Cách Phát âm Chữ O Trong Tiếng Việt đúng Như Thế Nào? - Monkey

x

Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay X

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!

Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành X

ĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!

Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành x

Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật

*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký
  1. Trang chủ
  2. Ba mẹ cần biết
  3. Giáo dục
  4. Học tiếng việt
Hướng dẫn cách phát âm chữ O trong tiếng Việt đúng chuẩn bố mẹ cần biết để dạy cho bé Học tiếng việt Hướng dẫn cách phát âm chữ O trong tiếng Việt đúng chuẩn bố mẹ cần biết để dạy cho bé Hoàng Hà Hoàng Hà

03/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đối với các bé bắt đầu tập nói, tập học tiếng Việt việc phát âm đúng rất quan trọng, đặc biệt với nguyên âm O. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều bé phát âm sát âm này, dẫn đến tình trạng đọc sai và viết cũng sai. Vậy nên, nội dung bài viết sau đây Monkey sẽ hướng dẫn cách phát âm chữ O trong tiếng việt đúng chuẩn các phụ huynh cần biết để dạy bé chính xác hơn nhé.

Đặc điểm âm O trong bảng chữ cái tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt có tổng cộng 29 chữ cái, bao gồm cả nguyên âm (nguyên âm đơn, nguyên âm đôi), phụ âm, bán nguyên âm. Cụ thể:

Các nguyên âm trong tiếng Việt:

  • 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i/y, o, ô, ơ, u, ư. Bởi vì chữ i và y có phát âm giống nhau nên sẽ giảm đi 1 nguyên âm so với chữ viết.

  • 3 nguyên âm đôi: iê, uô, ươ

Hệ thống phụ âm trong tiếng Việt:

  • Phụ âm đơn: 17: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
  • Phụ âm đôi: gh, kh, nh, ph, th, ch, tr, ngh, ng,

Âm “O” là nguyên âm đơn trong tiếng Việt. (Ảnh: Internet)

Qua đó có thể thấy, âm O sẽ thuộc vào nguyên âm đơn của tiếng Việt, cũng như nằm ở vị trí thứ 17 trong bảng chữ cái tiếng Việt.

Cách phát âm chữ O trong tiếng Việt đúng chuẩn

Sau khi đã nắm được thông tin về bảng chữ cái tiếng Việt, ở cách phát âm O trong tiếng Việt đúng chuẩn thì cần phải nghe người khác nói và mình nói theo. Đối với âm “O” thì mọi người có thể phát âm tròn miệng “O”.

Như ông bà ta thường có câu thơ về cách phát âm chữ O trong tiếng Việt khá dễ nhớ và học là “O tròn như quả trứng gà, ô thì đội nón, ơ thì thêm râu”. Vậy nên, khi phát âm chữ o hãy hướng dẫn các bé đọc một cách tròn miệng. Đặc biệt không nên kéo âm tiết quá dài, quá ngắn hay quá nặng xuống sẽ dễ phát âm sai âm tiết này.

Cách phát âm chữ O nên tròn vành rõ chữ. (Ảnh: iStock))

Bởi vì đặc điểm của tiếng Việt thường có thêm thanh điệu là các dấu câu. Nếu phát âm không chính xác cũng dễ làm sai ngữ nghĩa của âm.

Khi học phát âm chữ o thì bố mẹ cần phải thống nhất 1 cách đọc chữ cái, tốt nhất là nên đọc theo cách phổ biến của tiếng Việt hiện nay, O là O chứ không đọc là “âu” như trong tiếng Anh. Đồng thời, khi học phát âm chữ O trong tiếng Việt, bố mẹ nên cho các bé kết hợp với việc tập viết để giúp các bé ghi nhớ lâu hơn.

Các bài viết không thể bỏ lỡ \displaystyle

5 phần mềm phát âm tiếng việt chuẩn giúp bé nâng cao trình độ học nhanh chóng

\displaystyle

Cách phát âm chữ ơ trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn

\displaystyle

5 tuyệt chiêu dạy bé học chữ o ô ơ đơn giản bố mẹ nên áp dụng ngay!

Một số lưu ý quan trọng cách phát âm O trong tiếng Việt

Để có thể giúp bé phát âm O trong tiếng Việt đúng chuẩn, cùng với việc bé đọc, viết, kết hợp với các âm tiết khác phát âm đúng chính tả thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

Tiếng Việt là thứ tiếng đơn âm, phân tiết

Với bộ môn tiếng Việt thì mọi người cần biết đây là thứ tiếng đơn âm, phân tiết. Có nghĩa là các âm tiết sẽ được phát âm hoàn toàn tách rời nhau, một hay vài âm tiết kết hợp với nhau sẽ tạo thành từ và các từ sẽ tạo thành câu….

