Cách Sắp Xếp Bố Cục Trong Thiết Kế
Có thể bạn quan tâm
Bố cục trong Thiết Kế là gì? Dưới đây là các nguyên tắc về bố cục trong thiết kế đồ họa mà người học thiết kế cần phải biết. Đồng thời bạn cũng biết cách để có thể tạo ra một bố cục cân xứng hài hòa. Trong bài viết này Sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về những vấn đề đó.
Khái niệm bố cục trong thiết kế
Bố cục trong các bản thiết thiết kế là hết sức quan trọng, nó giúp thu hút ánh nhìn. Thông qua đó tạo điểm nhấn và khác biệt cho sản phẩm thiết kế của bạn.
Bố cục trong thiết kế là gì?
Bố cục trong thiết kế: Là việc sử dụng hình ảnh, văn bản một cách có tổ chức. Việc căn lề, sắp xếp nội dung, và khoảng cách giữa các phần trong bản thiết cũng được sử dụng một cách có chủ đích
Đồng thời sự tổng hoà giữa bố cục và màu sắc trong thiết kế cũng được coi là bố cục. Bở lẽ việc phân cục màu sắc quyết định đến bố cục chung trong layout thiết kế của bạn. Tất cả các yếu tố riêng biệt khi kết hợp với nhau trong thiết kế sẽ tạo thành một tổng thể có sự gắn kết chặt chẽ.
Tại sao cần sắp xếp bố cục
Một bố cục tốt trong thiết kế không chỉ thể hiện sự tương xứng, hài hòa; mà còn thể hiện được ý đồ riêng của người thiết kế, mang lại hiệu quả truyền thông cao.
Điều quan trọng của bất kì bản thiết kế nào là thể hiện được phong cách; và truyền tải được nội dung đến với khách hàng mục tiêu
Tạo sự hài hòa cho thiết kế
Các yếu tố trong thiết kế luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Khi đặt các yếu tố đúng vị trí cần thiết nó có thể gây ấn tượng cho người xem từ cái nhìn đầu tiên. Sắp xếp bố cục hợp lý giúp người xem không bị nhiễu loạn bởi quá nhiều thông tin hình ảnh. Đồng thời giúp người xem tập trung ngay lập tức vào vào những điểm nhấn trên hình ảnh mà bạn tạo ra.
Thể hiện ý đồ truyền thông của thiết kế
Mỗi một bản thiết kế được tạo ra đều nhằm một mục đích nhất định. Muốn đạt được mục đích đó việc sắp xếp bố cục
hợp lý là vô cùng quan trọng. Thiết kế cần phải có khả năng điều tiết người dùng chú ý đến cái gì trước, cái gì sau. Đồng thời bạn cần chú ý cái gì là yếu tố chính của thiết kế, cái gì là phần phụ. Muốn thể hiện ý đồ truyền thông một cách rõ ràng bố cục thường phải có tính phân cấp. Có thể tạo ra phân cấp cho thiết kế bằng kích thước, tương phản về màu sắc. Những yếu tốt như hình dạng, độ đậm nhạt của chữ… cũng được quan tâm
Tăng giá trị cho sản phẩm thiết kế
Một sản phẩm thiết kế cũng giống như bất kì sản phẩm nào khác. Sản phẩm các tốt, càng mang lại giá trị cao. Đối với các sản phẩm thiết kế thì sự hài hoà trong bố cục; sắc xảo trong đường nét thiết kế chính là những điểm đắt giá cho sản phẩm của mình.
>> Đăng ký ngay khoá học Illustrator 2019 từ cơ bản đến nâng cao để hoàn thiện tốt nhất kỹ năng thiết kế. Đồng thời nhận ngay 40% học phí từ Tự Học Đồ Hoạ
Phân loại và sử dụng bố cục trong thiết kế.
Bố cục trong thiết kế là quan trọng. Thế nhưng có những loại bố cục nào, trong quá trình làm việc của mình bạn nên sử dụng loại bố cụ nào?
Bố cục cân bằng trong thiết kế
Bố cục cân bằng là loại bố cục thường gặp trong thiết kế đồ họa. Sự cân bằng trong bố cục trong quá trình thiết kế tương tự như sự cân bằng trực quan vật lý. Thay vì việc tạo ra sự tương phản hoặc nhấn mạnh, người ta tạo ra sự cân bằng cho các phần trong sản phẩm thiết kế. Có hai loại trong bố cục cân bằng:
Cân bằng đối xứng
Là tất cả các yếu tố như chiều cao, chiều rộng được sắp xếp một cách đối xứng trong bản thiết kế. Bố cục cân bằng đối xứng tạo ra cảm giác ổn định, an toàn cho người xem. Đồng thời Bố cục thiết kế cân bằng tạo ra các điểm nhấn nằm ở chính tâm của sản phẩm thiết kế.
Cân bằng không đối xứng
Trong quá trình thiết kế có những loại bố cục tưởng chừng như rất phi lý, nhưng lại được chấp nhận. 1 trong số đó là cân bằng không đối xứng.
