Cách Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Nhất - Wiki Phununet
Nếu bố mẹ pha sữa cho con không đúng cách, có thể lầm cho con bị tiêu chảy hay táo bón
Cách pha sữa cho bé chuẩn nhất
Cứ nghe chuyện pha sữa cho con uống, tưởng rằng dễ ợt, và bố mẹ nào cũng có thể thực hiện một cách nhanh chóng. Nhưng thực tế không phải như vậy. Pha sữa không đúng cách khiến bé có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón khi uống sữa.
Cách tốt nhất, bố mẹ nên pha sữa vừa đủ một cữ bú và cho con măm măm ngay không phải bảo quản tủ lạnh.
Khi pha sữa, trước hết, bố mẹ cần phải tiệt trùng các dụng cụ pha sữa, bình sữa. Mẹ nên đặt nồi đun sôi nước, sau đó đặt các bình sữa vào đun sôi tiếp 15 phút nữa. Tiếp đó, cho núm vú, nắp đậy, nắp vặn vào đun tiếp 5 phút. Nối nước sôi phải đổ đầy, tránh để núm vú, bình sữa tiếp xúc với đáy nồi.
Nếu mẹ dùng bình thủy tinh cho bé, sau khi đun xong, không nên vớt bình ra ngay. Sự thay đổi nhiệt độ khiến bình rất dễ vỡ đấy nhé!
Trước khi pha sữa cho con,bao giờ bố mẹ cũng phải rửa tay sạch sẽ.
Mẹ chú ý trên nắp/bao bì của hộp sữa bao giờ cũng hướng dẫn rất cụ thể và tỉ mỉ: độ tuổi bao nhiêu, pha bao nhiêu thìa sữa, tương ứng với bao nhiêu ml. Trong hộp sữa cũng luôn có sẵn thìa để đong sữa. Mẹ phải pha đúng và chính xác tỉ lệ này mới đảm bảo đúng dinh dưỡng cho con.
Nếu mẹ pha sữa quá đặc, có thể khiến con bị táo bón và gây hại thận vì làm việc nhiều. Nếu mẹ pha sữa quá loãng, không đảm bảo chất dinh dưỡng cho con.
Mẹ chỉ nên thay đổi tỉ lệ pha sữa khi có sự chỉ định của bác sỹ trong trường hợp con có vấn đề về sức khỏe. Cách tốt nhất để giữ đúng tỷ lệ lượng nước và lượng sữa, mẹ nên pha đủ tỉ lệ nước ấm trước rồi mới cho sữa vào sau.
Đun sôi nước và pha với nước lọc để nguội theo nhiệt độ trên bình sữa quy định. Thông thường là từ 40 – 50 độ C, rót lượng nước cần dùng vào bình. Trước khi pha, mẹ nên nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để thử độ nóng của nước. Tránh thử bằng miệng. Nếu nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ quy định cũng sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của sữa.
Sau khi cho đủ lượng sữa vào nước, mẹ có thể đậy nắp bình và lắc đều cho đến khi sữa tan hoàn toàn trong nước. Nếu mẹ lắc mãi mà thấy sữa không tan hết, vón cục, nên kiểm tra lại hạn sử dụng của sữa, tránh để bé bị uống sữa có vấn đề
Mẹ chỉ nên pha một lượng sữa vừa đủ với bé. Nếu bé uống không hết, mẹ có thể uống hộ bé phần sữa thừa. Nếu để lại lượng sữa đó lâu, có thể lượng sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
Nên đậy kín hộp sữa sau mỗi lần sử dụng và để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Hộp sữa đã được mở ra, chỉ nên dùng trong 1 tháng trở lại.
Khi mẹ pha sữa đúng cách mà con vẫn bị táo bón hoặc tiêu chảy, không lên cân, cần hỏi ý kiến bác sỹ hoặc thay đổi loại sữa mẹ nhé!
Sau khi con ti sữa, mẹ cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ: như tráng tất cả bình sữa, núm vú, nắp đậy... qua nước. Sau đó cho dung dịch cọ rửa bình sữa dành riêng cho bé vào để rửa. Dùng bàn chải cọ bình sữa dành riêng cho bé để cọ sạch sẽ, không để vết sữa bám. Có thể dùng muối ăn sát vào bên trong núm vú để rửa sạch các vết sữa. Rửa sạch tất cả các dụng cụ đó dưới vòi nước xối mạnh.