Chữ o là một nguyên âm đơn nên đọc cần chính xác. (Ảnh: Baamboozle)

Vậy nên, nguyên tắc khi phát âm tốt một câu trong tiếng Việt trước hết phải phát âm tốt từng âm tiết. Ví dụ: m o trong từ “Con gà” thì một người phải đánh vần rõ từng từ “c o n - g à”, khi dạy các bé thì bố mẹ nên đánh vần từng âm một một cách chậm từ nguyên âm, phụ âm và cả thanh điệu sau đó nối nhanh nhưng vẫn chính xác để các bé không bị đọc nhầm ngữ nghĩa của từ và câu.

Có thể bạn chưa biết: 5 cách dạy tiếng việt online giúp bé học tốt hơn bố mẹ nên biết

Cách phát âm o trong tiếng Việt khi có thanh điệu

Tiếng Việt được đánh giá là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thành điệu), nên nếu nói sai thanh điệu thì âm, từ và cả câu cũng sẽ bị chuyển sang nghĩa khác.

Trong tiếng Việt còn có nhiều thanh điệu. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cụ thể, đối với nguyên âm o khi có thêm thanh điệu sẽ là:

  • Sắc: “Ó” trong từ “con Chó”
  • Huyền: “Ò” trong từ “con Cò”
  • Ngã: “Õ” trong từ “Cửa ngõ”
  • Nặng: “Ọ” trong từ “Cây Cọ”
  • Hỏi: “Ỏ” trong từ “Hỏi”
  • Không: “O” trong từ “Con gà”

Vậy nên, khi hướng dẫn bé phát âm chữ o trong tiếng Việt nên để ý để dấu của chữ cái. Đối với cách đọc thanh điệu và nhận biết thanh điệu quan trọng ở cột hơi khi phát âm. Ví du:

  • Dấu sắc thường khi phát âm sẽ cao hơn
  • Dấu huyền giọng đọc sẽ hơi sang ngang
  • Dấu nặng phát âm thì phần cổ họng nặng xuống đồng thời đầu lưỡi sẽ chạm nếu trên
  • Dấu hỏi khi phát âm miệng hơi nhô ra đồng thời đầu lưỡi sẽ chạm nếu trên.
  • Dấu ngã khi đọc với âm miệng đọc sang ngang, lưỡi sẽ hơi đưa về phía trước.

Vậy nên, khi hướng dẫn các bé phát âm chữ o có thanh điều nên nói chậm, dùng tay ra dấu lên, xuống, ngang để các bé dễ dàng ghi nhớ hơn và nói dấu chính xác. Đồng thời, nên kết hợp với việc luyện viết, vì khi các bé viết đúng đồng nghĩa với việc bé nhớ đúng dấu, cùng như sẽ nâng cao nói đúng thanh điệu của âm.

Cách phát âm chữ o trong tiếng Việt giữa các vùng miền

Có một điều ảnh hưởng lớn việc phát âm của các bé khi học tiếng Việt đó chính là tính chất vùng miền. Bởi vì nước ta chia thành 3 miền Bắc – Trung – Nam nên cách nói, đọc cũng sẽ có sự khác nhau.

Ở miền Bắc, thường cách phát âm khá trang trọng. Tuy nhiên một số tỉnh miền Bắc khi phát âm chữ O nghe rất giống như đang phát âm chữ “oa”, ví dụ như từ “Có” nhưng một số người sẽ phát âm là “Cóa” nhưng ở các chương trình tivi phát âm trong miền Bắc là chuẩn nhất. Hay ở miền Trung, cách đọc của họ khá nặng. ví dụ như âm “o” trong từ “Hỏi” với cách phát âm của họ thì thường bị nói nặng xuống là “Họi”. Còn ở miền Nam thì cách phát âm chữ o về cơ bản sẽ đúng chuẩn hơn khi âm tiết sẽ hơi nhẹ hơn và thanh hơn các vùng miền khác.

Vậy nên, để giúp các bé phát âm chuẩn chữ o trong tiếng Việt, bố mẹ nên phát âm “tròn vành rõ chữ” hoặc có thể cho bé luyện khẩu hình miệng khi kết hợp với các thanh điệu là tốt nhất. Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo các sản phẩm dạy học tiếng Việt để rèn luyện các kỹ năng phát âm tốt hơn.

