Cách Pha Sữa Cho Bé Mới Sinh Giúp Con Ti Ngoan - Mau Lớn - Mamamy

Hệ miễn dịch và đường tiêu hóa của bé mới sinh dưới 1 tháng tuổi, đặc biệt bé sinh non vẫn rất yếu ớt, chủ yếu dựa vào miễn dịch và dinh dưỡng từ sữa mẹ để phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng nếu sữa mẹ chưa về kịp hoặc mẹ bị tắc sữa thì sữa non hoặc sữa công thức là sự thay thế tuyệt vời cho bé yêu. Vậy cách pha sữa cho bé mới sinh như thế nào để đảm bảo con yêu ti ngon miệng, không bị chậm lớn, ốm vặt? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé! 

Pha sữa cho bé sơ sinh như thế nào là khoa học nhất và cần lưu ý điều gì?
Pha sữa cho bé sơ sinh như thế nào là khoa học nhất và cần lưu ý điều gì?

Mục lục

  • 1. Bé mới sinh uống bao nhiêu sữa là đủ?
    • 1.1. Lượng sữa cho bé mới sinh theo ngày tuổi
    • 1.2. Lượng sữa cho bé mới sinh theo cân nặng 
  • 2. Hướng dẫn 6 bước pha sữa cho bé mới sinh 
    • 2.1. Bước 1: Tiệt trùng dụng cụ pha sữa 
    • 2.2. Bước 2: Vệ sinh tay và khu vực pha sữa sạch sẽ
    • 2.3. Bước 3: Đọc kỹ hướng dẫn pha sữa in trên bao bì sữa 
    • 2.4. Bước 4: Chuẩn bị nước pha sữa đúng nhiệt độ
    • 2.5. Bước 5: Pha sữa cho bé 
    • 2.6. Bước 6: Điều chỉnh nhiệt độ trước khi cho bé uống
  • 3. 3 lưu ý khi pha sữa cho bé mới sinh

1. Bé mới sinh uống bao nhiêu sữa là đủ?

1.1. Lượng sữa cho bé mới sinh theo ngày tuổi

Bé yêu của mẹ lớn lên từng ngày, mỗi ngày mẹ lại vui mừng khôn xiết khi con yêu ti được nhiều hơn, lớn nhanh hơn. Nhưng mẹ cũng đừng vì thế mà lo lắng con bị no quá, hay cố nhồi nhét con để con ăn được nhiều mẹ nhé. Mẹ nên cho bé ti theo lượng sữa và cữ ăn tương ứng với ngày tuổi của bé để đảm bảo dạ dày của con không hoạt động quá tải, con cũng không bị đói bụng sau mỗi bữa ăn. Bảng lượng sữa và cữ bú của con theo ngày tuổi để mẹ tham khảo đây ạ: 

Ngày tuổi Lượng sữa/cữ bú Cữ/ngày
Ngày 1 5 – 7 ml 8 – 12 cữ
Ngày 2 14 ml 8 – 12 cữ
Ngày 3 24 – 27 ml 8 – 12 cữ
Ngày 4,5,6 30 ml 8 – 12 cữ
Ngày 7 35 ml 8 – 12 cữ
Ngày 8 – 1 tháng  35 – 60 ml 6 – 8 cữ

Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 1 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi

1.2. Lượng sữa cho bé mới sinh theo cân nặng 

Các chuyên gia Nhi Khoa thường dựa vào cân nặng bé để tính toán nhu cầu ăn cho con bởi có nhiều bé sinh non, bé thiếu cân/nặng cân hơn so với cân nặng trung bình của bé mới sinh và tốc độ tăng cân, hấp thu dinh dưỡng của từng bé cũng khác nhau. Đối với bé dưới 1 tháng tuổi, mẹ tham khảo công thức tính sau: 

Lượng sữa bé cần ăn trong 1 ngày = (cân nặng của bé*150 ml): 30* 29,57 

Hoặc tham khảo chi tiết trong bảng: 