Cách pha sữa và cho bé bú bình
Trước khi pha sữa cho trẻ uống, bạn nên tiệt trùng các vật dụng cần thiết như: bình sữa, vú giả, nắp đậy bình sữa...
Tiệt trùng bằng cách: rửa sạch tất cả các dụng cụ trên bằng xà phòng. Sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy và đun sôi trong 5 phút, rồi vớt ra.
Nước để pha sữa
Nên lựa chọn nước đã đun sôi để pha sữa cho bé. Không dùng nước đun sôi nhiều lần và để trong ấm lâu ngày. Không dùng nước giếng, vì nó có thể chứa nhiều nitrat từ phân bón hóa học, rất độc hại cho thận của trẻ sơ sinh.
Nước dùng để pha sữa nên được đun sôi trong 5 phút, sau đó để nguội bớt (37 độ C), chuẩn bị sạch nơi pha sữa.
Cách pha sữa bột
Sữa bột thường được đóng thành hộp, kèm theo muỗng đong và nắp nhựa để đóng mở dễ dàng. Bạn chỉ cần pha sữa theo công thức in sẵn trên bao bì:
Đun sôi nước để tráng lại các dụng cụ cần thiết đã được tiệt trùng (nếu cần).
Rửa sạch tay, lau khô các vật dụng.
Rót một lượng nước sôi cần dùng vào bình hoặc ly theo quy định trên vỏ -hộp, sau đó để cho nước trong bình nguội bớt (37 độ C).
Mở hộp sữa và dùng muỗng múc sữa bột, dùng sống dao đã tiệt trùng để gạt sữa cho bằng với mép muỗng. Không nên đong quá đầy, không nên nén sữa chặt trong muỗng.
Cho lượng sữa đã đong vào bình, quấy đều hoặc lắc bình cho sữa tan hết, không để vón cục.
Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú bằng cách đổ 1 lượng sữa nhỏ lên cổ tay hoặc mu bàn tay, cảm giác thấy sữa ấm là cho bé bú được.
Lượng sữa hợp lí
Khi cho trẻ bú bình, bạn nên chú ý đến liều lượng cần thiết cho từng lứa tuổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Bình thường, trẻ mới sinh 1 ngày, mỗi lần cho uống khoảng 15 - 30ml, sau 3 ngày có thể cho uống khoảng 50ml. Nên chú ý, nếu chưa tới 3 tiếng sau khi uống sữa mà trẻ vẫn quấy khóc không ngừng thì có lẽ là do lượng sữa không đủ. Cần tăng thêm lượng sữa cho trẻ bú. Nhìn chung trẻ mới sinh chỉ cần tăng 5 - 10ml sữa mỗi lần, với trẻ đủ tháng có thể tăng 10 - 20 ml. Tuỳ theo nhu cầu của từng trẻ mà các mẹ nên cho con bú với lượng sữa phù hợp.
Cách cho trẻ bú bình
Trong khoảng 10 ngày đầu sau khi sinh, hãy kích thích phản xạ mút của bé bằng cách: vuốt vào bên má bé gần bạn nhất và em bé sẽ xoay lại và há miệng ra. Nếu bé không làm được như vậy, bạn hãy để một vài giọt sữa ứa ra trên núm vú, rồi cho chạm vào môi bé để bé nếm vị sữa.
Khi bé bú, bạn hãy cầm chặt bình sữa để bé có thể kéo ra, kéo vào bình trong khi bú mà không sợ bình bị rơi. Bạn cũng cần làm nghiêng bình sữa để núm vú cao su luôn đầy sữa. Nếu núm vú cao su xẹp xuống, bạn hãy quay quay bình sữa trong miệng bé, để cho không khí lọt vào lại trong bình.
Khi bé bú hết sữa, bạn hãy kéo bình ra khỏi miệng bé một cách dứt khoát. Nếu bé vẫn muốn bú, hãy đưa ngón út của bạn vào miệng bé, nếu bé vẫn mút mạnh thì có thể bé chưa bú đủ và muốn bú thêm.
Sau một thời gian bú dài, nếu em bé không chịu nhả bình sữa, bạn hãy luồn ngón út của bạn vào giữa 2 nướu răng, dọc theo núm vú và từ từ kéo bình sữa ra.
Nếu bé ngủ thiếp đi trong khi đang bú, có thể là bé có hơi trong bụng, khiến cho bé cảm thấy đầy bụng. Bạn hãy cho bé ngồi dậy, ợ hơi trong 1-2 phút, sau đó hãy cho bé bú thêm.
Những biểu hiện khi trẻ được nuôi dưỡng tốt bằng sữa ngoài
Nếu bé tăng cân đều đặn, với lượng trung bình: 25 - 30g/ngày trong 3 tháng đầu tiên, 20 - 25g/ngày trong 3 tháng tiếp theo, 15g/ngày giữa tháng thứ 6 và 1 tuổi.
Nếu đại tiện của bé bình thường, khoảng 1-2 lần/ngày. Lượng phân khá chặt, vón cục và vàng ánh.
Bé có làn da tốt và nét mặt rạng rỡ. Bé không hay khóc hoặc la hét, ngủ ngon.
Những điều cần biết về cách pha sữa cho trẻ
Khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi và để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất, thường là từ 40 - 50 độ C.
Ðể cho con mình có “chiều cao và sự thông minh vượt trội”, nhiều bà mẹ làm theo kinh nghiệm truyền miệng đã pha sữa cho trẻ bằng nước rau, củ hoặc nước khoáng... Nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Pha sữa bằng nước khoáng Khi dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống sẽ có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Thực sự, nước khoáng chỉ tốt cho một số người có nhu cầu cần bổ sung chất khoáng, còn “nước tinh khiết” chỉ tốt cho người đã có đầy đủ mọi chất khoáng. Nếu uống sữa pha với nước khoáng, trẻ không hấp thu được hết những chất dinh dưỡng có trong sữa. Ví dụ trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển, nhưng nếu uống một loại nước khoáng nào đó lâu ngày thì chỉ được cung cấp một số chất, thiếu những chất khác, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ. Pha sữa bằng nước rau luộc Nước luộc các loại rau như củ dền, cà rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường… thường có chứa hàm lượng nitrate cao, sau khi ăn sẽ đi vào máu kết hợp với hemoglobin của hồng cầu tạo ra methemoglobin khiến hồng cầu mất khả năng vận chuyển ôxy và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hơn nữa, các loại rau thường được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên khi nấu thường hòa tan trong nước luộc rau. Dùng nước luộc rau đó pha sữa sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ. Pha sữa bằng nước hoa quả Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt có trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo máu của cơ thể nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số axit hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) sẽ làm cho trẻ khó tiêu và đầy bụng. Ngoài ra, không nên cho trẻ uống sữa ngay sau hoặc trước khi ăn hoa quả. Một điều cần lưu ý nữa là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống các loại nước trái cây. Pha sữa an toàn Chỉ cần được đun sôi nước sạch đến 100 độ C trong vòng 3 - 5 phút thì những vi khuẩn trong nước sẽ bị tiêu diệt, đáp ứng nhu cầu nước sạch và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi pha sữa bột nên dùng nước đun sôi và để ra ngoài một thời gian đến khi nước ấm là tốt nhất, thường là từ 40 - 50 độ C./.
Cách pha sữa và cho bé bú bình
Trước khi pha sữa cho trẻ uống, bạn nên tiệt trùng các vật dụng cần thiết như: bình sữa, vú giả, nắp đậy bình sữa... bằng cách: rửa sạch tất cả các dụng cụ trên bằng xà phòng. Sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy và đun sôi trong 5 phút, rồi vớt ra.
Nước để pha sữa
Nên lựa chọn nước đã đun sôi để pha sữa cho bé. Không dùng nước đun sôi nhiều lần và để trong ấm lâu ngày. Không dùng nước giếng, vì nó có thể chứa nhiều nitrat từ phân bón hóa học, rất độc hại cho thận của trẻ sơ sinh.
Nước dùng để pha sữa nên được đun sôi trong 5 phút, sau đó để nguội bớt (37 độ C), chuẩn bị sạch nơi pha sữa.
Cách pha sữa bột
Sữa bột thường được đóng thành hộp, kèm theo muỗng đong và nắp nhựa để đóng mở dễ dàng. Bạn chỉ cần pha sữa theo công thức in sẵn trên bao bì:
- Đun sôi nước để tráng lại các dụng cụ cần thiết đã được tiệt trùng (nếu cần).
- Rửa sạch tay, lau khô các vật dụng.
- Rót một lượng nước sôi cần dùng vào bình hoặc ly theo quy định trên vỏ -hộp, sau đó để cho nước trong bình nguội bớt (37 độ C).
- Mở hộp sữa và dùng muỗng múc sữa bột, dùng sống dao đã tiệt trùng để gạt sữa cho bằng với mép muỗng. Không nên đong quá đầy, không nên nén sữa chặt trong muỗng.
- Cho lượng sữa đã đong vào bình, quấy đều hoặc lắc bình cho sữa tan hết, không để vón cục.
Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho bé bú bằng cách đổ 1 lượng sữa nhỏ lên cổ tay hoặc mu bàn tay, cảm giác thấy sữa ấm là cho bé bú được.
Lượng sữa hợp lí
Khi cho trẻ bú bình, bạn nên chú ý đến liều lượng cần thiết cho từng lứa tuổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Có thể tham khảo bảng số liệu dưới đây:
Số ngày sau sinh | Số lần uống sữa | Lượng sữa trung bình (ml) | Lượng sữa giới hạn cho phép (ml) |
1 | 6 - 7 | 15 - 20 | 20 - 30 |
3 | 7 - 8 | 45 - 50 | 50 - 60 |
5 | 7 - 8 | 50 - 60 | 70 - 80 |
7 | 6 - 7 | 80 - 90 | 90 - 100 |
10 | 6 - 7 | 100 - 120 | 100 - 140 |
15 | 6 - 7 | 120 - 150 | 120 - 160 |
30 | 6 | 180 - 200 | 180 - 210 |
Bình thường, trẻ mới sinh 1 ngày, mỗi lần cho uống khoảng 15 - 30ml, sau 3 ngày có thể cho uống khoảng 50ml. Nên chú ý, nếu chưa tới 3 tiếng sau khi uống sữa mà trẻ vẫn quấy khóc không ngừng thì có lẽ là do lượng sữa không đủ. Cần tăng thêm lượng sữa cho trẻ bú. Nhìn chung trẻ mới sinh chỉ cần tăng 5 - 10ml sữa mỗi lần, với trẻ đủ tháng có thể tăng 10 - 20 ml. Tuỳ theo nhu cầu của từng trẻ mà các mẹ nên cho con bú với lượng sữa phù hợp.
Cách cho trẻ bú bình
Trong khoảng 10 ngày đầu sau khi sinh, hãy kích thích phản xạ mút của bé bằng cách: vuốt vào bên má bé gần bạn nhất và em bé sẽ xoay lại và há miệng ra. Nếu bé không làm được như vậy, bạn hãy để một vài giọt sữa ứa ra trên núm vú, rồi cho chạm vào môi bé để bé nếm vị sữa.
Khi bé bú, bạn hãy cầm chặt bình sữa để bé có thể kéo ra, kéo vào bình trong khi bú mà không sợ bình bị rơi. Bạn cũng cần làm nghiêng bình sữa để núm vú cao su luôn đầy sữa. Nếu núm vú cao su xẹp xuống, bạn hãy quay quay bình sữa trong miệng bé, để cho không khí lọt vào lại trong bình.
Khi bé bú hết sữa, bạn hãy kéo bình ra khỏi miệng bé một cách dứt khoát. Nếu bé vẫn muốn bú, hãy đưa ngón út của bạn vào miệng bé, nếu bé vẫn mút mạnh thì có thể bé chưa bú đủ và muốn bú thêm.
Sau một thời gian bú dài, nếu em bé không chịu nhả bình sữa, bạn hãy luồn ngón út của bạn vào giữa 2 nướu răng, dọc theo núm vú và từ từ kéo bình sữa ra.
Nếu bé ngủ thiếp đi trong khi đang bú, có thể là bé có hơi trong bụng, khiến cho bé cảm thấy đầy bụng. Bạn hãy cho bé ngồi dậy, ợ hơi trong 1-2 phút, sau đó hãy cho bé bú thêm.
Những biểu hiện khi trẻ được nuôi dưỡng tốt bằng sữa ngoài
- Nếu bé tăng cân đều đặn, với lượng trung bình: 25 - 30g/ngày trong 3 tháng đầu tiên, 20 - 25g/ngày trong 3 tháng tiếp theo, 15g/ngày giữa tháng thứ 6 và 1 tuổi.
- Nếu đại tiện của bé bình thường, khoảng 1-2 lần/ngày. Lượng phân khá chặt, vón cục và vàng ánh.
-Bé có làn da tốt và nét mặt rạng rỡ. Bé không hay khóc hoặc la hét, ngủ ngon
Pha sữa cho trẻ cần chú ý gì?
Trẻ bị táo bón, bị tiêu chảy, trẻ chậm lớn, thiếu canxi… có thể vì bạn pha sữa sai. Vì vậy, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây nhé!Khi pha sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Cần:
- Chọn đúng loại sữa dành cho bé nhà mình
- Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.
- Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa loãng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.
- Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.
- Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.
- Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.
Không nên:
- Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.
- Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.
- Dùng nước rau, socola, thuốc pha cùng với sữa.
Sữa quá đặc gây táo bón
Có người cho rằng sữa càng đặc thì trẻ em hấp thụ được càng nhiều dinh dưỡng. Có phụ huynh còn cho rằng sữa tươi quá loãng nên thêm sữa bột vào trong sữa tươi. Điều này rất không đúng.
Sữa quá đặc làm cho nồng độ của sữa vượt quá mức tiêu chuẩn quy định. Trong khi đó, độ đặc loãng của sữa trẻ em có tỉ lệ tương xứng với số tháng tuổi của bé. Độ đặc tăng thêm từ từ tuỳ thuộc vào tháng tuổi của bé.
Trẻ em thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đi ngoài, táo bón, biếng ăn, thậm chí “từ chối” ăn. Thời gian lâu dài, thể trọng của bé không những không tăng lên mà còn dẫn đến viêm ruột non chảy máu cấp tính.
Nguyên nhân là do cơ quan nội tạng của trẻ yếu ớt, không chịu được áp lực và “gánh nặng” quá lớn. Sữa bột pha quá đặc hoặc hoà sữa bột vào trong sữa tươi sẽ làm cho nồng độ thành phần dinh dưỡng tăng cao, vượt qua giới hạn hấp thụ tiêu hoá qua đường dạ dày của trẻ. Như thế không những không tiêu hoá được mà còn có thể làm tổn thương cơ quan tiêu hoá của trẻ.
Vì vậy khi cho trẻ uống sữa, bạn nên tuân thủ các thông số về nước và sữa ghi trên vỏ lon sữa.
Nhiều đường sẽ có hại
Thông thường 100ml sữa thêm 5-8g đường, nếu cho đường quá nhiều thì sẽ có hại cho con bạn chứ không phải có lợi.
Quá nhiều đường được hấp thụ vào trong cơ thể trẻ sẽ làm cho nước ứ đọng trong cơ thể, làm cho cơ bắp và tế bào dưới da trở nên “lỏng lẻo, mất lực”. Những đứa trẻ như thế này nhìn rất béo, nhưng sức đề kháng trong cơ thể lại rất kém. Y học gọi nó là thể hình “bùn nhão”.
Quá nhiều đường “dự trữ” trong cơ thể sẽ là nhân tố nguy hiểm gây ra các bệnh như: xơ cứng động mạch, cận thị, sâu răng…
Tốt nhất là cho đường sucroza (đường mía) vào trong sữa. Đường mía sau khi vào đường tiêu hoá bị dịch tiêu hoá phân giải, trở thành đường gluco được hấp thụ vào trong cơ thể.
Các bậc phụ huynh cũng lưu ý việc đun nóng đường và sữa cùng một lúc là không nên, vì như thế sẽ tạo ra những chất có hại cho cơ thể. Sau khi đun nóng sữa, bạn nên để sữa nguội dần tới 40 đến 50 độ C sau đó mới cho đường vào quấy đều.
Không nên cho socola vào sữa
Có phụ huynh cho rằng sữa thuộc thực phẩm có protein cao, socola lại là thực phẩm năng lượng, hai thứ đồng thời sử dụng nhất định rất có lợi. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Sữa là chất lỏng, sau khi thêm socola, chất canxi trong sữa sẽ kết hợp với acid oxalic trong socola gây ra phản ứng hoá học, tạo thành “axit oxalic canxi”, làm cho canxi vốn dĩ có ích lại biến thành chất có hại cho cơ thể.
Nếu con bạn dùng lâu sẽ gây ra thiếu canxi, đi ngoài, phát triển chậm chạp, lông tóc khô xơ, dễ còi xương và tăng thêm nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận.
Không được dùng sữa uống thuốc
Có người cho rằng dùng những thứ có chất dinh dưỡng để uống thuốc nhất định sẽ rất tốt cho cơ thể, thực ra như thế là rất sai lầm.
Sữa sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ đậm đặc của thuốc ở trong máu thấp hơn nhiều so với uống thuốc bằng nước sôi để nguội.
Dùng sữa uống thuốc càng dễ làm cho bề mặt thuốc hình thành nên màng bao phủ, và làm cho những i-on khoáng chất trong sữa như Ca, Mg gây ra phản ứng hoá học với thuốc, tạo thành những chất không tan trong nước, như thế không những giảm thấp tác dụng của thuốc mà còn có hại cho cơ thể.
Vì vậy, trước và sau khi uống thuốc khoảng 1-2 tiếng thì không nên uống sữa.
Không nên thêm nước cơm vào sữa
Một số phụ huynh cho rằng thêm nước cơm vào trong sữa sẽ làm cho chất dinh dưỡng bổ sung lẫn nhau. Thực ra cách làm này rất không khoa học.
Trong sữa chứa rất nhiều vitamin A, nhưng nước gạo và cháo chủ yếu là tinh bột, chứa chất oxidase sẽ phá vỡ vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ vitamin A sẽ phát triển chậm, cơ thể yếu, có nhiều bệnh. Vì vậy, bạn cần phải tách hai thứ ra để ăn riêng.
Sữa có cần phải “hầm” nhừ?
Thông thường nhiệt độ khử trùng của sữa không cần phải cao. Nếu bạn đun ở 70 độC thì chỉ cần đun trong vòng 3 phút; nếu bạn đun ở mức 60 độ C thì chỉ cần 6 phút là được.
Nếu bạn đun ở 100 độC, thì chất đường ở trong sữa sẽ có hiện tượng cháy. Đường cháy thì sẽ dễ gây ra ung thư.
Nếu đun sôi lâu thì chất canxi trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng ngưng tụ thành acid phosphoric, từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.
Sai lầm của mẹ khi pha sữa cho con
Đôi khi chính các mẹ không biết mình sai lúc sử dụng bình sữa và pha sữa cho bé.
1. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội
Một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ.
Thường nước ấm độ 40 - 60 độ C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.
2. Dùng lò vi sóng hâm nóng sữa
Không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa cho bé, vì sự phân phối sức nóng trong lò vi sóng không đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá, có thể khiến bé phỏng miệng khi bú. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm.
3. Cho bé uống sữa đã pha để quá 2h
Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
4. Pha sữa khi chưa tiệt trùng bình
Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.
5. Pha sữa bằng nước rau
Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
6. Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm
Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho… vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, vì vậy sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm. Lưu ý cho mẹ
Sữa là thực phẩm rất hoàn hảo, nhưng đừng để chính bình sữa mang lại bệnh tật cho trẻ. Để bé phát triển hoàn thiện nhất khi uống sữa công thức, cha mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Những loại sữa công thức cơ bản
1. Sữa công thức thông thường
Được chế biến chính từ sữa bò, dầu thực vật (calo béo), vitamin, các khoáng chất và chất sắt, loại sữa công thức thông thường đáp ứng năng lượng cơ bản cần cho sự phát triển của bé.
2. Sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành
Được chế biến từ đậu nành, dầu thực vật, đường hóa học (carbohydrates) và chất sắt, loại sữa này tốt cho trẻ sơ sinh không dung nạp lactose có trong sữa công thức bình thường.
Lưu ý: Sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành chống chị định dùng cho bé sinh non hoặc nhẹ cân hơn sơ với chuẩn phát triển.
3. Sữa công thức đặc biệt
Với trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, bị tiêu chảy hay táo bón thì cha mẹ nên chọn mua loại sữa công thức đặc biệt có chứa nhiều DHA và ARA kích thích sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Pha sữa sai cách, bé sẽ không hấp thu được hết các dưỡng chất có trong sữa (Ảnh minh họa).
Sai lầm khi pha sữa cho bé:
1. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội
Một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B, … dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu bạn pha sữa nóng hơn nhiệt độ đã hướng dẫn thì sẽ mất chất. Pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết, sau khi trẻ bú sẽ thấy các cục sữa nhỏ đóng đầy trên thành bình mà không vào hết cho trẻ.
Thường nước ấm độ 40 - 60 độ C là đủ, bạn có thể pha 2/3 nước nguội với 1/3 nước sôi để có nhiệt độ trên, cho sữa vào và lắc bình nhiều lần cho sữa tan hết (không thấy sữa đóng cục trên thành bình), để sữa nguội bớt và trẻ có thể bú ngay.
2. Dùng lò vi sóng hâm nóng sữa
Không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa cho bé, vì sự phân phối sức nóng trong lò vi sóng không đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá, có thể khiến bé phỏng miệng khi bú. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm.
3. Cho bé uống sữa đã pha để quá 2h
Đừng dùng sữa công thức đã pha để quá 2 giờ trong điều kiện nhiệt độ phòng. Ngoài ra, hãy bỏ lượng sữa thừa bé không bú hết. Nếu để lại lượng sữa thừa đó lâu, có thể sữa đó sẽ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm và theo nước bọt của bé vào sữa.
4. Pha sữa khi chưa tiệt trùng bình
Trước khi pha sữa, điều quan trọng là phải tiệt trùng bình sữa để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cách tiệt trùng phổ biến nhất là đun bình sữa trong nước sôi khoảng 5 phút (đối với bình sữa mới, dùng lần đầu). Những lần sau, bạn chỉ cần cọ rửa bình với nước ấm và dung dịch cọ rửa bình sữa là được.
5. Pha sữa bằng nước rau
Đừng bao giờ dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc do chất nitrat có ở nước rau củ. Bé có thể bị xanh tím nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
6. Pha sẵn một bình đầy sữa để cho trẻ uống dần trong đêm
Cách này thì rất thuận tiện cho mẹ và cho… vi trùng, vì vậy sẽ không tốt cho con. Khi trẻ ngậm núm vú, nước miếng sẽ lưu lại trên núm và có thể vào trong bình sữa, vì vậy sữa sẽ bị ôi thiu nhanh hơn là khi núm vú đã tiệt trùng chưa được ngậm.
Nếu muốn đổi nhãn sữa
Một số trường hợp, bạn quyết định đổi loại sữa khác cho con. Lý do để đổi sữa bao gồm dị ứng sữa, bé bị tiêu chảy (táo bón), bị nôn trớ thường xuyên và cần nhiều sắt hơn. Những lý do khác như kinh tế, sở thích của cha mẹ, tư vấn của bác sĩ, người thân… Tuy nhiên, dù ở hoàn cảnh nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến khi muốn đổi sữa cho con vì sự thay đổi sữa có thể khiến bé xuất hiện một số triệu chứng về sức khỏe.
Nên đưa bé đi khám nếu bé xuất hiện dấu hiệu dưới đây khi uống loại sữa khác:
- Da khô, đỏ. - Tiêu chảy. - Nôn trớ liên tục. - Cực kỳ yếu ớt.
Các chuyên gia khuyến cáo, 4-12 tháng tuổi là giai đoạn không thích hợp để đổi sữa cho con. Nhưng nếu bạn muốn, có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm việc đó.
(st)
Từ khóa » Cữ Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Cách Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Chi Tiết, 6 Sai Lầm Mẹ Hay Mắc
-
Hướng Dẫn Pha Sữa Cho Trẻ đúng Cách, Hấp Thụ Trọn Vẹn Chất Dinh ...
-
Hướng Dẫn Pha Sữa đúng Cách Cho Trẻ - Vinmec
-
Cách Pha Sữa Công Thức Cho Trẻ Sơ Sinh Chính Xác Nhất
-
Bảng Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Theo Tháng Tuổi Và Theo Cân Nặng ...
-
Cách Pha Sữa Công Thức Cho Trẻ Sơ Sinh: Tỷ Lệ, Nhiệt độ Phù Hợp
-
Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Bao Nhiêu Là đủ? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Pha Sữa Công Thức Sai Cách Sẽ Gây Hại Cho Trẻ - Sở Y Tế Nam Định
-
Cách Pha Sữa Cho Bé Mới Sinh Giúp Con Ti Ngoan - Mau Lớn - Mamamy
-
Cách Nuôi Trẻ Sơ Sinh Bằng Sữa Ngoài - Bách Hóa XANH
-
Cách Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh 6 Tháng Tuổi Chính Xác Nhất - Mamamy
-
Cách Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh đúng Và Chính Xác Nhất - Huggies
-
Hướng Dẫn Pha Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Bú Bình Tốt Nhất
-
Cách Pha Sữa Công Thức Cho Trẻ Sơ Sinh: Lượng Sữa, Nhiệt độ - Vinlac