Trong đó, Vmonkey là một trong những phần mềm dạy học tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho trẻ. Cách chương trình của phần mềm này hoàn toàn bám sát chuẩn đầu ra cấp tiểu học để bé có thể làm quen dần với môn tiếng Việt trước khi vào lớp 1, cũng như xây dựng được nền tảng tiếng Việt chững chắc nhất cho bé.

Học tiếng Việt đơn giản hơn cùng Vmonkey. (Ảnh: Monkey)

Với Vmonkey, các bé sẽ được làm quen với bộ môn tiếng Việt thông qua hình ảnh, âm thanh của những mẫu chuyện đa dạng chủ đề, cùng với những trò chơi tương tác giúp bé không chỉ đọc viết thông thạo, mà còn được làm quen, rèn luyện và sử dụng “ngôn ngữ mẹ đẻ” một cách linh hoạt nhất. Từ đó, bé sẽ tự tin khi nói chuyện, phát âm, trau dồi vốn từ vựng trong đời sống hàng ngày và tăng khả năng truyền đạt và giao tiếp tốt hơn.

Kết luận

Với những chia sẻ về cách phát âm chữ O trong tiếng Việt mà Monkey chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bố mẹ có thể hướng dẫn và dạy bé một cách đúng chuẩn nhất. Để qua đó góp phần giúp bé có nói đúng, việt chuẩn để biến tiếng Việt thành công cụ “sắc bén” cho trẻ trong học tập và công việc sau này tốt hơn. Chúc bố mẹ cùng bé có những phút giây học tiếng Việt thú vị và hiệu quả nhất nhé!

#VMonkey Chia sẻ ngay button-share Chia sẻ

Sao chép liên kết

Hoàng Hà Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
  • Tổng hợp những con vật có chữ c giúp bé khám phá cuộc sống thú vị
  • Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học chuẩn chương trình GDPT mới
  • Dạy bé học bài anh đom đóm lớp 3 môn Tiếng Việt
  • Rèn luyện tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu với những bài tập nên chinh phục
  • Soạn bài Tiếng Việt lớp 3 Giọng quê hương SGK trang 76
Bạn có đang quan tâm đến việc cho con học Tiếng Anh? Không Giúp bé giỏi Tiếng Anh Sớm Đăng ký ngay tại đây *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng ký ngay Nhận các nội dung mới nhất, hữu ích và miễn phí về kiến thức Giáo dục trong email của bạn *Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký Các Bài Viết Mới Nhất Khi nào dùng s/es trong tiếng Anh? Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu Khi nào dùng s/es trong tiếng Anh? Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu Khi nào dùng Since và For? Cách phân biệt kèm ví dụ minh hoạ chi tiết Khi nào dùng Since và For? Cách phân biệt kèm ví dụ minh hoạ chi tiết Khi nào dùng Was Were? Cách dùng chuẩn xác & Các trường hợp đặc biệt! Khi nào dùng Was Were? Cách dùng chuẩn xác & Các trường hợp đặc biệt! Khi nào dùng ED và ING? Phân biệt và hướng dẫn cách dùng chính xác Khi nào dùng ED và ING? Phân biệt và hướng dẫn cách dùng chính xác Khi nào dùng Whom? Cách phân biệt với Who và Whose Khi nào dùng Whom? Cách phân biệt với Who và Whose Khi nào dùng s/es trong tiếng Anh? Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu Khi nào dùng s/es trong tiếng Anh? Hướng dẫn đầy đủ và dễ hiểu Khi nào dùng Since và For? Cách phân biệt kèm ví dụ minh hoạ chi tiết Khi nào dùng Since và For? Cách phân biệt kèm ví dụ minh hoạ chi tiết Khi nào dùng Was Were? Cách dùng chuẩn xác & Các trường hợp đặc biệt! Khi nào dùng Was Were? Cách dùng chuẩn xác & Các trường hợp đặc biệt! Khi nào dùng ED và ING? Phân biệt và hướng dẫn cách dùng chính xác Khi nào dùng ED và ING? Phân biệt và hướng dẫn cách dùng chính xác Khi nào dùng Whom? Cách phân biệt với Who và Whose Khi nào dùng Whom? Cách phân biệt với Who và Whose

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey Junior

Từ khóa » Phiên âm O Trong Tiếng Anh