Cân nặng của bé Lượng sữa mỗi ngày Lượng sữa trong cữ bú
2.265 g 390 ml ~49 ml
2.491 g 429 ml ~54 ml
2.718 g 467 ml ~59 ml
2.944 g 507 ml ~64 ml
3.171 g 546 ml ~68 ml
3.397 g 584 ml 73 ml
3.600 g 639 ml 80 ml
3.850 g 664 ml 83 ml
4.000 g 720 ml 90 ml
4.303 g 741 ml ~93 ml
4.500 g 801 ml ~100 ml

Bảng tham khảo lượng sữa cho bé theo cân nặng

2. Hướng dẫn 6 bước pha sữa cho bé mới sinh 

2.1. Bước 1: Tiệt trùng dụng cụ pha sữa 

Sau khi mẹ cọ rửa bình sữa và cất đi, điều kiện bảo quản không tốt sẽ khiến vi khuẩn phát triển trong bình, không đảm bảo vô trùng. Mẹ nên tiệt trùng bình sữa trước khi pha bằng 1 trong các cách sau để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa của bé: 

  • Tiệt trùng với nước đun sôi: Mẹ thả núm ti và bình sữa vào nước sôi trong khoảng 3 – 5 phút sau đó tắt bếp, gắp từng bộ phận của bình sữa ra và hong khô bình.
  • Tiệt trùng với máy tiệt trùng: Mẹ chỉ cần nhấn nút bật, chọn chế độ phù hợp và tiệt trùng dụng cụ trong 5 – 12 phút tùy loại máy. Nhớ đổ nước thừa trong máy đi sau khi sử dụng để máy tiệt trùng bền, đẹp mẹ nhé. 
  • Tiệt trùng bằng lò vi sóng: Mẹ tháo rời các bộ phận của bình sữa và đặt trong lò vi sóng quay khoảng 5 – 10 phút là đã đánh bay được 99% vi khuẩn trong bình rồi. Cực nhanh đúng không ạ. 
Mẹ tiệt trùng bình sữa, núm ti trong nước sôi 10 phút
Mẹ tiệt trùng bình sữa, núm ti trong nước sôi 10 phút

2.2. Bước 2: Vệ sinh tay và khu vực pha sữa sạch sẽ

Mẹ nên rửa tay bằng xà phòng trước khi pha sữa bởi bàn tay tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn khi mẹ chạm vào bình sữa, núm ti của con. Khu vực pha sữa cũng cần được lau chùi sạch sẽ với dung dịch khử khuẩn, tránh bụi bẩn, tạp chất vô tình lẫn vào trong sữa. 

Mẹ nên chuẩn bị giá để bình và dụng cụ pha sữa để khu vực pha sữa luôn gọn gàng, sạch sẽ
Mẹ nên chuẩn bị giá để bình và dụng cụ pha sữa để khu vực pha sữa luôn gọn gàng, sạch sẽ

2.3. Bước 3: Đọc kỹ hướng dẫn pha sữa in trên bao bì sữa 

Mỗi loại sữa bột và thương hiệu khác nhau sẽ có sự khác nhau về lượng sữa pha, nhiệt độ sữa hoặc cách khuấy, lắc sau khi đổ nước vào bình. Mẹ nhớ đọc kỹ hướng dẫn pha sữa nhà sản xuất in trên bao bì, tránh sữa pha quá đặc khiến bé bị tiêu chảy, sữa pha quá loãng khiến con thiếu chất, hoặc sữa bị vón cục gây tắc núm ti, con ti bị mỏi miệng, lười ti. 

Mẹ tham khảo cách pha sữa non để biết cách pha chi tiết 1 số loại sữa non nổi tiếng.

Mẹ pha sữa đúng cách để đảm bảo con ti ngon miệng nhé
Mẹ pha sữa đúng cách để đảm bảo con ti ngon miệng nhé

2.4. Bước 4: Chuẩn bị nước pha sữa đúng nhiệt độ

Đun sôi nước trong nồi đun hoặc ấm đun dành riêng để pha sữa, sau đó để nước nguội ở nhiệt độ khoảng 40 – 70 độ C tùy loại sữa. Trong quá trình đợi nước nguội, khoảng 5 phút 1 lần mẹ nên kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế để thu được mức nhiệt mong muốn.