Hai bên phần tử không bằng nhau, tất cả các yếu tố sắp đặt không có sự đối xứng với nhau. Cân bằng bất đối xứng được tạo ra từ việc sử dụng các yếu tố màu sắc, kích thước, số lượng, sắc độ…
>> Tham khảo thêm các khoá học photoshop để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thiết kế
Bố cục tương phản
Bố cục tương phản là bố cục thường xuyên được xử dụng khi muốn thể hiện tương quan, trạng thái trước sau. Các mặt đối lập hoặc hồi tưởng. Bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy kiểu bố cục dạng tương phản trong các bộ phim, thiết kế chiến tranh, sự vô định….
Là bố cục sử dụng màu sắc và hình ảnh đối lập nhau trong cùng một bố cục thiết kế. Loại bố cục tương phản tạo ra một ấn tượng mạnh, hấp dẫn người xem. Sự tương phản được tạo ta từ màu sắc, kiểu chữ, kích thước chữ…
Bố cục chuyển động
Bố cục chuyển động là loại bố cụ đối xứng đặc biệt. Khi bạn muốn tạo ra sức hút, bối cảnh có chiều sâu, hoặc diễn tả không gian tốc độ. Lúc này bạn cần sử dụng bố cục chuyển động.
Là bố cục tạo cho người xem cảm giác sự vật đang trong trang thái chuyển động hoặc có độ nông sâu nhất định. Có thể tạo ra bố cục chuyển động bằng cách sắp xếp to nhỏ, sử dụng đường chéo…
Bố cục nhấn mạnh
Bố cục nhấn mạnh hay còn gọi là bố cục tạo điểm nhất. Khi bạn cần tập trung sự chú ý của người đối diện từ cái nhìn đầu tiên vào 1 điểm, bạn cần sử dụng loại bố cục này. Thông thường người ta tạo ra điểm nhất bằng cách tạo ra sự khác biệt về hình ảnh, và màu sắc.
Dưới đây là một ví dụ: Giữa những đối tượng bình thường; bạn tạo ra một đối tượng khác về màu sắc, kích cỡ. Việc đó dẫn đến việc khiến người xem chú ý vào đối tượng được nhấn mạnh.
Bố cục đồng nhất – bố cục trong thiết kế
Bố cục đồng nhất là loại bố cục có xu hướng mang tính thân thiện gần gũi và gợi nhớ. Việc sử dụng bố cục đồng nhất thường được áp dụng cho các bộ nhận diện thương hiệu. Người xem dễ dàng nhận ra tính nhất quán trong sản phẩm thiết kế về cả hình ảnh và màu sắc.
Sử dụng những đối tượng giống nhau về đường nét, màu sắc tương đồng. Phương pháp này là dùng chung một thuộc tính để tạo ra một tín hiệu nhận diện. Cũng cần phải lưu ý rằng bố cục đồng nhất tương đối khó để tạo ra.
Bố cục dòng chảy thị giác
Sự kết nối về thị giác dựa trên hướng và màu, cấu trúc của hình điều hướng người dùng. Nó quyết định việc nhìn vào đâu trước, nhìn vào đâu sau dòng chảy từ trên xuống dưới: thường được dùng trong poster phim.
> Bạn có thể Tìm hiểu thêm thông tin về đồ họa họa vector; trên trang để có thêm nhiều kiến thức bổ ích
Kết luận
Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về Bố cục trong Thiết Kế và những vấn đề xoay quanh chủ đề này. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn sẽ giúp có nhiều kiến thức mới và bổ ích. Nếu bài viết đã giúp bạn được điều gì đó hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Từ khóa » Bố Cục ảnh Photoshop
-
[Mách Nhỏ] 10 Bố Cục Chụp ảnh Sản Phẩm đơn Giản Nên Biết
-
[TUT] Bố Cục Ảnh - Tạo Hình Căn Bản - Crop Trong Photoshop
-
[PS] Bài 2: Bố Cục Cơ Bản Trong Thiết Kế
-
4 Bố Cục Chụp ảnh Mọi Nhiếp ảnh Gia Cần Biết - Color ME
-
Photoshop: Tỷ Lệ Vàng Cho Bố Cục ảnh Ppt - Tài Liệu Text - 123doc
-
HIỂU RÕ 4 BỐ CỤC CHỤP ẢNH CƠ BẢN CẤP TỐC
-
“Mách Nhỏ” 10 Bố Cục Chụp ảnh Sản Phẩm đơn Giản - SaDesign
-
Cách Làm Hiện đường Bố Cục 1/3 Khi Crop Hình
-
Cách Làm ảnh Thẻ Bằng Photoshop đơn Giản - Video Hướng Dẫn
-
4 Cách Dễ Dàng để Tùy Chỉnh Hình ảnh Trong Photoshop - DesignerVN
-
7 Bố Cục ảnh Kinh điển Học Từ ảnh Của Henri Cartier Bresson
-
Bố Cục ảnh Bằng Crop Trên Lightroom - Binh Minh Digital
-
Bố Cục ảnh Trong Photoshop - FunLand - OTOFUN
-
19 Kỹ Thuật Bố Cục Nhiếp ảnh Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp (Phần ...
-
Hướng Dẫn Cắt ảnh Chuyên Nghiệp, đúng Bố Cục
-
Photoshop Cc 2017: Bài 4 - Nguyên Lý Bố Cục Trong Thiết Kế - YouTube