Hướng Dẫn Cắt ảnh Chuyên Nghiệp, đúng Bố Cục
Có thể bạn quan tâm
Mục lục nội dung
- 1. Sử dụng quy tắc 1/3
- 2. Cắt vào gần hơn
- 3. Chú ý đến màu sắc, ánh sáng tổng thể
- 4. Giữ độ phân giải cao
- 5. Đừng cắt đường chân trời
- 6. Sử dụng tỉ lệ có sẵn trong phần mềm
- 7. Thử một cách riêng của bạn
- Kết
Sau khi chụp ảnh, rất có thể bạn vẫn chưa ưng ý với bố cục của bức ảnh. Lúc này, bạn cần thực hiện thao tác cắt ảnh để có được bố cục đẹp nhất. Tại bài viết này, Thuthuatphanmem.vn sẽ đưa ra một số hướng dẫn để bạn cắt ảnh đúng cách và chuyên nghiệp.
1. Sử dụng quy tắc 1/3
Cách thông thường nhất để chia bố cục đẹp mắt cho một bức ảnh là thuận theo quy tắc 1/3. Về cơ bản, bạn hãy sử dụng một lưới các đường kẻ chia bức ảnh ra thành 3 phần, theo cả chiều dọc và chiều ngang. Lúc này, bạn xác định được 4 điểm giao nhau giữa các đường thẳng.
Hãy đặt chủ thể của bạn vào những điểm này, vì đó là điểm mà mắt người xem dễ chú ý nhất. Thông thường, trong ảnh chân dung, các nhiếp ảnh gia sẽ ưu tiên đặt đôi mắt của nhân vật vào giao điểm hoặc bám sát theo đường kẻ ngang bên trên.
Bạn có thể để ý thấy quy tắc 1/3 được sử dụng thường xuyên phim, TV series và nhiều bức ảnh nghệ thuật khác. Chủ thể thường xuất hiện ở 1/3 bên trái hoặc bên phải của khung hình. Trong ví dụ trên đây, đối tượng chiếm phía bên trái khung hình và phía còn lại được mở ra.
2. Cắt vào gần hơn
Khi tiến gần đến đối tượng của mình, bạn sẽ tạo ra cảm giác kịch tính hoặc gần gũi. Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật này để tập trung vào một người hoặc đối tượng cụ thể bạn muốn thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý về chất lượng của bức ảnh. Hãy luôn chụp ảnh với chất lượng thật cao (4K hoặc 5K), để rồi bạn có thể cắt ảnh thoải mái hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên cắt ảnh trực tiếp trên máy ảnh, thay vì sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh.
3. Chú ý đến màu sắc, ánh sáng tổng thể
Tiến đến gần hơn vẫn là phương pháp tốt, nhưng bạn nên biết khi nào cần dừng lại. Trong ví dụ này, hình ảnh gốc đã có được một khung hình đẹp, tạo ra hiệu ứng ấn tượng.
Nhưng nếu như cắt quá mức, như bức hình thứ 2, bạn sẽ đánh mất độ tương phản giữ chủ thể với với nền. Đồng thời chủ thể của bạn sẽ bị mất trọng tâm. Cắt ảnh đến gần hơn rất hiệu quả, nhưng bạn nên sử dụng nó một cách có chủ ý. Bạn cần phải chú ý đến ánh sáng, màu sắc và bố cục tổng thể.
4. Giữ độ phân giải cao
Bạn càng cắt nhiều thì càng mất nhiều pixel, đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh sẽ giảm đi. Vì vậy, như đã gợi ý bên trên, bạn nên chụp ảnh ở độ phân giải cao để có được thật nhiều pixel dư thừa cho chỉnh sửa ảnh.
Sau khi cắt xong ảnh, bạn có thể thay đổi kích thước sao cho phù hợp với mục đích bạn cần.
5. Đừng cắt đường chân trời
Bầu trời có thể chỉ là một khoảng trống và không có gì nhiều, nhưng nó giúp cho bức ảnh của bạn được mở rộng hơn trông thấy. Bỏ đi đường chân trời khỏi ảnh phong cảnh thường làm cho ảnh xấu hơn, có cảm giác tù túng.
Nếu không có đường chân trời, hình ảnh sẽ mất đi một số cảm giác về tỉ lệ và phối cảnh. Có thể bạn không muốn bầu trời can thiệp nhiều vào bức ảnh, nhưng hãy cố gắng cân bằng để giữ lại nó.
6. Sử dụng tỉ lệ có sẵn trong phần mềm
Khi cắt ảnh trong phần mềm chỉnh sửa, bạn có thể đảm bảo độ chính xác và nhất quán bằng cách sử dụng các tỉ lệ có sẵn. Phần mềm cho phép bạn chọn các tỷ lệ như 16:9, 4:3 hoặc 1:1.
Những tỉ lệ này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang cắt một bộ ảnh hoặc muốn in hình ảnh của mình. Chúng cũng giúp bạn chỉnh sửa hình ảnh cho các loại màn hình cụ thể, chẳng hạn như TV màn hình rộng.
Trong Photoshop, bạn bấm C để mở công cụ crop, sau đó chọn tỉ lệ ở mục Ratio trên thanh công cụ nằm ngang.
7. Thử một cách riêng của bạn
Đôi khi, các quy tắc hoàn toàn có thể phá vỡ. Nếu không muốn tuân theo quy tắc 1/3, tại sao bạn không đặt đối tượng ở giữa khung hình? Miễn là bạn có mục đích cho việc đó, miễn là bạn nói lên thông điệp của mình.
Trong bức hình dưới đây, tác giả muốn tập trung vào những bức đi tập tễnh của đứa trẻ, anh ta đã phá vỡ quy tắc 1/3 để làm được điều đó.
Kết
Cắt ảnh là một trong những thao tác hữu hiệu giúp bạn tìm được bố cục hoàn hảo nhất cho bức ảnh. Hi vọng với những mẹo nhỏ trên đây, bạn đã tự tin hơn vào “tay nghề” cắt ảnh của mình. Chúc bạn thành công!
Từ khóa » Bố Cục ảnh Photoshop
-
[Mách Nhỏ] 10 Bố Cục Chụp ảnh Sản Phẩm đơn Giản Nên Biết
-
[TUT] Bố Cục Ảnh - Tạo Hình Căn Bản - Crop Trong Photoshop
-
[PS] Bài 2: Bố Cục Cơ Bản Trong Thiết Kế
-
4 Bố Cục Chụp ảnh Mọi Nhiếp ảnh Gia Cần Biết - Color ME
-
Photoshop: Tỷ Lệ Vàng Cho Bố Cục ảnh Ppt - Tài Liệu Text - 123doc
-
HIỂU RÕ 4 BỐ CỤC CHỤP ẢNH CƠ BẢN CẤP TỐC
-
“Mách Nhỏ” 10 Bố Cục Chụp ảnh Sản Phẩm đơn Giản - SaDesign
-
Cách Làm Hiện đường Bố Cục 1/3 Khi Crop Hình
-
Cách Làm ảnh Thẻ Bằng Photoshop đơn Giản - Video Hướng Dẫn
-
4 Cách Dễ Dàng để Tùy Chỉnh Hình ảnh Trong Photoshop - DesignerVN
-
7 Bố Cục ảnh Kinh điển Học Từ ảnh Của Henri Cartier Bresson
-
Bố Cục ảnh Bằng Crop Trên Lightroom - Binh Minh Digital
-
Cách Sắp Xếp Bố Cục Trong Thiết Kế
-
Bố Cục ảnh Trong Photoshop - FunLand - OTOFUN
-
19 Kỹ Thuật Bố Cục Nhiếp ảnh Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp (Phần ...
-
Photoshop Cc 2017: Bài 4 - Nguyên Lý Bố Cục Trong Thiết Kế - YouTube