HIỂU RÕ 4 BỐ CỤC CHỤP ẢNH CƠ BẢN CẤP TỐC

Ngoài hài hòa về ánh sáng, một bức ảnh đẹp còn cần phải đúng về bố cục.

BỐ CỤC TRONG NHIẾP ẢNH LÀ GÌ?

Có thể nói, bố cục ảnh không phải là thứ khó hiểu, đó là các cách bố trí những đối tượng xuất hiện trong ảnh sao cho hợp lý và đúng với ý tưởng của người chụp ảnh.

Đối với những bạn vừa bắt đầu “dấn thân” vào con đường chụp ảnh, việc căn chỉnh bố cục của ảnh khá mất thời gian. Ngoài ra, không ít người còn cho rằng chỉ cần giơ máy lên chụp một khoảnh khắc đẹp thì không cần chú ý đến bốc cục ảnh. Tuy nhiên, bạn cần hiểu được trước khi có bức ảnh đẹp thì phải có “ảnh đúng”.

Quy Tắc Một Phần Ba [1/3] Trong Chụp Ảnh: Ảnh Auto Đẹp
Cần hiểu lý thuyết song song với thực hành khi luyện tập chụp ảnh theo bố cục

 

Trước khi đạt được thành công, hầu như tất cả các nhiếp ảnh gia đều nắm thật kỹ lý thuyết và luyện tập nhiều nhất có thể với các bố cục khác nhau. Dần dần, những bố cục này trở thành phản xạ tự nhiên đối với họ. Vì vậy, những bức ảnh giá trị tưởng chừng như vô tình chụp được lại là kết quả của thời gian dài khổ luyện với bố cục ảnh.

Tưởng chừng như không đem lại tác dụng gì, nhưng một bức ảnh với bố cục chụp tốt sẽ hướng người xem đến vật thể trung tâm hoặc thông điệp người chụp muốn truyền tải thông qua bức ảnh.

Trái với bố cục chủ động sắp đặt tất cả mọi thứ để chụp ảnh layout, có nhiều bố cục còn tùy thuộc vào khả năng và trình độ của nhiếp ảnh gia. Theo đó, để được như ý muốn, nhiếp ảnh gia phải liên tục thay đổi góc chụp hoặc mất thời gian rất lâu để các yếu tố mong muốn xuất hiện đúng trong bố cục.

BỐN BỐ CỤC CHỤP ẢNH QUAN TRỌNG

Bố cục trung tâm

Đây là bố cục đơn giản và hầu như bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được dù là người mới bắt đầu chụp ảnh. Theo đó, bạn chỉ cần đặt đối tượng muốn chụp vào giữa khung hình và chụp.

Ưu điểm của loại bố cục này nằm ở chỗ nó sẽ tập trung toàn bộ chú ý của người xem vào một điểm duy nhất là trung tâm bức ảnh và chủ thể chính. Vì vậy, bố cục trung tâm thường được dùng để chụp ảnh chân dung cận.

3 mẹo bố cục trong chụp ảnh chân dung giúp bức ảnh của bạn trở nên hoàn hảo  - Trung tâm đào tạo MutilMedia của CreativeHouse
Bố cục trung tâm thường kết hợp cùng hiệu ứng bokeh để chụp ảnh chân dung

Dễ dàng như vậy nhưng loại bố cục này cũng có một số khuyết điểm cần lưu ý. Để có thể cho ra đời những bức ảnh đẹp với bố cục trung tâm là điều khá khó. Khi chụp ảnh, bạn sẽ không biết cần phải di chuyển tầm mắt như thế nào, ngoài ra, người xem ảnh cũng sẽ không nắm được hết những gì bạn muốn truyền tải.

Bố cục 1/3

Ngoài tên gọi phổ biến là bố cục ⅓, loại bố cục này còn được gọi là quy tắc chụp ảnh điểm vàng. Dựa vào phần lưới xuất hiện trên màn hình điện thoại hoặc máy ảnh, bức ảnh sẽ được chia làm 9 ô chữ nhật có kích thước bằng nhau với 3 phần dọc ngang. Vì vậy, nhờ 4 điểm giao nhau ở chính giữa bức ảnh, bạn sẽ nhận ra phần quan trọng nhất.

Quy Tắc Một Phần Ba [1/3] Trong Chụp Ảnh: Ảnh Auto Đẹp
Bố cục 1/3 là bố cục cơ bản mà bất kỳ người chụp ảnh nào cũng cần phải nắm

Bên cạnh bố cục trung tâm, bố cục 1/3 (quy tắc điểm vàng) là bố cục được sử dụng nhiều nhất. Theo đó, các yếu tố hay đối tượng của bức ảnh chỉ cần được người chụp đặt dọc theo các đường kẻ hoặc 1 trong 4 điểm giao của lưới.

Bố cục đối xứng

Nếu mong muốn tạo ra bức ảnh có sự bắt mắt, hài hòa và cân đối về mặt tổng thể, bạn có thể sử dụng bố cục đối xứng. Đây là bố cục có nhiều nét tương đồng với bố cục trung tâm. Tuy nhiên, cần thể hiện rõ sự đối xứng của hai bên vật thể. Đó là yếu tố quan trọng.

19 kỹ thuật bố cục ảnh từ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Bố cục đối xứng thường được sử dụng để chụp ảnh phong cảnh tại các khu vực có hồ nước

Thông thường, người chụp sẽ lựa chọn các mặt phản chiếu để chụp như: gương, mặt hồ… để tạo sự cân đối giữa các đối tượng. Ngoài ra, bố cục này không yêu cầu hai bên phải giống hoàn toàn, chỉ cần các vật thể cân bằng và hài hòa.

Bố cục đường chéo

“Cấp bậc” cuối cùng của việc tìm hiểu bố cục nhiếp ảnh dành cho người mới là bố cục đường chéo. Nhờ đường chéo trong ảnh, những vật thể sẽ có khả năng tạo ra chuyển động, tăng chiều sâu trong mắt người xem.

Thay vì đặt những góc máy trực diện hay góc máy tĩnh như bố cục trung tâm, bạn hoàn toàn có thể thay đổi hoặc di chuyển máy ảnh để tạo ra bố cục đường chéo. 

GoldenGateBridge 001

Tuy nhiên, cần hiểu rằng đây chỉ là 4 trong số vô vàn bố cục được các nhiếp ảnh gia sử dụng. 4 bố cục này sẽ thích hợp để thực hành luyện tập nâng cao tay nghề dành cho các bạn mới chụp ảnh. Dần dần, khi đã trở nên thành thạo các bố cục này, bạn sẽ có thể nâng cao tay nghề và tự rút ra được bố cục khác trong quá trình chụp ảnh.

Thông qua các lý thuyết về 4 loại bố cục chụp ảnh cơ bản, hy vọng bạn sẽ chụp được thêm nhiều bức ảnh đẹp. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm nhiều kiến thức khác về nhiếp ảnh tại trang web https://hoangphucphoto.com

Từ khóa » Bố Cục ảnh Photoshop