2.5. Bước 5: Pha sữa cho bé 

Mẹ nhớ cho nước vào bình trước rồi mới đổ bột sữa, hoặc cho thanh sữa vào bình. Nếu mẹ cho bột sữa trước, sữa sẽ dễ bị vón cục hơn khi lắc, khuấy. Tiếp theo, đậy kín nắp bình và lắc nhẹ theo chiều dọc bình hoặc lăn đều bình sữa để bột sữa tan hết. Mẹ lưu ý không nên lắc mạnh tay vì sẽ tạo nhiều bọt khí, khi bé ti vào dễ đầy bụng, nôn trớ.

2.6. Bước 6: Điều chỉnh nhiệt độ trước khi cho bé uống

Mẹ kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú bằng cách đổ 1 – 2 giọt sữa lên cổ tay hoặc mu bàn tay mẹ. Sữa ấm ấm, không làm mẹ bỏng là con ti được rồi đó ạ. Để chắc chắn hơn, tốt nhất, mẹ n sử dụng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ sữa ở mức 37 độ C.

Cổ tay là nơi da mẹ nhạy cảm với nhiệt độ, mẹ nên thử nhiệt độ sữa tại đây
Cổ tay là nơi da mẹ nhạy cảm với nhiệt độ, mẹ nên thử nhiệt độ sữa tại đây

3. 3 lưu ý khi pha sữa cho bé mới sinh

1 – Sử dụng sữa đã pha trong 1 giờ: Thời gian thích hợp để sử dụng sữa đã bú dở được khuyến cáo là 1 giờ, tối đa là 2 giờ. Sau khoảng thời gian đó, mẹ nên pha bình mới cho bé bú. Và đương nhiên, việc tích trữ sữa sẵn trong tủ lạnh để dùng lại vào ngày hôm sau cũng không nên đâu ạ. Sau khi pha, sữa có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, là môi trường cực kỳ thuận lợi để vi trùng sinh sôi, làm tổn thương hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Cho bé ăn sữa đã pha trong 1 giờ giúp hương vị sữa luôn thơm ngon và đảm bảo nhất nhẹ nhé
Cho bé ăn sữa đã pha trong 1 giờ giúp hương vị sữa luôn thơm ngon và đảm bảo nhất nhẹ nhé

2 – Luôn dùng nước lọc đun sôi để pha sữa cho bé: Mẹ không nên sử dụng nước khoáng, nước lã, nước trái cây… để pha sữa bởi hệ tiêu hóa của bé sơ sinh còn yếu, sẽ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy khi gặp một số thành phần có trong các loại nước trên như lượng đường cao, các ion Ca2+, Mg2+,… 

Núm ti cao su (Silicone) có độ dai thích hợp với bé sơ sinh
Núm ti cao su (Silicone) có độ dai thích hợp với bé sơ sinh

3 – Chọn bình sữa thủy tinh cổ rộng 120 ml: Bình cổ rộng với chất liệu thủy tinh cao cấp giúp mẹ dễ dàng vệ sinh và pha sữa cho bé, không chứa BPA và các chất độc gây hại đến sức khỏe của con như bình sữa nhựa. Ngoài ra, thiết kế miệng bình lớn giúp con có cảm giác như đang ti mẹ, con sẽ thích ti bình hơn và ti được nhiều sữa hơn. Bình sữa có dung tích 120 ml cũng phù hợp với lượng ăn trong một cữ của bé mới sinh (60 – 120 ml), đảm bảo con yêu ti no nê mà không bị dở cữ. 

Bình sữa thủy tinh 120 ml của Mamamy
Bình sữa thủy tinh 120 ml của Mamamy

Với những chia sẻ trên, Góc của mẹ hy vọng mẹ đã có quan điểm đúng về cách pha sữa cho bé mới sinh và tự tay pha được những bình sữa ngon lành, đạt “điểm 10 chất lượng”. Nếu mẹ còn có thắc mắc gì, đừng ngần ngại để lại câu hỏi để được giải đáp tận tình mẹ nhé!

Từ khóa » Cữ Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh