Cách Pha Sữa Công Thức Cho Trẻ Sơ Sinh: Lượng Sữa, Nhiệt độ - Vinlac

Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh là việc làm quen thuộc với các mẹ, tuy nhiên, mẹ có chắc là mình đã thực hiện đúng cách chưa? Nước pha sữa cho bé bao nhiêu độ và nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống là bao nhiêu? Hãy cùng Vinlac tìm hiểu cách pha sữa cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh" các mẹ nhé!

Nội dung chính

Ưu điểm khi sử dụng sữa công thức

Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Vì sao phải pha sữa cho bé đúng cách?

Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh đúng nhất

  • Bước 1: Vệ sinh các dụng cụ pha sữa
  • Bước 2: Chuẩn bị nước pha sữa theo nhiệt độ yêu cầu
  • Bước 3: Đong sữa theo đúng tỷ lệ
  • Bước 4: Tuân thủ hướng dẫn

Một số câu hỏi thường gặp

  • Bảo quản sữa như thế nào là đúng cách?
  • Cần lưu ý gì khi pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh?
  • Sữa công thức pha xong để được bao lâu?

Những ưu điểm khi sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Những ưu điểm khi sử dụng sữa công thức cho bé

Điểm ưa thích nổi bật của dòng sữa công thức chính là sự tiện lợi. Mẹ có thể dành thời gian để làm việc khác cho gia đình. Mẹ cũng không phải đi tìm ra những không gian khác để cho bé yêu ti nữa. (Tìm hiểu thêm: sữa công thức là gì)

Một điều quan trọng hơn đó chính là dưỡng chất của sữa. Dòng sữa này sẽ đem đến cho con những dưỡng chất tốt nhất, giúp con tăng cân, phát triển toàn diện. Do đó, những mẹ vì một số lý do nào đó mà không thể cho con bú được thì đây sẽ là phương pháp hoàn hảo.

Sữa công thức sẽ giúp bé tiêu hóa lâu hơn sữa mẹ nên bé sẽ lâu đói hơn. Điều này sẽ giúp mẹ giảm tần suất cho con ăn mà không lo bé bị thiếu dưỡng chất.

Vinlac Gold

Công thức dinh dưỡng cải tiến Core Activ + bổ sung 2’-FL HMO, MCT, MK7, sữa non Colostrum, Inulin tác động sâu, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cho con tăng cân khỏe mạnh.

Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Khi cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức, mẹ nên nhớ được nhu cầu dùng sữa của con. Việc này giúp bé không bị đói hoặc thừa sữa. Sau đây là nhu cầu dùng sữa của bé:

Bé dưới 2 tuần tuổi: 1 muỗng bột và 50ml nước/lần, chia thành 8-10 lần/ngày.

Bé 2 tuần tuổi – dưới 2 tháng tuổi: 2 muỗng bột và 100ml nước/lần, chia thành 7-8 lần/ngày.

Bé 2 tháng tuổi – dưới 6 tháng tuổi: 3 muỗng bột và 150ml nước/lần, chia thành 5-6 lần/ngày.

Trên 6 -12 tháng tuổi trở lên: 4 muỗng bột và 200ml nước/lần, chia thành 4 lần/ngày.

Mẹ có biết:

Bao lâu nên đổi sửa công thức cho bé

Lượng sữa cho bé theo tháng tuổi

Vì sao phải pha sữa cho bé đúng cách?

Sữa công thức chứa đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu giống với sữa mẹ, giúp bé phát triển toàn diện về trí não và thể chất. Tuy nhiên, để đảm bảo bé hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng từ sữa bột, mẹ cần pha đúng cách. Nếu pha sai công thức có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu như:

  • Pha quá đặc: Khiến cơ thể bị mất nước, và thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn. Lâu dần, sẽ dẫn đến tình trạng suy thận. Sử dụng sữa quá đặc kéo dài, trẻ sẽ có những triệu chứng như sốt, tiêu chảy ra máu...
  • Pha quá loãng: Trẻ bị thiếu dinh dưỡng, gây còi cọc và chậm lớn. Ngoài ra, trẻ có thể bị dư nước khi mẹ pha sữa loãng, gây nên tình trạng ngộ độc nước. Điều này rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Pha không đúng nhiệt độ tiêu chuẩn: Nước quá nguội sẽ khiến sữa không thể chín, trẻ uống vào có thể bị tiêu chảy. Còn pha nước quá nóng sẽ làm biến đổi rất nhiều chất dinh dưỡng có ở trong sữa, thậm chí khiến sữa bị mất chất.

Vì vậy, việc pha sữa cho bé đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo bé hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất để phát triển toàn diện.

Pha sữa bột đúng cách cho bé là việc rất quan trọng

Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh đúng nhất

Việc pha sữa cho bé đúng cách không phải quá khó khăn nhưng không phải ai cũng nắm được điều này. Cách pha sữa công thức sau đây sẽ giúp chăm sóc cho bé yêu của bạn một cách tốt nhất!

Bước 1: Vệ sinh các dụng cụ pha sữa cho trẻ sơ sinh một cách cẩn thận

Vệ sinh các dụng cụ pha sữa cho trẻ sơ sinh một cách cẩn thận

Bước làm đầu tiên là bước làm vô cùng quan trọng. Bạn hãy tiệt trùng các dụng cụ dùng để pha sữa bằng máy tiệt trùng. Hoặc có thể đun sôi nước rồi từ từ đặt các bình sữa vào trong 15 phút nữa. Tiếp đó, bạn hãy để núm vú, nắp đậy và nắp vặn vào nồi và đun tiếp 5 phút. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng nước sôi phải ngập núm vú. Bình sữa không để chúng tiếp xúc với đáy nồi.

Đối với những bình thủy tinh cho bé, không vớt bình ngay sau khi nấu để tránh việc bị nứt và vỡ. Bên cạnh đó, trước khi tiệt trùng bình sữa, bạn nhớ làm sạch tay của mình để đảm bảo an toàn.

Đừng quên vệ sinh tay thật say trước khi pha sữa cho bé.

Bước 2: Chuẩn bị nước pha sữa theo nhiệt độ yêu cầu

Chuẩn bị nước đun sôi để nguội để pha sữa cho bé. Câu hỏi được đặt ra là nước pha sữa cho bé bao nhiêu độ là phù hợp. Điều này phụ thuộc vào loại sữa công thức mà bé sử dụng. Nhà sản xuất sẽ chú thích rõ về nhiệt độ phù hợp để pha sữa nhưng thông thường nhiệt độ là khoảng 40°C - 50°C.

Bước 3: Đong sữa theo đúng tỷ lệ

Pha sữa đúng theo tỉ lệ và hướng dẫn sử dụng

Tùy theo mỗi loại sữa mà tỷ lệ sữa/nước cũng khác nhau. Vì thế, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đã được nhà sản xuất bao bì của hộp sữa. Lúc này, bạn sẽ biết cách nên pha sữa với nước tỷ lệ bao nhiêu.

Mẹ cần phải pha sữa cho bé đúng với tỉ lệ mà nhà sản xuất yêu cầu. Việc pha sữa quá đặc sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của bé và khiến thận không thể thực hiện được đúng chức năng. Ngược lại, nếu sữa quá loãng thì việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé sẽ kém đi. Trong trường hợp bất đắc dĩ thì mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn.

Lưu ý: Đong sữa là muỗng gạt ngang, mẹ không nên đong một cách ước lượng hoặc đong nhiều hay ít hơn tiêu chuẩn. Đảm bảo muỗng khô ráo sau khi đong, một số loại hộp sữa có thiết kế vị trí treo muỗng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bước 4: Tuân thủ hướng dẫn

Mẹ luôn nhớ nên giữ đúng tỷ lệ lượng nước và lượng sữa. Mẹ nên pha đủ tỉ lệ nước ấm trước rồi mới từ từ cho sữa vào sau để bột sữa được tan đều. Cụ thể mẹ nên thực hiện như sau:

Đổ lượng nước cần dùng vào bình trước rồi mới từ từ cho sữa vào sau để bột sữa được tan đều. Sau khi cho sữa vào bình thì đậy nắp lại và lắc hoặc khuấy đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn. Kiểm tra lại nhiệt độ bằng nhiệt kế đến nhiệt độ phù hợp (~37°C ) và cho bé bú ngay sau khi pha là tốt nhất.

Có thể mẹ quan tâm: Cách pha Vinlac cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân

Một số câu hỏi thường gặp khi pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Một số câu hỏi thường gặp khi pha sữa cho bé, mẹ có biết?

Trong quá trình pha sữa cho con, không ít mẹ gặp phải rắc rối và có không ít những vấn đề cần được trả lời. Để việc chăm sóc bé yêu của bạn thêm dễ dàng hơn, bài viết sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc thường gặp. Với những thông tin sau đây, chắc chắn việc chăm sóc bé của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Bảo quản sữa như thế nào là đúng cách?

Việc bảo quản sữa là hết sức quan trọng, sữa cần được để ở những nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp và không để gần máy sưởi. Đồng thời, mẹ không được để hộp sữa trong tủ lạnh vì sẽ khiến sữa bị biến chất. Tốt nhất nên bảo quản hộp sữa ở nhiệt độ phòng khoảng dưới 30 độ C và để tại vị trí cao.

Sau khi mở nắp, để kiểm tra chất lượng, mẹ nên lưu ý tới màu sắc và hương thơm của sữa. Sữa có an toàn và chất lượng thì sẽ có mùi thơm nhẹ, màu vàng nhạt, bột mịn. Sữa hộp khi đã được mở nắp chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tháng.

Cần lưu ý gì khi pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh?

Cách pha sữa bột cho trẻ chính xác nhất

Để việc chăm sóc con thêm an toàn, các mẹ nên bỏ túi những lưu ý sau đây để hiệu quả pha sữa được tốt nhất:

1. Không tận dụng lượng sữa còn thừa trong bình

Sau mỗi lần bé uống sữa còn thừa, hãy vứt bỏ phần sữa thừa này đi, đừng quá tiết kiệm mà tận dụng. Sữa để quá lâu sẽ không còn nhiều dưỡng chất, thậm chí ôi, thiu, bé bú vào có thể bị đau bụng.

2. Chỉ dùng nước lọc đã đun sôi để pha sữa cho bé

Để đảm bảo vệ sinh cũng như dinh dưỡng, mẹ cần dùng nước lọc đã đun sôi để pha sữa cho bé. Không được phép dùng nước lã, nước tinh khiết hay nước khoáng để pha bởi những loại nước này đều sẽ làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong sữa.

Nước khoáng thường được dùng để pha sữa cho trẻ tuy nhiên hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên không thể chuyển hóa thành công các khoáng chất có trong nước khoáng nên có thể dẫn đến sỏi thận.

3. Chú ý nhiệt độ nước pha sữa cho bé

Nước pha sữa cho bé bao nhiêu độ còn phụ thuộc vào từng loại sữa. Thông thường, các loại sữa đều dùng nước khoảng 40 - 50 độ C. Tuy nhiên, các dòng sữa Nhật cho trẻ sơ sinh, tiêu chuẩn nhiệt độ của nước pha sữa là 70 độ. Vì vậy, mẹ cần đọc hướng dẫn trên vỏ hộp, không chủ quan, tùy tiện pha theo cảm tính.

4. Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống

Một điều quan trọng nữa mẹ cần chú ý là nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống. Vì sữa mẹ luôn ở mức 37 độ C, khiến bé dễ chịu và thích bú nên sau khi pha sữa bột, mẹ cần để nguội đến 37 độ, vừa đủ ấm để bé bú.

Sữa công thức pha xong để được bao lâu?

Sữa đã pha chỉ nên cho bé dùng hết trong vòng 1 giờ đồng hồ. Sữa không dùng ngay cần bảo quản ở nhiệt độ 2-4 độ, phải dùng hết trong vòng 24 giờ.

Lưu ý sữa bé uống dư thì đổ đi hoặc mẹ uống hết, không sử dụng cho cữ sau vì sữa đã có nước bọt của trẻ, có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn.

Cách pha sữa công thức cho bé không còn khó khăn nếu mẹ nắm được các thông tin trên. Hy vọng với bài viết này, mẹ sẽ có cho mình những bí quyết tốt nhất trong việc chăm sóc con. Với cách pha sữa trên kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học, bé của bạn sẽ phát triển toàn diện và luôn năng động. Hãy theo dõi ngay Fanpage Vinlac Việt Nam để cập nhật nhiều chia sẻ hữu ích nữa mẹ nhé!

Chia sẻ

Từ khóa » Cữ Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh