Cách Phân Tích đa Thức Thành Nhân Tử Bằng Phương Pháp đổi Biến ...
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-11 trên Shopee mall
Bài viết Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ.
- Cách giải bài tập phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ
- Ví dụ minh họa bài tập phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ
- Bài tập trắc nghiệm phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ
- Bài tập tự luyện phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ
Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đổi biến số, đặt ẩn phụ
A. Phương pháp giải
+ Bước 1. Đặt t = f(x) , đưa đa thức đã cho về đa thức biến t.
+ Bước 2. Phân tích đa thức ẩn t đó thành nhân tử bằng các phương pháp: Dùng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử, tách ( thêm, bớt) hạng tử.
+ Bước 3. Sau khi phân tích đa thức thành nhân tử theo ẩn t, ta trả lại theo biến x.
B. Ví dụ minh họa
Câu 1. Phân tích đa thức thành nhân tử
A. (x+ 2). (x- 1). (x+ 4).( x- 3)
B. ( x + 2). (x+ 1). ( x- 3). (x – 4)
C. (x – 2). (x- 1). (x- 4). (x+3)
D. Đáp án khác
Lời giải
Đặt t = x2 + x, ta có:
(x2 + x)2 - 14(x2 + x) + 24 = t2 - 14t + 24
+ Ta có:
t2 - 14t + 24 = t2 - 2t - 12t + 24
= (t2 - 2t) - (12t - 24)
= t(t - 2) - 12(t - 2) = (t - 2).(t - 12)
+ Do đó,
(x2 + x)2 - 14(x2 + x) + 24 = (x2 + x - 2).(x2 + x - 12)
= [(x2 - x) + (2x - 2)].[(x2 - 16) + (x + 4)]
= [x(x - 1) + 2(x - 1)].[(x + 4).(x - 4) + 1.(x + 4)]
= (x + 2).(x - 1).(x + 4).(x + 3)
Chọn A.
Ví dụ 2. Phân tích các đa thức (x2 + x)2 + 4x2 + 4x - 12 thành nhân tử
A. (x + 1).(x - 2).(x2 + x + 6)
B. (x - 1).(x - 2).(x2 + x + 6)
C. (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 6)
D. Đáp án khác
Lời giải
+ Ta có: (x2 + x)2 + 4x2 + 4x - 12 = (x2 + x)2 + 4(x2 + x) - 12
Đặt t = x2 + x, khi đó:
(x2 + x)2 + 4(x2 + x) - 12 = t2 + 4t - 12 (1)
+ Ta có:
t2 + 4t - 12 = t2 - 4 + 4t - 8
= (t + 2).(t - 2) + 4(t - 2)
= (t - 2).(t + 2 + 4) = (t - 2).(t + 6) (2)
+ Từ (1) và (2) suy ra:
(x2 + x)2 + 4x2 + 4x - 12
= (x2 + x - 2).(x2 + x + 6)
= [(x2 - 1) + (x - 1)].(x2 + x + 6)
= [(x - 1).(x + 1) + (x - 1)].(x2 + x + 6)
= (x - 1).(x + 1 + 1).(x2 + x + 6) = (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 6)
Chọn C.
Ví dụ 3. Phân tích đa thức (x2 + x + 1).(x2 + x + 2) - 12 thành nhân tử
A. (x + 1).(x + 2).(x2 - x + 5)
B. (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 5)
C. (x - 1).(x - 2).(x2 + x + 5)
D. Đáp án khác
Lời giải
Đặt t = x2 + x + 1 => t + 1 = x2 + x + 2
Khi đó: (x2 + x + 1).(x2 + x + 2) - 12 = t.(t + 1) - 12 (1)
Ta có:
t(t + 1) - 12 = t2 + t - 12
= (t2 - 9) + (t - 3)
= (t + 3).(t - 3) + 1.(t - 3)
= (t - 3).(t + 3 + 1) = (t - 3).(t + 4) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
(x2 + x + 1).(x2 + x + 2) - 12 = (x2 + x + 1 - 3).(x2 + x + 1 + 4)
= (x2 + x - 2).(x2 + x + 5) = [(x2 - 1) + (x - 1)].(x2 + x + 5)
= [(x + 1).(x - 1) + (x - 1)].(x2 + x + 5)
= (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 5)
Chọn B.
C. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Phân tích đa thức (x2 + 4x + 8)2 + 3x(x2 + 4x + 8) + 2x2 thành nhân tử
A. (x - 2).(x + 4).(x2 + 5x + 8)
B. (x + 2).(x - 4).(x2 + 5x + 8)
C. (x - 2).(x - 4).(x2 + 5x + 8)
D. (x + 2).(x + 4).(x2 + 5x + 8)
Lời giải:
+ Đặt t = x2 + 4x + 8, khi đó:
(x2 + 4x + 8)2 + 3x(x2 + 4x + 8) + 2x2 = t2 + 3xt + 2x2
+ Ta có:
t2 + 3xt + 2x2 = (t2 + xt) + (2xt + 2x2)
= t.(t + x) + 2x.(t + x) = (t + 2x).(t + x)
Do đó: (x2 + 4x + 8)2 + 3x(x2 + 4x + 8x) + 2x2
= (x2 + 4x + 8 + 2x).(x2 + 4x + 8 + x)
= (x2 + 6x + 8).(x2 + 5x + 8)
= [(x2 + 2x) + (4x + 8)].(x2 + 5x + 8)
= [x(x + 2) + 4(x + 2)].(x2 + 5x + 8)
= (x + 2).(x + 4).(x2 + 5x + 8)
Chọn D.
Câu 2. Phân tích đa thức (x+ 1).(x+ 2). (x+ 3). (x+ 4) + 1 thành nhân tử
A. (x +1).(x+ 5). (x+ 6). (x- 1)
B. (x+ 2).(x- 3).(x + 7).(x – 1)
C. (x2 + 5x + 5)2
D. Đáp án khác
Lời giải:
(x + 1).(x + 2).(x + 3).(x + 4) + 1
= [(x + 1).(x + 4)].[(x + 2).(x + 3)] + 1
= (x2 + 5x + 4).(x2 + 5x + 6) + +1
+ Đặt t = x2 + 5x + 5 => t - 1 = x2 + 5x + 4; t + 1 = x2 + 5x + 6
+ Ta có :
(x2 + 5x + 4).(x2 + 5x + 6) + 1
= (t - 1).(t + 1) + 1 = t2 - 1 + 1
= t2 = (x2 + 5x+ 5)2
Chọn C.
Câu 3. Phân tích đa thức x4 + 2x3 + 5x2 + 4x - 12 thành nhân tử
A. (x - 1).(x - 2).(x2 - x + 6)
B. (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 6)
C. (x + 1).(x + 2).(x2 - x + 6)
D. Đáp án khác
Lời giải:
• Ta có:
x4 + 2x3 + 5x2 + 4x - 12
= (x4 + 2x3 + x2) + (4x2 + 4x) - 12
= x2.(x2 + 2x + 1) + 4x(x + 1) - 12
= x2.(x + 1)2 + 4x.(x + 1) - 12
• Đặt t = x(x + 1) => t2 = x2.(x + 1)2
Do đó;
x2.(x + 1)2 + 4x.(x + 1) - 12 = t2 + 4t - 12
= (t2 + 6t) - (2t + 12) = t(t + 6) -2(t + 6) = (t - 2).(t + 6)
= [x.(x + 1) - 2].[x.(x + 1) + 6] = (x2 + x - 2).(x2 + x + 6)
= [(x2 - 1) + (x - 1)].(x2 + x + 6)
= [(x + 1).(x - 1) + 1.(x - 1)].(x2 + x + 6)
= (x - 1).(x + 1 + 1).(x2 + x + 6) = (x - 1).(x + 2).(x2 + x + 6)
Chọn B.
Câu 4. Phân tích đa thức (x + 1).(x + 3).(x + 5).(x + 7) + 15 thành nhân tử
A. (x + 6).(x + 2).(x2 + 8x + 10)
B. (x - 6).(x + 2).(x2 + 8x - 10)
C. (x + 6).(x - 2).(x2 - 8x + 10)
D. Đáp án khác
Lời giải:
Ta có:
(x + 1).(x + 3).(x + 5).(x + 7) + 15
= [(x + 1).(x + 7)].[(x + 3).(x + 5)] + 15
= (x2 + 8x + 7).(x2 + 8x + 15) + 15
+ Đặt t = x2 + 8x + 11 =>t - 4 = x2 + 8x + 7; t + 4 = x2 + 8x + 15
Khi đó: (x2 + 8x + 7).(x2 + 8x + 15) + 15
= (t - 4).(t + 4) + 15
= t2 - 16 + 15 = t2 - 1 = (t + 1).(t - 1)
= (x2 + 8x + 11 + 1).(x2 + 8x + 11 - 1)
= (x2 + 8x + 12).(x2 + 8x + 10)
= [(x2 + 2x) + (6x + 12)].(x2 + 8x + 10)
= [x.(x + 2) + 6(x + 2)].(x2 + 8x + 10)
= (x + 6).(x + 2).(x2 + 8x + 10)
Chọn A.
Câu 5. Phân tích đa thức(x2 + 8x + 7).(x2 + 8x + 15) + 15 thành nhân tử
A. (x2 - 8x + 10).(x + 6).(x + 2)
B. (x2 + 8x + 10).(x + 6).(x + 2)
C. (x2 + 8x + 10).(x - 6).(x + 2)
D. Đáp án khác
Lời giải:
Đặt t = x2 + 8x + 7 => t + 8 = x2 + 8x + 15
Ta có: (x2 + 8x + 7).(x2 + 8x + 15) + 15
= t.(t + 8) + 15 = t2 + 8t + 15
= (t2 + 5t) + (3t + 15)
= t(t + 5) + 3(t + 5) = (t + 3).(t + 5)
= (x2 + 8x + 7 + 3).(x2 + 8x + 7 + 5)
= (x2 + 8x + 10).(x2 + 8x + 12)
= (x2 + 8x + 10).[(x2 + 2x) + (6x + 12)]
= (x2 + 8x + 10).[(x(x + 2) + 6(x + 2)]
= (x2 + 8x + 10).(x + 6).(x + 2)
Chọn B.
Câu 6. Phân tích đa thức (x + 2). (x+ 3). (x+ 4).(x+ 5) - 24 thành nhân tử
A. (x2 - 7x + 16).(x + 6).(x + 1)
B. (x2 + 7x + 16).(9x - 6).(x + 1)
C. (x2 + 7x + 16).(x + 6).(x + 1)
D. Đáp án khác
Lời giải:
Ta có: (x + 2). (x + 3). (x+ 4). (x+ 5) – 24
= [(x + 2).(x + 5)].[(x + 3).(x + 4)] - 24
= (x2 + 7x + 10).(x2 + 7x + 12) - 24
+ Đặt t = x2 + 7x + 11 => t - 1 = x2 + 7x + 10; t + 1 = x2 + 7x + 12
Khi đó:
(x2 + 7x + 10).(x2 + 7x + 12) - 24
= (t - 1).(t + 1) - 24
= t2 - 1 - 24 = t2 - 25 = (t + 5).(t - 5)
= (x2 + 7x + 11 + 5).(x2 + 7x + 11 - 5)
= (x2 + 7x + 16).(x2 + 7x + 6)
= (x2 + 7x + 16).[(x2 + x) + (6x + 6)]
= (x2 + 7x + 16).[x(x + 1) + 6(x + 1)]
= (x2 + 7x + 16).(x + 6).(x + 1)
Chọn C.
Câu 7. Phân tích đa thức thành nhân tử (x2 + 3)2 - x2 - 5
A. (x2 + 2).(x2 + 1)
B. (x2 + 4).(x2 + 2)
C. (x2 + 3).(x2 + 1)
D. (x2 + 4).(x2 + 1)
Lời giải:
Đặt t = x2 + 3. Suy ra:
(x2 + 3)3 - x2 - 5 = (x2 + 3)2 - (x2 + 3) - 2
= t2 - t - 2 = (t2 - 1) - (t + 1)
= (t + 1).(t - 1) - (t + 1)
= (t + 1).(t - 1 - 1) = (t + 1).(t - 2)
= (x2 + 3 + 1).(x2 + 3 - 2) = (x2 + 4).(x2 + 1)
Chọn D.
Câu 8. Phân tích đa thức x4 - x2 - 6 thành nhân tử
A. (x2 - 2).(x2 + 3)
B. (x2 + 2).(x2 - 3)
C. (x2 - 2).(x2 - 3)
D. (x2 + 2).(x2 + 3)
Lời giải:
Đặt t = x2, khi đó:
x4 - x2 - 6 = t2 - t - 6
= (t2 - 4) - (t + 2) = (t + 2).(t - 2) - 1.(t + 2)
= (t + 2).(t - 2 - 1) = (t + 2).(t - 3)
= (x2 + 2).(x2 - 3)
Chọn B.
Câu 9. Phân tích đa thức (x3 + 3)2 - 3(x3 + 3) + 2 thành nhân tử
A. (x3 + 2).(x + 1).(x2 - x + 1)
B. (x3 + 2).(x - 1).(x2 + x + 1)
C. (x3 - 2).(x + 1).(x2 - x + 1)
D. Đáp án khác
Lời giải:
Đặt t = x3 + 3, ta có:
(x3 + 3)2 - 3(x3 + 3) + 2 = t2 - 3t + 2
= (t2 - t) - (2t - 2) = t(t - 1) - 2(t - 1)
= (t - 1).(t - 2)
= (x3 + 3 - 1).(x3 + 3 - 2)
= (x3 + 2).(x3 + 1) = (x3 + 2).(x + 1).(x2 - x + 1)
Chọn A.
Câu 10. Phân tích đa thức (3 - x3)2 + x3 - 9 thành nhân tử
A. (3 - x3).x3
B. -(5 - x3).x3
C. (6 - x3).x3
D. Đáp án khác
Lời giải:
Đặt t = 3 -x3 => x3 = 3 - t
Ta có:
(3 - x3)2 + x3 - 9
= t2 + 3 - t - 9 = t2 - t - 6
= (t2 - 3t) + (2t - 6)
= t(t - 3) + 2(t - 3) = (t + 2).(t - 3)
= (3 - x3 + 2).(3 - x3 - 3)
= -(5 - x3).x3
Chọn B.
D. Bài tập tự luyện
Bài 1. Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
a) (x2 – 4)(x2 – 10) – 72;
b) (x2 + x)2 – 2(x2 + x) – 15.
Bài 2. Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
a) (x2 + x + 1)(x2 + x + 2) – 12.
b) (x2 + 3x) (x2 + 3x – 3) – 5.
Bài 3. Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
a) (x2 + 4x + 8)2 + 3x3 + 14x2 + 24x.
b) (x2 + 2x + 7) – (x2 + 2x + 4)( x2 + 2x + 3).
Bài 4. Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
a) (x2 + 2x)2 + 9x2 + 18x + 20.
b) (x2 + 8x + 7)(x + 3)(x + 5) + 15.
Bài 5. Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
a) (x2 + 3x + 1)( x2 + 3x + 2) – 6
b) x2 + 6xy + 9y2 – 3(x + 3y) – 4
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhẩm nghiệm
- Cách chia đơn thức cho đơn thức (cực hay, có lời giải)
- Cách chia đa thức cho đơn thức (cực hay, có lời giải)
- Cách chia đa thức một biến đã sắp xếp (cực hay, có lời giải)
- Cách chứng minh đa thức chia hết cho đơn thức, đa thức
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:
- Giải bài tập Toán 8
- Giải sách bài tập Toán 8
- Top 75 Đề thi Toán 8 có đáp án
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » đặt ẩn Phụ Lớp 8
-
Toán Lớp 8 Phân Tích đa Thức Thành Nhân Tử Bằng Cách (đặt ẩn Phụ ...
-
Top 15 đặt ẩn Phụ Lớp 8
-
Phương Pháp đặt ẩn Phụ (tiết 1) Phần 1 - Toán Lớp 8 - YouTube
-
Phân Tích đa Thức Thành Nhân Tử Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ
-
Phân Tích đa Thức Thành Nhân Tử – Phương Pháp đặt ẩn Phụ
-
Bằng Cách đặt ẩn Phụ Theo Hướng Dẫn, Giải Các Phương Trình
-
Phương Pháp đặt ẩn Phụ (tiết 1) Phần 1 – Toán Lớp 8 – Thầy Tạ Anh ...
-
Giải Phương Trình Bằng Cách đặt ẩn Phụ Lớp 8 - 123doc
-
Bài Tập Giải Phương Trình Bằng Cách đặt An Phụ Lớp 8
-
Các Dạng Toán Thêm Bớt Hạng Tử đặt ẩn Phụ Lớp 8 - Ôn Luyện
-
Giải Phương Trình Bằng Cách đặt ẩn Phụ - Toán Học Lớp 8 - Lazi
-
Giải Phương Trình Bằng Phương Pháp đặt ẩn Phụ Và Sử Dụng Hằng ...
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Rèn Luyện Giải Phương Trình Bằng Phương ...