xilanh 1ml dung dịch EDTA mà mẫu vẫn chưa chuyển sang màu xanh, vẫn còn màu tím là tiến hành bỏ thí nghiệm này, làm lại thí nghiệm mới và pha loãng mẫu.

Cách pha loãng mẫu:

  • Dựa vào màu sắc đậm nhạt mà chọn tỉ lệ pha loãng phù hợp ví dụ 2 lần, 5 lần, 10 lần đối với Test phèn

 

  • Dựa vào TDS đầu vào mà cân nhắc việc pha loãng độ cứng vì chỉ tiêu độ cứng thường nhỏ hơn TDS. Ví dụ TDS = 550 mg/lit mà độ cứng chuẩn độ ko chuyển màu nghĩa là độ cứng phải lớn hơn 300 mgCaCO3/l nhưng chắc chắn nhỏ hơn 550 mg/l (nếu phân tích ra độ cứng > 550 mg/l là thí nghiệm đó sai). Do đó, ta nên pha loãng mẫu làm 02 lần.

Cách pha loãng mẫu 02 lần

Nước để pha loãng mẫu là dùng nước cất hoặc nước RO tinh thiết, tốt nhất là TDS<5 mg/l.

  • Lấy 10 ml nước mẫu cần phân tích + 10 ml nước cất = trộn lại và lắc đều thành hỗn hợp mẫu 20 ml.
  • Nếu test phèn, lấy 10 ml hỗn hợp này làm thí nghiệm, ra kết quả x 2
  • Nếu test độ cứng. lấy 5ml hỗn hợp này làm thì nghiệm, ra kết quả x 2

Cách pha loãng mẫu 05 lần

  • Lấy 10 ml nước mẫu cần phân tích + 40 ml nước cất = lắc đều thành hỗn hợp mẫu 50 ml.
  • Nếu test phèn, lấy 10 ml hỗn hợp này làm thí nghiệm, ra kết quả x 5
  • Nếu test độ cứng. lấy 5ml hỗn hợp này làm thì nghiệm, ra kết quả x 5

Cách pha loãng mẫu 03 lần

  • Lấy 10 ml nước mẫu cần phân tích + 20 ml nước cất = lắc đều thành hỗn hợp mẫu 30 ml.
  • Nếu test phèn, lấy 10 ml hỗn hợp này làm thí nghiệm, ra kết quả x 3
  • Nếu test độ cứng. lấy 5ml hỗn hợp này làm thì nghiệm, ra kết quả x 3

 Tương tự nếu pha loãng nhiều hơn.

Khi các bạn thực hiện, còn chỗ nào chưa rõ thì đừng ngại hãy liên hệ chúng tôi để được trợ giúp qua Số điện thoại 0902.97.5550 hoặc 0934.19.5657 hoặc để lại lời nhắn thông qua website www.xulynuocmiennam.com  , chúng tôi sẽ hỗ trợ kịp thời.

Chúc anh/chị thực hiện đúng và chính xác cách pha loãng và phân tích mẫu nước để đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Từ khóa » Pha Loãng 5 Lần